Động lực, đạo đức nghề nghiệp cán bộ nghiên cứu, chuyển giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 89 - 92)

Những năm trước đây, khi chưa thực hiện cơ chế tự chủ, nguồn kinh phí cho nghiên cứu và chuyển giao KHCN chủ yếu từ ngân sách Nhà nước cấp rất hạn hẹp, chỉ đủ để đảm bảo cho các hoạt động tối thiểu.Viện gặp rất nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, cán bộ nghiên cứu và chuyển giao KHCN phải làm việc rất vất vả. Để thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ các nhà khoa học phải thực hiện tất cả các công đoạn từ: chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất thử nghiệm, công nhận giống và đến sản phẩm cuối cùng mới giao lại cho công ty.

Lực lượng cán bộ nghiên cứu của Viện còn hạn chế cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ để tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến. Lực lượng cán bộ đối ngoại và thương mại hoá sản phẩm còn thiếu và hoạt động chưa thực sự mạnh mẽ, bắt kịp với thời buổi kinh tế thị trường.

Hơn nữa, do nhiều năm Viện/Cán bộ Viện hoạt động trong cơ chế bao cấp nên tư tưởng trông chờ và ỷ lại vẫn còn và sự chủ động, dũng cảm xé rào để tự làm chủ các công việc chưa mạnh, còn e dè, sợ trách nhiệm.

Cuối cùng là do tính đặc thù của Viện là Viện nghiên cứu về các loại cây lương thực và cây thực phẩm chủ yếu; vì vậy sản phẩm là loại hàng hóa thiết yếu, đối tượng giao dịch chủ yếu là nông dân, nên việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, giá trị sản phẩm không được cao. Hơn nữa, mối quan hệ giữa Viện với nông dân riêng lẻ rất khó khăn, không có gì đảm bảo khi ký hợp đồng nghiên cứu sản xuất với từng hộ gia đình nông dân.

* Động lực cho cán bộ nghiên cứu, chuyển giao :

(1)Chưa có sự đầu tư, ưu đãi đúng mức cho cán bộ KHCN:

Chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ cán bộ nghiên cứu , cán bộ chuyển giao hiện nay vẫn còn áp dụng theo phương thức chung đối với tất cả các loại cán bộ công chức Nhà nước, không có sự khác biệt giữa những người có trình độ học vấn cao như: Tiến sỹ, thạc sỹ với những người ở mức trình độ thấp hơn như: Đại học, cao đẳng, Trung cấp... và nặng nề về thời gian công tác. Mức thu nhập hiện tại không đáp ứng nhu cầu đời sống cho đa số cán bộ nghiên cứu, chuyển giao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự không thỏa mãn của cán bộ nghiên cứu, chuyển giao hiện nay. Vì vậy, đa phần cán bộ nghiên cứu, chuyển giao phải tham gia làm thêm các công việc khác nhằm tăng thu nhập, hạn chế chất lượng nghiên cứu, chuyển giao thuộc chuyên môn của họ. Điều này dẫn đến “chảy máu chất xám” đối với các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao nhiều năm qua.

Thực tế của Viện CLT – CTP trong thời gian qua đã có nhiều nhà khoa học được đào tạo tiến sỹ, đào tạo thạc sỹ ở nước ngoài đã chuyển ra làm việc cho các công ty/tổ chức nước ngoài với mức lương/thu nhập khá hấp dẫn. Nhiều cán bộ khoa học đang làm việc ở Viện nhưng vẫn tham gia làm thêm cho các tổ chức khác.

(2)Tuyển dụng và đào tạo: Một số quy định về tuyển dụng chưa phù hợp. Công tác tuyển dụng hiện nay trong các cơ quan nghiên cứu chủ yếu dựa vào kế hoạch và nhu cầu công việc. Sự hấp dẫn của các cơ quan nghiên cứu chưa cao, chưa thu hút được những cán bộ trẻ có lòng say mê, nhiệt huyết trong nghiên cứu, sáng tạo. Vì vậy chưa thu hút được nhiều đối tượng tham gia tuyển dụng. Công tác đào tạo cán bộ chưa đáp ứng mục tiêu, cán bộ sau khi được đào tạo không muốn trở lại làm việc ở cơ quan cũ vì không thỏa mãn về mức lương và

các chế độ đãi ngộ. Đây là vấn đề lớn về chất lượng cán bộ nghiên cứu, chuyển giao hiện nay.

(3) Môi trường làm việc: Trang thiết bị, quan hệ đồng nghiệp, phong cách lãnh đạo của thủ trưởng trong cơ quan là các yếu tố tạo nên môi trường làm việc của cán bộ nghiên cứu, chuyển giao.

Trang thiết bị có vai trò ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của cán bộ nghiên cứu , chuyển giao nhưng điều kiện làm việc không tác động nhiều đến động lực làm việc của cán bộ nghiên cứu, chuyển giao.

Quan hệ đồng nghiệp là một trong các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ nghiên cứu, chuyển giao. Đa số cán bộ đánh giá rằng quan hệ đồng nghiệp tốt sẽ mang lại cho họ động lực làm việc tốt hơn.

Phong cách lãnh đạo của thủ trưởng được đánh giá là có ảnh hưởng đến động lực của cán bộ nghiên cứu, chuyển giao. Môi trường làm việc ở các cơ quan bên ngoài Nhà nước ngày càng tạo ra sự cạnh tranh đối với cán bộ nghiên cứu, chuyển giao. Dòng chảy chất xám làm cho lĩnh vực khối nghiên cứu và khối nhà nước ngày càng không thu hút được những người có năng lực làm việc.

Giai đoạn 2011-2016, thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Viện đã phát huy đổi mới nhiều trong các lĩnh vực, đầu tư một phần kinh phí phục vụ cho công tác chuyên môn đồng thời cũng gắn kết được với các doanh nghiệp: Các công ty đồng hành cùng các nhà khoa học để cùng nhau thực hiện các công đoạn từ: chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất thử nghiệm, công nhận giống và đến sản phẩm cuối cùng , thậm chí các công ty đặt hàng sản phẩm với nhà khoa học.

Bảng 4.18. Đánh giá năng lực, chế độ tiền lương của Viện Cây lương thực và CTP

TT Nội dung Tổng SL Tốt Khá Trung bình Thấp (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Năng lực của các cán bộ nghiên cứu 40 15 37,5 18 45 5 12,5 2 5 2 Chế độ tiền lương, đãi ngộ đối với cán bộ nghiên cứu 40 0 0 10 25 15 37,5 15 37,5

Theo số liệu điều tra tại bảng 4.18 cho thấy, năng lực (trình độ chuyên môn, ngoại ngữ…) của các cán bộ nghiên cứu khoa học chỉ đạt tỷ lệ 45% mức khá, giai đoạn tới cần phải tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ngoại ngữ cho cán bộ nhiên cứu để đạt mức cao nhất đáp ứng nhu cầu nghiên cứu.

Chế độ tiền lương, đãi ngộ đối với cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ chỉ đạt ở mức độ trung bình, thấp vì vậy phải có chính sách về thu nhập, khen thưởng... thu hút đam mê, tâm huyết cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 89 - 92)