Cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí cho nghiên cứu, chuyển giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 75 - 89)

Đầu tư của Nhà nước cho nghiên cứu còn ít, chưa tới ngưỡng nên chất lượng các sản phẩm khoa học công nghệ đối với lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế. Theo báo cáo của chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội các Viện nghiên cứu NN Châu Á Thái Bình Dương (APAARI) tại Bangkok tháng 9/2015 thì Việt Nam đầu tư cho nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp là 0,2% GDP nông nghiệp, trong khi ở Braxin là 1,8% (2006), Trung Quốc là 0,5% (2007) và các nước Đông Nam Á khoảng 0,5-0,6%.

Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao TBKT và phát triển trong công nghệ nông còn dàn trải và chưa tương xứng với nhu cầu. Theo thông tấn xã Việt Nam, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) .Tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp hiện nay là 2,3% tổng đầu tư ngân sách vào nông nghiệp và 0.1%GDP. Tỷ lệ này quá thấp và do đó chưa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm khoa học công nghệ. So với đầu tư của các nước ASEAN vào KHCN nông nghiệp, Việt Nam chỉ bằng ¼ so vứi Philippines, Indonesia và 1/7 so với Malaysia.Tỷ lệ này là 1% GDP ở Úc; 1.3% GDP ở Canada; 0,7% GDP ở Mỹ tức là gấp hàng chục lần so với Việt Nam.

* Về nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao

- Nguồn ngân sách Nhà nước:

Các nhiệm vụ nghiên cứu của Viện được Nhà nước cấp kinh phí cho triển khai thực hiện. Tuy nhiên, lượng kinh phí ở các nhiệm vụ này có giới hạn. Các nhiệm vụ KHCN được giao gần như đã được hình thành mức giới hạn tối đa về kinh phí chỉ phụ thuộc vào từng cấp quản lý, như cấp cơ sở, cấp ngành, cấp quốc gia... Do vậy, các nhiệm vụ có qui mô lớn, yêu cầu về khoa học và công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm có tiêu chí cao, thậm chí phải thuê phân tích ở nước ngoài yêu cầu kinh phí lớn là không được phê duyệt. Điều này sẽ khó để tạo ra được sản phẩm có chất lượng khoa học và công nghệ cao. Kinh phí hàng năm nguồn vốn

ngân sách Nhà nước giao cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản; thu thập, duy trì, đánh giá các vật liệu phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây trồng; cho nghiên cứu về đất và phân bón; cho nghiên cứu dự tính, dự báo, phòng trừ dịch hại nói chung còn hạn chế.

Bảng 4.14. Đánh giá kinh phí nghiên cứu của Viện Cây lương thực và CTP

TT Nội dung Tổng Tốt Khá Trung bình Thấp SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện

40 1 2,5 15 37,5 22 55 2 5

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.14 ta thấy: Nguồn kinh phí cho công nghiên cứu khoa học công nghệ đạt mức trung bình là 55%, và mức tốt nhất chỉ đạt 2,5% điều này chứng tỏ nguồn kinh phí đầu tư cho công nghiên cứu khoa học công nghệ là rất thấp so với yêu cầu.

-Nguồn kinh phí phối hợp:

Mặc dù được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hàng năm song đơn vị phải tìm nguồn kinh phí phối hợp từ các địa phương, sản suất kinh doanh...

Là Viện nghiên cứu đóng vai trò nòng cốt trong công tác nghiên cứu và phát triển ngành Nông nghiệp của Việt Nam, và do tính đặc thù của ngành nghiên cứu dẫn tới công tác chuyển đổi hình thức hoạt động, cũng như huy động nguồn vốn ngoài ngân sách của Viện CLT-CTP thường gặp phải không ít những khó khăn. Do đó, mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể để phát triển các hoạt động kinh tế sự nghiệp, trong đó tiêu biểu là hoạt động sản xuất – kinh doanh và mua bán bản quyền tác giả, đóng góp khoảng 30% cho tổng thu của Viện, nhưng nguồn thu chủ yếu của Viện vẫn đến từ ngân sách Nhà nước dưới dạng đề tài - dự án nghĩa vụ, chiếm tỷ trọng trên 50% trong cơ cấu tổng nguồn thu của Viện hàng năm. Khi Đề án tự chủ tài chính của Viện được phê duyệt và Viện bước vào giai đoạn chuyển đổi theo Điều 4 Chương 1 về Những Quy định chung của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, mức thu từ nguồn ngân sách Nhà nước của Viện đã giảm xuống dưới 50%. Đây là một nỗ lực lớn của Viện, tạo xu hướng tích cực, phù

hợp với mô hình tự chủ một phần chi phí hoạt động mà Viện hướng tới, song tỷ lệ phụ thuộc ngân sách này vẫn ở mức tương đối cao (khoảng 40%).

Cũng có thể thấy được Viện đã chuyển đổi thành công từ một đơn vị do Nhà nước đảm bảo kinh phí hoàn toàn sang đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động của mình (tự chủ từ 10% - 100%). Tuy vậy, mức độ tự chủ tài chính vẫn chưa được xem là cao so với một số đơn vị KH&CN công lập khác.

Ví dụ: Cũng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ năm 2006, nhiều Đề án chuyển đổi của các đơn vị sự nghiệp KH&CN thuộc Sở Khoa học và Công nghệ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tiến trình thực hiện đề án của các đơn vị sự nghiệp được phê duyệt tới nay được đánh giá là tương đối tốt. Cụ thể là: Quyết định số 3154/QĐ- UBND ngày 13/9/2006 phê duyệt Đề án Chuyển đổi Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tiến độ tự trang trải kinh phí của đơn vị này: năm 2007 là 20%, năm 2008 là 50%, năm 2009 là 80%, từ năm 2010 là 100%; và Quyết định số 3153/2006/QĐ-UBND ngày 13/9/2006 phê duyệt Đề án Chuyển đổi Trung tâm Thông tin khoa học - công nghệ và Tin học theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trung tâm Thông tin khoa học - công nghệ và Tin học chuyên thực hiện các dịch vụ công về công tác thông tin khoa học và công nghệ, đào tạo tin học, và thực hiện các dịch vụ khác còn thiếu tính ổn định như: tư vấn đấu thầu, dịch vụ về an toàn bức xạ...là đơn vị đi đầu tại Hải Dương trong việc thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải 100% kinh phí hoạt động ngay từ khi mới thành lập tháng 7 năm 2010.

Đối với tình trạng tự chủ tài chính của Viện CLT-CTP như đã đánh giá trên, việc làm thế nào để có thể chuyển đổi thành công thành một Viện nghiên cứu tự chủ hoàn toàn, Viện cũng có những thuận lợi và khóa khăn nhất định: * Thuận lợi

Thực hiện tốt công tác tự chủ tài chính, các Viện sẽ có được nhiều những thuận lợi cả về mặt kinh tế lẫn về các giá trị tinh thần khác.

Trong Hội nghị Toàn Quốc về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập của Ủy Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội, diễn ra tại Hà Nội ngày 06 tháng 03 năm 2015, các Đại Biểu nhấn mạnh, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức KH&CN công lập là một chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá trong

hoạt động KH&CN, được nhiều cơ quan, ban, ngành, địa phương và các tổ chức KH&CN tích cực triển khai thực hiện. Đặc biệt, cơ chế tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập được xác định là một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của các tổ chức khoa học công nghệ công lập gắn kết hơn với điều kiện kinh tế thị trường, phát huy hơn vai trò trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Đánh giá riêng về công tác tài chính trong việc thực hiện cơ chế tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập, Bộ Tài chính cho biết Nghị định 115 được ban hành đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng về đổi mới tư duy quản lý đối với hoạt động của các tổ chức khoa học công nghệ công lập. Việc nguồn vốn chủ đạo cũ cấp từ Nhà nước được chuyển từ hình thức cấp vốn biên chế định kì sang cấp vốn dự án theo đơn đặt hàng, vốn phân bổ theo hình thức tuyển chọn, đấu thầu sẽ tạo động lực thúc đẩy sự chủ động nắm bắt thời cơ và chủ động nâng cao tiềm lực khoa học của các tổ chức KHCN công lập.

* Khó khăn

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, công tác thực hiện tự chủ- tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập vẫn còn gặp phải cơ số những khó khăn, vướng mắc.

Mặc dù tính đến nay, chưa có đơn vị hoạt động KHCN nào phải buộc thực hiện việc sáp nhập hoặc giải thể do hoạt động yếu kém hoặc không đảm bảo thực hiện lộ tình quy định theo Nghị Định 115, lí do phần lớn, theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, đến từ việc các cơ quan quản lý làm việc chưa thực sự mạnh tay và dứt khoát, do nhận thức và ý chí hành động từ người đứng đầu các các tổ chức KHCN đến lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương chưa đúng đắn, đầy đủ, thiếu quyết liệt, nghiêm túc trong triển khai.

Cụ thể hơn, theo Khoản 2 Điều 4 Chương 1 Nghị định số 115/2005/NĐ- CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH-CN công lập và Khoản 4 mục I Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT- BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, các tổ chức KH&CN công lập phải trình Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động trước ngày 30/09/2006 và thực hiện chuyển đổi chậm nhất tới tháng 12 năm 2009 nếu không sẽ phải thực hiện sáp nhập hoặc giải thể. Tuy vậy, ngày 20 tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1926/QĐ-TTg, quyết định tiếp tục cấp kinh phí hoạt động thường xuyên năm 2010 từ Ngân sách Nhà nước theo

phương thức và định mức như năm 2009 cho các tổ chức KHCN công lập chịu sự điều chỉnh của Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ, quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập.

Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ban hành ngày 20/9/2010 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH-CN công lập, và Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT/ BKHCN-BTC-BNV, sửa đổi bổ sung Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, các tổ chức KH&CN công lập buộc phải trình Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động trước ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 30/09/2012 thay vì ngày 30/09/2006, và thực hiện chuyển đổi chậm nhất đến hết ngày 31/12/2013 thay vì ngày 31/12/2009.

Tính đến thời điểm Hội nghị Toàn Quốc về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập của Ủy Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội ngày 06/03 năm 2015 vừa qua, một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa phê duyệt xong Đề án thực hiện tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập trực thuộc, thậm chí có địa phương chưa phê duyệt được Đề án nào như Hà Nội, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hà Nam, Khánh Hòa, Lai Châu,... Nhiều Bộ ngành còn chậm trễ trong ban hành, sửa đổi các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 115 nhất là về chế độ, định mức tài chính; cơ cấu bộ máy theo đặc thù tổ chức KHCN tự chủ… Đây là nguyên nhân khiến rất ít tổ chức KHCN được giao quyền tự chủ hoàn toàn, thực sự về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân lực và liên kết, hợp tác quốc tế, nhất là ở các địa phương.

Bên cạnh đó, trình độ, năng lực cán bộ ngành còn yếu kém, dẫn tới việc tiếp thu và chuyển giao các công nghệ mới còn hạn chế; số lượng cán bộ năng lực cao đang bị mai một dần, phần lớn do tuổi tác hoặc chảy máu chất xám…

Hiện nay, phần lớn nguồn kinh phí hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học của các tổ chức KHCN công lập vẫn đến từ Ngân sách Nhà nước, các nguồn huy động ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ và việc thực hiện thương mại – xã hội hóa các sản phẩm KHCN còn nhiều hạn chế.

Nhận định chung về tình hình thực hiện các quy định về tổ chức, biên chế, nhân lực trong cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công

lập theo Nghị định 115, Bộ Nội vụ đánh giá: Đến nay vẫn chưa có nhiều kết quả, các đơn vị chưa tự chủ được nguồn kinh phí bảo đảm tiền lương và kết quả nghiên cứu về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội; nhiều tổ chức khoa học và công nghệ công lập chậm chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ vì vẫn còn tư tưởng bao cấp, không muốn bị cắt giảm tiền lương và tiền chi hoạt động bộ máy từ nguồn ngân sách Nhà nước.

- Nguồn vốnHợp tác Quốc tế

Hợp tác quốc tế là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu đối với các cơ quan nghiên cứu, Viện luôn coi trọng và phát huy tốt các nhiệm vụ HTQT, đã góp phần tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực KHCN, tăng cường trang thiết bị, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu với các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của các tổ chức quốc tế. Bằng mọi hình thức hợp tác, Viện đã khuyến khích các đơn vị và cá nhân chủ động trong quan hệ hợp tác với các đối tác.

Viện đang triển khai thực hiện 14 nhiệm vụ với các đối tác, với tổng kinh phí khoảng 63.688AUD; 360.000 USD; 37.325 EU; 4 tỷ VNĐ.

Dự án HTQT theo nghị định thư: “Nghiên cứu và phát triển khả năng sử dụng rơm rạ làm nguồn nguyên liệu sản suất nhiên liệu sinh học”, được thực hiện từ năm 2013-2014, hợp tác với Vương Quốc Anh. Thông qua dự án, hơn 100 giống lúa của Việt Nam đã được phân tích di truyền và giải trình tự gen, xác định được nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lượng, có khả năng chuyển hóa đường cao từ rơm rạ. Trên cơ sở kết quả của dự án, Viện và phía đối tác đang xây dựng một dự án thực hiện cho giai đoạn 2 (2016-2020).

Dự án “Cải thiện liên kết thị trường và người sản xuất rau trái vụ vùng Tây Bắc Việt Nam”, nhằm xác định nhu cầu của thị trường về rau trái vụ và cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ các nhóm kỹ thuật phát triển rau trái vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Dự án hợp tác song phương “Tăng cường sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho bang Bennue, Cộng hòa liên bang Nigeria”, thực hiện trong giai đoạn 2013-2015, dự án đã thực hiện được một số nội dung về khảo sát chọn địa điểm triển khai, sửa chữa nhà ở cho các học viên Nigeria học tập tại Viện và đặc biệt là đã trang bị cho Viện 02 xe ô tô phục vụ vụ dự án và các hoạt động chung của Viện.

chuyên gia đến thăm, làm việc và hợp tác với Viện, các đoàn: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Cuba, Môzambic, Indonesia, Bangladesh... Viện đã có sự hợp tác chặt chẽ với IRRI trong việc trao đổi vật liệu trong chương trình INGER, nghiên cứu về tưới nước tiết kiệm trong sản xuất lúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (Trang 75 - 89)