Nội dung nghiên cứu phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 31)

2.1.5.1. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Để có thể đa ̣t được mu ̣c tiêu phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, Nhà nước cần có các chính sách nhằm hỗ trợ cho các đối tượng tiếp câ ̣n được BHYT. Trong đó, đă ̣c biê ̣t là nhóm người yếu thế như người nghèo, người câ ̣n nghèo. Nhà nước cần nâng mức hỗ trợ cho người cận nghèo, điều chỉnh mức đồng chi trả, đẩy mạnh nhiều hoạt động khác để tăng tỷ lệ tham gia BHYT cho người cận nghèo. Đối với người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để tăng tỷ lê ̣ tham gia bảo hiểm y tế cần tăng cường nhận thức của chủ sử dụng lao động về trách nhiệm thực thi pháp luật và trách nhiệm bảo vệ quyền được CSSK của người lao động. Đối với nhóm lao động khu vực phi chính thức hầu như chưa được hưởng những thành quả của chính sách bảo vệ trước những rủi ro về sức khỏe như BHYT, cần coi việc mở rộng bao phủ BHYT đến nhóm lao động phi chính thức là một vấn đề ưu tiên trong chính sách y tế. Quá trình này đòi hỏi một kế hoạch cụ thể về số lượng cần mở rộng hằng năm, nguồn tài chính hỗ trợ mức đóng và các điều kiện cần để thực hiện kế hoạch dựa trên đặc điểm lao động và cách thức quản lý đối tượng (Dương Văn Thắng, 2014).

2.1.5.2. Hoàn thiện thủ tục tham gia bảo hiểm y tế

Để các đối tượng có thể dễ dàng tham gia BHYT, ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho viê ̣c phát triển BHYT toàn dân thı̀ cần cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin nhất là việc lấy dữ liệu hộ gia đình làm trung tâm trong việc quản lý đóng, hưởng bảo hiểm y tế…tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị, doanh nghiệp và người dân tham gia. Từng bước cắt giảm thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa. Bên cạnh đó, cần tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy trình nghiệp vụ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt các thủ tục không cần thiết cho người hưởng, hướng tới sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa trong quản lý KCB, thống nhất trong giám định và thanh toán BHYT, góp phần minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan, nhất là nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT (Dương Văn Thắng, 2014).

2.1.5.3. Phát triển hệ thống đại lý bảo hiểm y tế

Đại lý thu là tổ chức được cơ quan Bảo hiểm xã hội ký Hợp đồng Đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gồm: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

đơn vị sự nghiệp; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức kinh tế (Chính Phủ, 2014).

Việc hình thành, mở rộng mạng lưới đại lý thu đã góp phần thúc đẩy công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT; trình tự, thủ tục tham gia và thụ hưởng chế độ đến các địa bàn dân cư. Từ đó, người dân dần được nâng cao nhận thức, thấy rõ lợi ích, trách nhiệm của việc tham gia BHYT và quyền được hưởng chính sách BHYT, góp phần tăng nhanh diện bao phủ BHYT đảm bảo an sinh xã hội (Trần Quang Lâm, 2016).

2.1.5.4. Phát triển hệ thống khám chữa bệnh

Sau khi tham gia BHYT, mong muốn của các đối tượng này là phải được hưởng các dịch vu ̣ y tế chất lươ ̣ng và chất lượng ngày càng cao khi đi KCB. Nếu chất lượng tốt sẽ củng cố niềm tin cho họ và chı́nh ho ̣ là những người tuyên truyền tốt nhất, hiê ̣u quả nhất cho viê ̣c phát triển BHYT. Ngược lại, nếu chất lượng dịch vụ y tế không tốt sẽ rất khó mở rô ̣ng được đối tượng tham gia. Do đó, để có thể phát triển BHYT toàn dân cần phải phát triển hê ̣ thống khám, chữa bê ̣nh, từng bước nâng cao chất lượng di ̣ch vu ̣ y tế để thu hút và mở rô ̣ng đối tươ ̣ng tham gia, từ đó tăng tỷ lê ̣ bao phủ BHYT toàn dân (Nguyễn Thị Bích Hường, 2014).

2.1.5.5. Quản lý quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ BHYT là quỹ tài chı́nh đô ̣c lâ ̣p, tâ ̣p trung nằm ngoài NSNN. Viê ̣c hı̀nh thành, tồn tại và phát triển quỹ BHYT luôn có mu ̣c đı́ch và chủ thể riêng:

Mu ̣c đı́ch hı̀nh thành và ta ̣o lâ ̣p quỹ BHYT là để đáp ứng nhu cầu chi phı́ KCB cho những người tham gia BHYT, có dự trữ, dự phòng và chi cho công tác quản lý. Chủ thể của quỹ BHYT là những người tham gia đóng góp để hı̀nh thành quỹ. Đối với quỹ BHYT bắt buộc, chủ thể đóng góp là người lao đô ̣ng, người sử dụng lao động và Nhà nước. Còn đối với quỹ BHYT tự nguyê ̣n chủ thể đóng góp chỉ có người tham gia và Nhà nước hỗ trợ, bảo trợ. Khi thực hiê ̣n BHYT toàn dân thì các chủ thể này là rất rô ̣ng và nguồn thu vào quỹ BHYT ngày càng lớn. Như vậy, nguồn thu của quỹ BHYT suy cho cùng là từ tất cả những người tham gia đóng góp và có sự hỗ trợ, bảo trợ của Nhà nước, cho dù đó là BHYT bắt buô ̣c, tự nguyện hay toàn dân (Trần Quang Lâm, 2016).

2.1.5.6. Kết quả phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

dựa trên các tiêu chí để phân tích tình hình phát triển. Từ đó đánh giá được đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch đề ra, so sánh hiệu quả để có thể nâng cao hiệu quả của năm tới.

Có thể dựa vào các tiêu chí đánh giá về mặt lượng như số người tham gia bảo hiểm y tế, số đại lý thu bảo hiểm y tế…Còn về mặt chất có thể đánh giá dựa vào các tiêu chí như: Sự hài lòng của người dân khi tham gia bảo hiểm y tế; Tỉ lệ phần trăm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. (Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Thao, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 31)