Chủ trương, chı́nh sách quy đi ̣nh của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 68 - 70)

Ngay sau khi Luật BHYT có hiệu lực để đảm bảo triển khai kịp thời, thống nhất trong phạm vi toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/01/2015 đã có công điện số 01/CĐ-TTg về triển khai thi hành Luật và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT. BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật kịp thời, đồng bộ và có hiệu lực cùng thời điểm với Luật BHYT. Tại huyện Lâm Thao, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện, giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng xã, thị trấn và UBND quận đã đưa chỉ tiêu bao phủ BHYT là một trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và có các giải pháp để huy động các nguồn lực thực hiện chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, BHXH huyện Lâm Thao đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Kế hoạch, lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2015-2020. Cùng với đó là quy định rõ trách nhiệm của BHXH huyện và các ban, ngành, đoàn thể có liên quan. Sau 4 năm thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn huyện đã tăng rõ rệt so với cùng kỳ, cơ bản đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, lộ trình đặt ra. Như vậy, có thể thấy, chủ trương thực hiện BHYT toàn dân luôn được Đảng ta khẳng định và phát triển qua các kỳ đại hội. Chủ trương của Đảng xuất phát từ nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHYT và BHYT toàn dân - con đường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tốt

nhất trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHYT, BHYT toàn dân ngày càng được Đảng nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn. Từ chủ trương phát triển bảo hiểm khám, chữa bệnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, BHYT ra đời, ngày càng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội xuyên suốt thời kỳ Đổi mới đất nước. Tuy nhiên, bên ca ̣nh những chủ trương đúng đắn của Đảng thı̀ viê ̣c thể chế hóa thành Luâ ̣t và văn bản thi hành Luâ ̣t BHYT vẫn còn một số tồn ta ̣i, ha ̣n chế có ảnh hưởng không nhỏ đến viê ̣c phát triển BHYT toàn dân. Qua tı̀m hiểu thực tế được biết, sau bốn năm thực hiện Luật BHYT, vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Các văn bản hướng dẫn còn thiếu đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật khác, tạo ra những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề: Phạm vi được hưởng BHYT, mức hưởng; tổ chức khám, chữa bệnh BHYT; phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT; quản lý và sử dụng quỹ BHYT; tổ chức và quản lý Nhà nước về BHYT…

Thực tế viê ̣c phát triển BHYT toàn dân trên đi ̣a bàn huyê ̣n Lâm Thao trong thời gian qua đã gă ̣p một số khó khăn theo quy đi ̣nh của Luâ ̣t BHYT năm 2015 như: Về quy định tham gia BHYT theo hộ gia đình, theo Khoản 5 Ðiều 12, Khoản 3 Ðiều 13, Khoản 6 Ðiều 15 thì tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình tham gia BHYT cùng một thời điểm theo phương thức thông qua đại diện hộ gia đình thì mới được phát thẻ BHYT (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Ðiều 12). Trong quá trình thực hiện phát sinh một số bất cập. Ðó là, khi một (hoặc một số thành viên) trong hộ gia đình không tham gia BHYT thì những thành viên còn lại dù muốn tham gia BHYT cũng sẽ không được tham gia.

Việc thực hiện bắt buộc đối với nhóm đối tượng là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng hưởng lương tại nước ngoài tham gia BHYT, người nước ngoài đang sinh sống và kết hôn với người Việt Nam rất khó thực hiện, khó quản lý, chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng. Theo Khoản 3 Ðiều 22 của Luật quy định người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh (KCB) không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng và với tỷ lệ tương ứng là 40%, 60%, 70%. Như vậy, chỉ khi người tham gia BHYT đi KCB không đúng tuyến tại các bệnh viện mới được hưởng quyền lợi BHYT. Nhưng trên thực tế, hệ thống các cơ sở KCB rất đa dạng, ngoài bệnh viện còn có các viện, các trung tâm y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện. Vì vậy, quy định này gây khó khăn trong triển khai và ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia BHYT. Ngoài ra, chính sách "thông tuyến" KCB góp phần tăng tiếp cận dịch vụ y tế, bảo đảm quyền lợi người tham gia BHYT, nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số… được KCB. Tuy nhiên một số người lợi dụng

"thông tuyến" để đi khám nhiều lần trong ngày, trong tháng tại nhiều cơ sở y tế. Có trường hợp bị phát hiện, phải trả lại tiền cho cơ quan BHXH; một số cơ sở KCB thu hút người bệnh nhằm lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT bị cơ quan BHXH thu hồi về quỹ…Thiết nghı̃, lộ trình tiến tới BHYT toàn dân và xây dựng nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển cho thấy còn một số khó khăn, vướng mắc. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật BHYT; nghiên cứu xây dựng quy chế chi trả từ nguồn quỹ BHYT cho hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu; xây dựng hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân, thẻ y tế thông minh, hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 68 - 70)