Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 31)

2.1.6.1. Chủ trương, chính sách quy định của Nhà nước

Đây là nhân tố chủ yếu và có tác đô ̣ng tổng hợp đến sự phát triển BHYT toàn dân. Bởi lẽ, chính sách BHYT là một chı́nh sách xã hội, nhưng la ̣i có quan hê ̣ chặt chẽ với các chı́nh sách kinh tế vı̃ mô và vi mô. Chı́nh sách này do Nhà nước ban hành và luôn được bổ sung, hoàn thiê ̣n cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế-xã hô ̣i của đất nước. Nội dung chı́nh sách la ̣i phải thể hiê ̣n rõ quan điểm, định hướng của Đảng cầm quyền, quá trình thực thi chı́nh sách la ̣i phụ thuộc rất lớn vào thể chế chính tri ̣ của quốc gia và mô hình tổ chức BHYT của quốc gia đó. Để có thể bao phủ BHYT toàn dân, chính sách BHYT quy đi ̣nh từng nhóm đối tượng tham gia, cụ thể có nhóm đối tượng phải tham gia BHYT bắt buộc, có nhóm đối tượng do Nhà nước mua BHYT cho họ (trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người hưởng ưu đãi xã hô ̣i…) và có nhóm đối tượng la ̣i do các doanh nghiê ̣p phải mua BHYT cho người lao đô ̣ng của mình…Chı́nh sách BHYT còn quy đi ̣nh rõ mức đóng góp và mức hưởng BHYT của từng đối tượng áp du ̣ng… điều này có tác đô ̣ng lớn đến phát triển BHYT toàn dân (Trần Quang Lâm, 2016).

2.1.6.2. Bộ máy tổ chức, quản lý bảo hiểm y tế

Bô ̣ máy tổ chức quản lý BHYT có vai trò hết sức quan tro ̣ng, nó quyết đi ̣nh sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHYT. Viê ̣c quản lý BHYT phải đảm bảo tính khoa học, tạo mo ̣i điều kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i để các đối tượng có thể dễ dàng tham gia BHYT. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý BHYT từ trung ương đến đi ̣a phương cần phải có sự thống nhất, phân cấp và đối với mỗi cấp phải có vai trò nhất định đối với công tác phát triển BHYT toàn dân. Bên ca ̣nh đó, để có thể phát triển BHYT toàn dân cần chú trọng nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với công viê ̣c và thái độ của cán bộ làm công tác BHYT đối với nhân dân (Phạm Thị Thu Hường, 2013).

2.1.6.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý bảo hiểm y tế

Bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ ngành bảo hiểm. Điều kiện làm việc và các trang thiết bị công tác của cán bộ làm công tác BHYT có ảnh hưởng lớn đến viê ̣c quản lý BHYT, phát triển BHYT toàn dân. Do đó trang thiết bi ̣, cơ sở vật chất phải ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tại cơ quan BHYT, mỗi cá nhân cần được trang bị máy vi tính, các thiết bị khác như bàn, ghế, thiết bị văn phòng… giúp cho việc giải quyết công việc ngày càng nhanh, gọn và có chất lượng cao. Ngoài ra, các điều kiện khác như: chế độ nghỉ lễ, tết, các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, môi trường làm việc lành mạnh, văn hóa cơ quan…cũng cần được quan tâm và nâng cao. Điều này giúp cho chất lượng công việc của các cán bộ ngành BHYT tốt hơn, từ đó đáp ứng được tốt hơn nữa công việc được giao, đồng thời giúp đa ̣t được mu ̣c tiêu phát triển BHYT toàn dân (Đặng Thị Kim Loan, 2009).

2.1.6.4. Năng lực của cán bộ quản lý bảo hiểm y tế

Muốn phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhân tố quyết định chính là con người. Để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, phải có một đội ngũ cán bộ am hiểu luật BHYT và có khả năng tuyên truyền tốt. Năng lực của cán bộ quản lý bảo hiểm y tế quyết định rất lớn tới hiệu quả làm việc. Bộ phận này cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng để có cái nhìn bao quát, từ đó mới có thể đưa ra những phương pháp làm việc hiệu quả nhất. Phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiê ̣p vu ̣, ngay từ khâu tuyển du ̣ng cần tuyển những cá nhân có năng lực, có lòng nhiê ̣t huyết với công viê ̣c (Trần Quang Lâm, 2016).

2.1.6.5. Ý thức và sự hiểu biết của người dân về bảo hiểm y tế

Để có thể phát triển BHYT toàn dân thı̀ cần nâng cao ý thức và sự hiểu biết cho người dân về BHYT. Quyết đi ̣nh tham gia và sử du ̣ng BHYT chi ̣u ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố nhâ ̣n thức, giáo du ̣c, văn hóa. Là mô ̣t chı́nh sách xã hô ̣i có liên quan đến người dân cho nên công tác tuyên truyền, phổ biến chı́nh sách pháp luâ ̣t về BHYT có tác động tı́ch cực đến nhận thức của tất cả các đối tượng tham gia. Công tác tuyên truyền phổ biến không chı̉ giúp các đối tượng tham gia thấy được những nội dung và vai trò quan tro ̣ng của BHYT mà còn bổ sung thêm các thông tin đầy đủ cho ho ̣, để họ vâ ̣n động gia đı̀nh, ba ̣n bè và cộng đồng tham gia BHYT từ đó thúc đẩy bao phủ BHYT toàn dân (Trần Quang Lâm, 2016).

2.1.6.6. Sự phối hợp của các bên liên quan trong phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Công tác phối hợp của các phòng, ban, ngành, đoàn thể các cấp với cơ quan BHXH đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/12/2012 của Bộ Chính Trị. Theo đó, quan điểm của Bộ Chính trị như sau: ”Thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân”. Bộ Chính trị đã nêu ra một trong những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong phát triển BHYT toàn dân đó là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội chưa chặt chẽ. Vì vậy, để phát triển BHYT toàn dân, ngoài cơ quan thực hiện chính là cơ quan Bảo hiểm xã hội thì đòi hỏi phải có sự vào cuộc, sự chung tay của các cơ quan, ban ngành đoàn thể khác. Các cơ quan, ban ngành đoàn thể có liên quan giống như những mắt xích quan trọng trên trục quay của BHXH. Việc phối hợp tốt, không chỉ làm tăng về số lượng người tham gia, tăng về diện bao phủ BHYT mà còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia BHYT. Ngược lại, sự phối hợp thiếu chặt chẽ, thiếu nhịp nhàng của một mắt xích vừa gây áp lực tới các mắt xích khác, lên cơ quan BHXH đồng thời làm cả hệ thống bộ máy phát triển BHYT toàn dân không thể vận hành trơn tru được (Nguyễn Thị Bích Hường, 2014).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN 2.2.1. Kinh nghiê ̣m của mô ̣t số quốc gia trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm tại Cộng hòa Liên bang Đức về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời về chính sách an sinh xã hội, và có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT toàn dân. Luật BHYT được ban hành đầu tiên tại Đức năm 1883 dưới thời thủ tướng Bismark. Theo đạo luật này, hệ thống BHYT ra đời với sự tham gia bắt buộc của cả người làm công ăn lương và giới chủ, nhằm bảo vệ người lao động đồng thời giảm thiểu chi phí bồi thường của giới chủ. Nhà nước giữ vai trò quản lý, giám sát, định hướng hoạt động BHYT theo luật định (Dương Huy Liệu, 2012).

Do có hệ thống luật pháp khá hoàn thiện nên BHYT ở Đức phát triển nhanh chóng. Nếu như những năm đầu tiên khi mới ban hành luật BHYT mới chỉ

tham gia BHYT và hiện nay là 100% dân số tham gia BHYT. Theo quy định, hai loại hình BHYT công và BHYT tư nhân đang tồn tại và phát triển. BHYT công là hình thức bảo hiểm mang tính chất nghĩa vụ bắt buộc, hoạt động theo nguyên tắc tương trợ cộng đồng, người giàu hỗ trợ tài chính cho người nghèo; người không có con hoặc có ít con hỗ trợ tài chính cho người có nhiều con. BHYT tư nhân là bảo hiểm thương mại, căn cứ vào rủi ro cá nhân. Vào năm 2006, có khoảng 87,5% dân số tham gia BHYT công, 12,5% dân số tham gia BHYT tư nhân. Những người làm công ăn lương, có mức lương thấp phải có BHYT công, phí bảo hiểm được giới hạn ở một mức giá định trước và chính phủ bồi hoàn chi phí cho họ. Những người có mức lương cao hơn tham gia BHYT công phải trả phí bảo hiểm dựa vào mức lương của họ; những người này có thể tham gia BHYT tư nhân (Dương Huy Liệu, 2012).

BHYT ở Đức không tổ chức thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương mà các quỹ BHYT được phân loại theo tiêu chí nghề nghệp-xã hội. Vai trò của nhà nước chỉ giới hạn trong việc lập pháp, giám sát và pháp lý. Trực thuộc Bộ y tế và Xã hội có Cục BHYT Liên bang tham mưu cho Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHYT (Dương Huy Liệu, 2012).

2.2.1.2. Kinh nghiệm tại Pháp về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Hệ thống BHYT của Pháp phát triển hơn 100 năm qua và vào tháng 6 năm 2000 đã được Tổ chức y tế thế giới (WHO) xếp loại hệ thống BHYT tốt nhất thế giới. Nó cho phép tất cả các công dân Pháp được tiếp cận với cách điều trị tiên tiến nhất (Dương Văn Thắng, 2014)

Chế độ BHYT tại Pháp có tính bắt buộc và độc quyền. Bắt buộc vì toàn dân và cả những người nước ngoài cư trú tại Pháp đều phải đóng góp vào vào hệ thống BHYT này, không có sự lựa chọn nào khác. Độc quyền vì mặc dù các công ty tư nhân đứng ra phụ trách việc thu, quản lý và phân phát lại quỹ BHYT nhưng họ hoạt động cho nhà nước và hoàn toàn không có sự cạnh tranh của các công ty khác. Về chi phí KCB thì quỹ sẽ chi từ 35-70%, chi phí thuốc men từ 15-100%, do đó hầu như mọi người vẫn phải mua thêm bảo hiểm sức khỏe ở ngoài để tất cả các chi phí KCB được hoàn lại 100%. Trong lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe thì có sự tự do cạnh tranh, các công ty bảo hiểm thỏa sức đưa ra các sản phẩm hấp dẫn để thu hút khách hàng (Dương Văn Thắng, 2014).

Trước đây, bệnh nhân đi khám bệnh phải trả tiền trước sau đó gửi giấy tờ về quỹ BHYT để được hoàn lại tiền. Tuy nhiên từ năm 1998, Chính phủ Pháp đã đưa vào sử dụng hệ thống thẻ khám bệnh (có số an sinh xã hội vào thông tin của người sở hữu thẻ) và trang bị cho các cơ sở y tế máy đọc thẻ. Từ đó, khi đưa vào máy đọc thẻ, các thông tin cần thiết và chi phí KCB sẽ được thanh toán trực tiếp giữa quỹ và cơ sở y tế, người dân không phải ứng tiền trước nữa. Tất cả mọi người đều có thẻ khám bệnh, trẻ em lên 16 tuổi thì có thẻ riêng, trước đó đăng ký trên thẻ của cha mẹ; người nước ngoài có giấy tờ cư trú tại Pháp từ 1 năm trở lên cũng có quyền yêu cầu được cấp thẻ này (Dương Văn Thắng, 2014).

2.2.1.3. Kinh nghiệm tại Hàn Quốc về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Từ tháng 12/1963 Luật BHYT có hiệu lực và bắt đầu được thực thi tại Hàn Quốc, đến tháng 12/1976 Luật BHYT đã được sửa đổi hoàn toàn, sau khi Luật BHYT được sửa đổi và áp dụng năm 1976, đối tượng tham gia BHYT được mở rộng nhanh chóng. Nếu như năm 1977 chỉ triển khai đến các công ty, hãng lớn có từ 500 công nhân trở lên, đến năm 1988 đã mở rộng đến các công ty nhỏ và bước đầu thí điểm đến những người lao động tự do. Đầu tiên thí điểm BHYT cho những người lao động tự do ở khu vực nông thôn, sau đó đến năm 1989 triển khai đến tất cả người lao động ở khu vực thành thị (Phạm Thu Huyền, 2017).

a. Cơ cấu tổ chức của cơ quan bảo hiểm y tế tại Hàn Quốc

Bắt đầu từ năm 2000, BHYT ở Hàn Quốc được cải cách, tập đoàn BHYT quốc gia Hàn Quốc (NHIC) được thành lập trên cơ sở sát nhập các quỹ BHYT. NHIC là cơ quan công, độc lập với Bộ Y tế và phúc lợi (MOHW). Cơ quan giám định BHYT (HIRA) được hình thành sau khi sát nhập các quỹ năm 2000, có nhiệm vụ xem xét các yêu cầu thanh toán, các chi phí BHYT và đánh giá sự thích hợp trong chăm sóc y tế. Người dân tham gia BHYT theo hình thức cá nhân và BHYT cho toàn dân (Phạm Thu Huyền, 2017.

b. Mức đóng (phí bảo hiểm y tế)

Đóng góp của các công nhân công nghiệp tương ứng với thu nhập, khoảng 4,5% năm 2005 (trong đó chủ sử dụng lao động đóng góp 50%, người lao động đóng 50%). Trong khi đó, đóng góp của người lao động tự do dựa trên tài sản và thu nhập của từng cá nhân (hoặc ước thu nhập), Chính phủ trợ cấp một phần đến người lao động tự do đã tham gia để dễ dàng mở rộng đối tượng tham gia. Do chính phủ trợ cấp theo đầu người mà không quan tâm đến thu nhập của từng cá

nhân nên nảy sinh các vấn đề về công bằng trong việc trợ cấp của Chính phủ vì không phải người lao động tự do nào cũng có thu nhập giống nhau, từ đó có những quan điểm đề nghị cân nhắc lại mục đích trợ cấp cho những người lao động tự do của Chính phủ (Phạm Thu Huyền, 2017).

c. Về quyền lợi

Vì ưu tiên chính sách mở rộng người tham gia BHYT nên mức phí thấp và quyền lợi không được mở rộng (tỷ lệ tiền túi mà người có thẻ phải tự trả cho các dịch vụ y tế cao). Bên cạnh đó còn có mạng lưới an toàn, miễn trừ cho một số trường hợp trần thanh toán cho bệnh nhân ngoại trú. Lúc này cơ quan BHYT Hàn Quốc đang phải lựa chọn giữa 2 hướng hoặc mở rộng quyền lợi BHYT cho một số lượng người dân nhất định với mức phí cao hoặc duy trì mức phí thấp để nhiều người tham gia, quyền lợi không được mở rộng nhưng thống nhất quyền lợi cho tất cả mọi người (Phạm Thu Huyền, 2017).

2.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

2.2.2.1. Kinh nghiệm tại Quận Kiến An, thành phố Hải Phòng về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Quận Kiến An, thành phố Hải Phòng xác định rõ công tác tuyên truyền là khâu đột phá trong việc phát triển đối tượng tham gia BHYT. Do vậy, nhận thức về chính sách BHYT của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Với chính sách đãi ngộ tốt đối với đại lý thu BHYT, việc phát triển đại lý thu trên địa bàn từng bước được các phường ủng hộ. Việc cán bộ phường được giao kiêm nhiệm thêm việc phát triển đối tượng đã được lãnh đạo UBND quận, phường phân công cụ thể, BHXH quận tổ chức đào tạo đại lý thu BHYT tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết sâu về chế độ chính sách BHYT. Năm 2016, cơ quan BHXH ký quy chế phối hợp với Bưu điện Quận, đây có thể coi là một kênh tuyên truyền và vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện hiệu quả cao (BHXH quận Kiến An, 2018).

Việc cải cách hành chính đối với thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình cũng được ngành BHXH đặc biệt quan tâm, người dân tham gia BHYT, sửa đổi thông tin trên thẻ, thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu hay thanh toán đều được giảm ít nhất 30% thời gian so với trước đây. Vì vậy, tỉ lệ tham gia BHYT toàn dân trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng đã tăng lên rõ rệt, từ tỷ lệ 64.26% năm 2014 đến năm 2017 đã đạt trên 80% (BHXH quận Kiến An, 2018).

2.2.2.2. Kinh nghiệm tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh coi việc nâng cao chất lượng KCB đây là khâu đặc biệt quan trọng để người dân thấy được ý nghĩa của việc tham gia BHYT. Chính vì vậy thị xã đã chỉ đạo BHXH phối hợp với các cơ sở KCB thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 31)