Các nhân tố thuộc về đối tượng thụ hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên

4.3.3. Các nhân tố thuộc về đối tượng thụ hưởng

a. Ý thức chấp hành pháp luật của đơn vi sử dụng NSNN

Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đơn vị sử dụng NSNN chưa cao. Trong xây dựng dự toán chi, luôn có khuynh hướng xây dựng cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, dẫn đến chất lượng dự toán thấp. Trong chấp hành dự toán,

luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong các chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả, từ đó dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trong sử dung NSNN. Nếu thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ từ đó giúp cho việc kiểm soát chi của KBNN được thuận lợi và nhanh chóng, tránh tình trạng phải trả lại hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát gây lãng phí thời gian và công sức.

Các đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực sự coi trọng nguyên tắc chi tiêu, tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên còn lớn và tương đối phổ biến, thể hiện rất rõ trong việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn, định mức chi tổ chức hội nghị, tiếp khách, công tác phí... vượt định mức quy định gây tốn kém cho ngân sách. Đặc biệt là việc lập hồ sơ, chứng từ không đồng bộ, thiếu tính pháp lý dẫn đến tình trạng chi tiêu lãng phí, chưa hiệu quả, ngoài ra vẫn còn tình trạng kê khai khống nội dung chi để hợp thức hoá chứng từ chi gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước. Việc quản lý ngân sách còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong xử lý các trường hợp vi phạm chính sách chế độ, quy chế chi tiêu của đơn vị còn thiếu hoặc có xây dựng nhưng chung chung mang tính hình thức không đảm bảo tính dân chủ cơ sở và nguyên tắc công khai tài chính đã quy định. Việc phân bổ dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện tốt, đôi khi chưa khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát đúng với yêu cầu chi thực tế, điều này thường xảy ra đối với đơn vị dự toán cấp I có các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, các đơn vị này thường có xu hướng muốn giữ lại một phần dự toán chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc để phục vụ cho các nhiệm vụ chung của ngành. Do việc phân bổ dự toán chưa sát với nhu cầu chi nên thường xảy ra tình trạng có mục thừa, có mục thì thiếu nên trong quá trình thực hiện phải đề nghị điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và công tác kiểm soát chi của cơ quan KBNN cùng cấp. Vẫn còn tình trạng ngân sách tỉnh chi hỗ trợ cho các đơn vị ngành dọc trên địa bàn sai với nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo Luật NSNN đã quy định như lực lượng quân đội, công an.

Kết quả khảo sát các cán bộ kho bạc trong quá trình KSC, 50% người được khảo sát nhận định, các đơn vị sử dụng kinh phí còn hạn chế, chưa chủ động trong hoàn thiện hồ sơ, chứng từ thanh toán, thường lập thiếu hồ sơ, lập

sai hồ sơ thanh toán, cá biệt 16,7% người được khảo sát cho biết các đơn vị sử dụng ngân sách còn rất hạn chế, không chủ động trong hoàn thiện hồ sơ và đổ lỗi do điều kiện khách quan.

Bảng 4.22. Kết quả đánh giá ý kiến của cán bộ kiểm soát chi về ý thức chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và tính chủ động của khách hàng

Nội dung Số lượng (n=12)

Tỷ lệ (%) Các đơn vị đã hoàn toàn chủ động về hồ sơ thanh

toán, chất lượng hồ sơ

1. Rất chủ động 4 33,3

2. Còn hạn chế 6 50,0

3. Rất hạn chế 2 16,7

Các đơn vị có chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN

1. Thường xuyên 5 41,7

2. Không thường xuyên 7 58,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Đánh giá việc chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi có 41,7% cho biết thường xuyên phát hiện các đơn vị sử dụng NSNN không chấp hành chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu NSNN. Hiện nay tại KBNN Quỳ Châu vẫn còn thiếu các biện pháp, chế tài xử lí đối với những vi phạm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN dẫn đến thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN thiếu trách nhiệm khi ra quyết định chuẩn chi, các khoản từ chối cấp phát của kho bạc đối với những khoản chi sai chế độ chỉ mang tính hình thức, vì đơn vị dễ dàng hợp thức hoá các khoản chi sai bằng những nội dung chi khác, bằng những chứng từ, hoá đơn khác phù hợp hơn. Do vậy, cần phải có chế tài đủ mạnh để làm cho đơn vị sử dụng NSNN thấy được trách nhiệm của mình trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách.

b.Thói quen sử dụng tiền mặt của các đơn vị sử dụng NSNN

Thói quen sử dụng tiền mặt của các đơn vị sử dụng NSNN còn cao nên việc tạm ứng tiền mặt về quỹ của đơn vị để tạm chi còn khá phổ biến điều này vừa vi phạm nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ vừa làm tăng các khoản chi phí liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt (chi phí in ấn, phát hành, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm).

Tình hình thanh toán trực tiếp từ cơ quan KBNN cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ của các đơn vị thụ hưởng NSNN vẫn chưa được cải thiện đáng kể nên vẫn chưa giảm được tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt tạo kẽ hở để đơn vị rút tiền mặt về quỹ để chi tiêu sai chế độ.

Bảng 4.23. Kết quả đánh giá ý kiến của khách hàng về tạm ứng chi ngân sách Nhà nước

Nội dung Số lượng (n=30) Tỷ lệ (%) Đơn vị có thường xuyên thực hiện tạm ứng chi

1. Thường xuyên 5 16,7

2. Không thường xuyên 25 83,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua khảo sát, 16,7% người thực hiện dự toán ngân sách thường xuyên tạm ứng ngân sách về tạm chi tại cơ quan, đơn vị. Chưa nắm vững về phương thức tạm ứng và thanh toán tạm ứng chi ngân sách qua kho bạc.

c. Trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở các đơn vị sử dụng ngân sách

Trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế.Kết quả khảo sát cho thấy, có đến gần 60% cán bộ Kho bạc được hỏi cho rằng kế toán các đơn vị thụ hưởng NSNN chưa đáp ứng yêu cầu công việc nhất là đối với cán bộ kế toán xã, phường và kế toán trường học. Cán bộ kế toán xã, phường thường yếu về nghiệp vụ lại thay đổi thường xuyên, cán bộ kế toán ở các đơn vị trường học thường do giáo viên làm kiêm nhiệm nên thiếu kiến thức chuyên môn về công tác kế toán.

Bảng 4.24. Kết quả đánh giá ý kiến của cán bộ kiểm soát chi về trình độ năng lực của kế toán các đơn vị, những hồ sơ khó kiểm soát

Nội dung Số lượng (n=12) Tỷ lệ (%) Trình độ, năng lực của đội ngũ kế toán

1. Đáp ứng yêu cầu 5 41,7

2. Chưa đáp ứng yêu cầu 7 58,3

Những khoản chi nào khó khiểm soát

1. Chi thanh toán cá nhân 0 0,0

2. Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định 9 75,0

3. Chi thanh toán hàng hóa, dịch vụ 1 8,3

4. Chi khác 2 16,7

Cụ thể, trong kiểm soát chấp hành dự toán ngân sách, người thực hiện dự toán ngân sách được khảo sát không nắm vững quy định tự kiểm soát chấp hành dự toán ngân sách thường xuyên tại đơn vị. Đây chính là nguyên nhân tại sao dự toán của các đơn vị đặc biệt là các đơn vị cấp phường (xã) có chất lượng rất thấp, thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ về quản lý chi tiêu NSNN của các cán bộ này là rất hạn chế. Do vậy, khả năng tham mưu cho thủ trưởng trong việc xây dựng các chế độ chi tiêu nội bộ cho phù hợp với chế độ do cơ quan chức năng ban hành là rất thấp và việc kiểm soát các khoản chi tại đơn vị cho đúng chế độ là rất khó khăn và kém hiệu quả.

Tổng kết lại, trong quá trình KSC trong giai đoạn 2015 - 2018 KBNN Quỳ Châu nhận thấy những đơn vị dự toán thường xuyên bị sai sót hồ sơ chứng từ thanh toán khi đem đến Kho bạc, hầu như diễn ra là kế toán ở các đơn vị như, trường mầm non, tiểu học, các đơn vị xã, phường. Những đơn vị này đội ngũ kế toán có trình độ và năng lực còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu công việc, nguyên nhân xuất phát từ việc những cán bộ làm công tác kế toán tại những đơn vị đó không học đúng chuyên ngành hoặc học hành chắp vá nên kiến thức về kế toán rất hạn chế, thêm nữa với ý thức và tác phong công việc kém nên nhận thức công tác kế toán chưa đúng mực, cập nhật các cơ chế, chính sách có liên quan đến chi tiêu ngân sách, đặc biệt là nguyên tắc, điều kiện chi NSNN qua KBNN, nguyên tắc lập, luân chuyển và sử dụng chứng từ, biểu mẫu trong thanh toán chi NSNN. Từ hạn chế về trình độ, năng lực của người thực hiện ngân sách yếu kém, nên khi khi chuẩn bị và hoàn tất chứng từ để mang nên kho bạc thanh toán lần nào cũng bị sai sót dẫn đến cán bộ kiểm soát chi rất mất thời gian và phải kiểm soát rất kỹ những hồ sơ của các đơn vị này. Đây chính là nguyên nhân tại sao dự toán của các đơn vị đặc biệt là các đơn vị cấp phường (xã) có chất lượng rất thấp, thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 88)