Khái quát tình hình cơ bản của huyện Quỳ Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 49)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1.Khái quát tình hình cơ bản của huyện Quỳ Châu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.Khái quát tình hình cơ bản của huyện Quỳ Châu

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý, địa hình

Quỳ Châu nằm ở vị trí trung tâm của vùng rừng núi tây bắc Nghệ An, cách TP Vinh 143 Km.Phủ Quỳ Châu được ra đời ngày 26 tháng 8 năm 1945, qua quá trình phát triển, thay đổi về cấp độ hành chính và địa dư. Tháng 5/2010 thị trấn Quỳ Châu được mở rộng địa giới và đổi tên thành thị trấn Tân Lạc (theo Nghị quyết số 24/NQ-CP, ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ).với tổng diện tích tự nhiên là 1.056,67 Km2, dân số 54.236 người trong đó người dân tộc Thái chiếm 80% dân tộc kinh; Hiện nay huyện có 1 thị trấn Tân Lạc (trước năm 12/5/2010 gọi là thị trấn Quỳ Châu) và 11 xã gồm: Châu Bình, Châu Bính, Châu Hạnh, Châu Hồn, Châu Hội, Châu Nga, Châu Phong, Châu Thắng, Châu Thuận, Châu Tiến, Diên Lãm. Có ranh giới được xác định như sau:

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An

- Phía bắc giáp với 2 huyện Như Xuân và Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa. - Phía động giáp với huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

- Phía tây giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

- Phía nam giáp huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An (UBND huyện Quỳ Châu, 2018)

Quỳ Châu là huyện có địa hình hiểm trở, nhiều núi cao bao bọc tạo nên những thung lũng nhỏ và hẹp trọng địa bàn các giới kiến tạo, đới nâng Pù Huống, phức nếp lõm sơng Hiếu nên địa hình có nhiều lượn sóng theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các khe suối đổ về sông Hiếu, sông Hiếu nằm giữa chạy từ Tây sang Đơng tạo thành những hình lịng máng. Địa hình có thể phân ra như sau:

Dạng địa hình thung lũng bằng phân bố rải rác các bãi bồi dọc theo tuyến các con sơng và một số khe suối, diện tích chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiện của huyện.

Dạng địa hình đồi: Diện tích khoảng 25% diện tích tự nhiên tồn huyện, phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 48 và nằm ở triền núi. Phần lớn là dạng đồi lượn sóng có độ cao 170m - 200m.

Dạng địa hình núi chiếm khoảng 74% diện tích tựu nhiên tồn huyện, trong đó khoảng 57% là núi thấp từ 170m - 1000m, còn lại là núi cao trên 1000m.

Nhìn chung, địa hình Quỳ Châu chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn. Các dịng sơng hẹp và dốc gây khó khăn cho việc phát triển vận tải đường sông và hạn chế khả năng điều hòa nguồn nước mặt trong các mùa phục vụ cho canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống sơng ngịi có độ dốc lớn, vơi nhiều thác nhỏ là tiềm năng rất lớn cần được khai thác để phát triển thủy điện.

Huyện Quỳ Châu có Quốc lộ 48 chạy qua nối liền các khu trung tâm kinh tế của các trung tâm kinh tế Thị xã Thái Hòa - Quỳ Hợp – Quế Phong. Huyện Quỳ Châu có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời. Thiên nhiên đã ban tặng cho Quỳ Châu nhiều danh lam, thắng cảnh hùng vĩ và hữu tình như: rừng rậm, sơng sâu, thác lớn, hang động có nhiều thạch nhũ đẹp; cùng với mạng lưới sông, suối đan xen dày đặc, tưới mát cho những thung lũng phù sa màu mỡ. Chính trên mảnh đất này, hơn hai mươi vạn năm trước, những “người khôn ngoan” (homosapiens) đầu tiên, biết chế tạo công cụ lao động đã cư ngụ ở đây - “Người Thăm Ồm”. Kết quả khảo sát hệ thống hang động nằm trong các dãy núi đá vôi thuộc vùng Thượng Pu Pai và Hạ Pu Pai của khoa học khảo cổ đã phát hiện nhiều

dấu tích của “các thế hệ con cháu người Thăm Ồm” từ thời Tiền sử cho đến khi bước vào xã hội văn minh. Sự phong phú, đa dạng của các nguồn thức ăn từ rừng xanh đại ngàn, từ sông và khe suối, cộng với sự phì nhiêu của đất đai trong các thung lũng đã cuốn hút con người từ nhiều nơi quy tụ về đây dựng bản lập mường, xây dựng cuộc sống thuận hòa và thịnh đạt từ bao đời nay.

Mảnh đất Quỳ Châu cịn nổi tiếng bởi những di tích danh thắng và những lễ hội mùa xuân như: Thăm ồm, Tôn Thạt, Thăm Chạng, lễ tế thần ở đền Chiềng Ngam, lễ hội Hang Bua, lễ hội hang Có Ngụn và leo núi Phá Xăng, những làng Thái cổ…. Tất cả đã góp phần làm cho Quỳ Châu ngày càng trở nên hấp dẫn hơn và thu hút được sự quan tâm của nhiều người.

- Nhân dân Quỳ Châu có truyền thống yêu nước nồng nàn, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở thế kỷ XV, Quỳ Châu là một trong những địa bàn hoạt động quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, mảnh đất Quỳ Châu lại chứng kiến những trận chiến đấu oanh liệt của các nghĩa sỹ yêu nước chống thực dân pháp. Gương hy sinh anh dũng của Đốc binh Lang Văn Thiết mãi mãi là niềm kiêu hãnh và tự hào của các thế hệ người dân Quỳ Châu. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Quỳ Châu đã có những đóng góp to lớn về sức người, sức của cho sự nghiêp đãu tranh giải phóng quê hương, đất nước (UBND huyện Quỳ Châu, 2018).

b. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Quỳ Châu mang đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa nắng nóng, mùa lạnh và ẩm.

- Chế độ nhiệt: Các yếu tố khí hậu trung bình hàng năm cho thấy: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ khơng khí trung bình là 21 - 23oC, nhiệt độ cao nhất 41oC, nhiệt độ thấp nhất là 5C. Tổng số giờ nắng 581,5 giờ, tổng tích ơn 3.586,50oC. Từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình là 26,60oC, nhiệt độ cao nhất 41,30oC, thấp nhất 10,60oC. Tổng số giờ nắng 1.002,6 giờ, tổng tích ơn 4.902,590oC.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 800 - 1000mm/năm, chia thành hai mùa rõ rệt:

+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa 212,7mm chỉ chiếm 12 - 15% lượng mưa cả năm.

90% lượng mưa cả năm, tháng có mưa nhiều nhất là tháng 8 - 9, lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.

- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí có sự chênh lệch giữa các tiểu vùng theo mùa. Độ ẩm khơng khí trung bình năm giao động từ 85 - 90%. Chênh lệch độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất, tháng cao nhất khơng cao từ 2-5%, vùng có độ ẩm cao nhất là phái Bắc, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phái Tây. Lượng bốc hơi bình quân hàng năm từ 300 - 400mm.

- Chế độ gió: Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng một phần gió Tây Nam từ tháng tư đến tháng 8, gây khơ nóng một số vùng trong huyện. Là huyện có tốc độ gió thấp nhất so với các huyện trong tỉnh, ít bị ảnh hưởng của bão mà chỉ có lốc xốy cục bộ.

* Thủy văn và nguồn nước:

Quỳ Châu có mạng lưới sơng suối với mật độ 5-7km/km2. Các sông suối lớn nhỏ đều có nguồn nước dồi dào, thế năng lớn, đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh. Hai con sơng chính chảy qua huyện đó là sơng Hiếu và sơng Hạt. Ngồi ra cịn có hàng chục con sông nhỏ, khe suối trong mạng lưới nhánh của sông Hiếu như Nậm Cướm, Nậm Can, Nậm Chai … tạo thành hệ thống cấp nước tự nhiên cho sản xuất và sinh hoạt dân cư.

Quỳ Châu có lượng mưa hàng năm khá lớn khoảng 1,7 tỷ m3. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm, đồng thời mưa lơn tập trung cùng với địa hình dốc, thảm thực vật che phủ bị giảm nên thường gây lũ lụt, khả năng điều tiết nước bị hạn chế nên một số vùng có thời gian cịn thiếu nước sinh hoạt, khơ hạn. Nhìn chung Quỳ Châu có nguồn nước mặt khá lớn, đảm bảo khả năng khai thác cân đối theo yêu cầu sản xuất và đời sống. Hiện tượng ngập lụt hàng năm chỉ có thể hạn chế khắc phục được bằng các biện pháp thủy lợi, bảo vệ khoanh nuôi và trồng rừng (UBND Huyện Quỳ Châu, 2018).

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a. Dân số, lao động

Huyện Quỳ Châu có nguồn lao động khá dồi dào, với 23,5 nghìn người ở độ tuổi lao động (chiếm 46%) có thể đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ. Tài nguyên khống sản q hiếm (đá q, vàng, quặng) và ngn vật liệu xây dựng nhiều như: Đá vôi, đá trắng, cát, sỏi, sét,... đủ khả năng đáp ứng nhu cầu, tiềm năng đẻ phát triển lâm nghiệp do có diện tích rừng lớn. Đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân được nâng cao. Giao thông ngày càng thuận tiện, đảm bảo sự giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng trong huyện.

b. Tình hình phát triển kinh tế

Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2018 của huyện Quỳ Châu là 8,5 triệu đồng.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt bình quân hàng năm 16%, trong đó nơng lâm nghiệp nhịp độ tăng bình qn 6,6%; cơng nghiệp xây dựng nhịp độ tăng bình quân 27,25%; thương mại dịch vụ nhịp độ bình qn 18,8%.

* Nơng, lâm nghiệp:

- Nông nghiệp tăng trưởng khá. Đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây con, mùa vụ; đầu tư thâm canh tăng vụ, đưa các giống cây lúa lai, ngơ lai và các giống có năng suất cao vào sản xuất nên năng suất các loại cây trồng tăng. Tổng sản lượng lương thực năm 2018 đạt 22.190 tấn. Bình quân lương thực đầu người 400 kg/năm.

Đã hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ các nhà máy chế biến. Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế trang trại, đến nay đã có 222 trang trại đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, góp phần giải quyết việc làm cho 648 lao động.

- Chăn nuôi, thú y, cơng tác phịng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chú trọng nên tổng đàn phát triển tương đối ổn định. Tổng đàn trâu, bò 27940 con đàn lợn 25.000 con, đàn gia cầm 265.900 con.

- Công tác khuyến nơng - khuyến ngư đã có nhiều cố gắng, góp phần thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Diện tích ni trơng thuỷ sản được mở rộng, sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm tăng khá.

- Lâm nghiệp có bước tăng trưởng khá, cơng tác khoanh nuôi bảo vệ rừng được chú trọng, trồng mới 5.758,1ha rừng tập trung; 625.000 cây phân tán; khoanh nuôi, tu bổ 65.067ha, độ che phủ của rừng đạt 74% (UBND Huyện Quỳ Châu, 2018).

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Giá trị sản xuất Cơng nghiệp, xây dựng tăng bình qn 18,8%/năm, một số sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường và tiêu thụ tốt như Gạch nung và đá xây dựng các loại.

- Tiểu thủ công nghiệp bước đầu đã có nhiều khởi sắc. Các cơ sở sản xuất Tiểu thủ Công nghiệp, ngành nghề truyền thống đã có chiều hướng phát triển cả

về số lượng và chất lượng. Xây dựng và được công nhận 2 làng nghề (Dệt thổ cẩm ở Hoa Tiến và hương trầm ở Khối 2 thị trấn Quỳ Châu), 3 làng có nghề: Khối 1, khối 3 và khối Hạnh Khai Thị trấn Tân lạc, huyện Quỳ Châu.

- Cơ sở hạ tầng được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng như giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt và hệ thống trường, trạm: Đến nay 8/12 xã có điện lưới Quốc gia; 12/12 xã có điện thoại; Các tuyến đường theo mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khoá XXIII đã hồn thành, 12/12 xã ơ tơ vào tận trung tâm xã và bản, 12/12 xã có trụ sở làm việc, hệ thống trường trạm cơ bản được kiên cố hoá. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội gần 450 tỷ đồng.

* Tài chính, thương mại, dịch vụ:

- Thu ngân sách hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Tỉnh, HĐND giao bình quân 20%/năm. Chi ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên của các đơn vị.

- Hoạt động ngân hàng nơng nghiệp, ngân hàng chính sách và kho bạc nhà nước cơ bản đáp ứng nhu cầu cho vay vốn phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

- Thương mại dịch vụ: Cung ứng kịp thời vật tư, hàng hoá đảm bảo các yêu cầu thiết yếu cho sản xuất, đời sống nhân dân, sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú, ngành nghề dịch vụ được khuyến khích phát triển. Chợ thị trấn, các thị tứ và chợ nông thôn đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp, từng bước đáp ứng cho việc giao lưu trao đổi hàng hố, nơng sản thực phẩm của nhân dân. Tổng doanh thu ngành thương mại, dịch vụ năm 2018 đạt 156 tỷ đồng (UBND Huyện Quỳ Châu, 2018).

Để phát triển kinh tế, khai thác hết thế mạnh của mỗi vùng, Quỳ Châu đã chia thành bốn vùng sinh thái kinh tế:

Gồm có các xã Châu Thuận, Châu Bính, Châu Tiến, Châu Thắng (vùng trên). Đây là vùng trọng điểm lúa của huyện, chiếm 50% diện tích và sản lượng lúa toàn huyện. Vùng này tập trung thâm canh tăng vụ áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nhằm ổn định nguồn lương thực tại chỗ, làm “bàn đạp” phát triển kinh tế rừng. Du lịch mạo hiểm (thám hiểm các hang động) và du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và cung cấp hàng thổ cẩm.

Vùng trung tâm gồm thị trấn và Xã Châu Hạnh. Đây là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp vừa và

nhỏ, các loại dịch vụ thương mại. Phát triển nghề truyền thống làm hương trầm, các dịch vụ chế biến nông lâm sản, buôn bán hàng dịch vụ tổng hợp giải quyết đầu vào, đầu ra cho bà con các vùng sâu vùng xa.

Vùng dưới gồm các xã Châu Bình, Châu Nga, Châu Hội. Quỹ đất lớn, nhân dân phát triển kinh tế theo mơ hình trang trại. Chỉ tính riêng xã Châu Bình đã có 172 trang trại VACR, thậm chí có nhiều gia đình trồng từ 30 đến 50 ha rừng. Khai hoang mở rộng diện tích mía nguyên liệu cho nhá máy đường Nghệ An Taste &Lyle. Đến năm 2004, vùng dưới đã có 1.000 ha mía cung cấp cho nhà máy. Ngồi ra nhân dân vùng 3 cịn mở rộng khai thác khoáng sản như: ru bi, bau xít, đá trắng…

Vùng trong, bao gồm các xã Châu Phong, Châu Hồn, Diên Lãm. Vùng này có trên 1 vạn dân sinh sống, diện tích 36 nghìn ha, 100% là đồng bào dân tộc Thái. Đây là vùng xa, những địa phương khó khăn nhất của huyện. Diện tích đất nơng nghiệp chiếm 1,5 – 2% diện tích tự nhiên (UBND Huyện Quỳ Châu, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 49)