Các nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên

4.3.1. Các nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách

a. Cơ chế chính sách về kiểm soát chi NSNN

Cơ chế chính sách liên quan đến NSNN và kiểm soát chi NSNN còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế. Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chi thường xuyên còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau, nội dung quy định chưa cụ thể, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chưa bao quát hết các nội dung nên còn khe hở để các đơn vị sử dụng NSNN có cơ hội lợi dụng.

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm. Sau khi luật được ban hành phải chờ khá lâu nghị định, thông tư hướng dẫn. Với những văn bản đòi hỏi phải có hướng dẫn của địa phương thì được thực hiện chậm hơn rất nhiều, đặc biệt nội dung hướng dẫn của địa phương có lúc còn trái với quy định của cấp trên làm cho Kho bạc gặp nhiều lúng túng trong thực hiện.

Bên cạnh đó, chưa có quy định rõ ràng trong việc quy trách nhiệm cho thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan tài chính. Việc yêu cầu các đơn vị lập dự toán theo quý và đăng ký nhu cầu chi theo quý là không phù hợp với các đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu chi theo tính thời vụ hoặc đột xuất.

b. Về định mức chi tiêu của Nhà nước

Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu trong thời gian qua đã được các cơ quan chức năng nghiên cứu bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn, định mức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, thiếu căn cứ để đơn vị sử dụng NSNN xây dựng dự toán, không đủ cơ sở để kho bạc kiểm soát chi và khó khăn cho các cơ quan thanh tra, kiểm toán xác định tính đúng đắn của các khoản chi.

Định mức, phạm vi trang bị cho các đối tượng sử dụng tài sản, trang thiết bị trong một số văn bản chưa rõ ràng. Việc định mức trang thiết bị và dụng cụ văn phòng đối với các cơ quan hành chính chưa đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác chuyên môn và chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các định mức, chế về giá còn cứng nhắc, chưa phù hợp với biến động của thị trường và tình hình phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 81 - 82)