Đánh giá phương thức kiếm soát chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà

4.2.3. Đánh giá phương thức kiếm soát chi

4.2.3.1. Phương thức kiểm soát chi thanh toán cá nhân

Đối với các khoản chi đóng góp cho cá nhân như trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đây là khoản chi có tính chất bắt buộc và cố định theo bậc lương cơ bản, hệ số phụ cấp và hệ số phụ cấp chức vụ ổn định thu nhập. KBNN huyện Quỳ Châu thực hiện kiểm soát căn cứ vào bảng đăng ký biên chế quỹ lương của đơn vị sau đó thực hiện chi bằng chuyển khoản trực tiếp cho các cơ quan bảo hiểm xã hội, liên đoàn lao động các cấp, không thực hiện chi bằng tiền mặt.

Đối với các khoản thu nhập tăng thêm, đây là khoản chi cho các đơn vị, cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Khoản chi này do đơn vị quyết định tổng mức chi trả thu nhập tăng thêm trong năm cho cán bộ, nhưng tối đa không quá một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định.

KBNN huyện Quỳ Châu căn cứ vào tổng mức chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý do các đơn vị xác định và giấy rút dự toán NSNN (tạm ứng) để tạm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ về kinh phí. Mức tạm ứng hàng quý tối đa không quá 60% kinh phí tiết kiệm được do đơn vị xác định.

Kết thúc năm ngân sách, sau khi quyết toán năm các đơn vị xác định chính xác số chênh lệch thu lớn hơn chi, hoặc phần kinh phí tiết kiệm được trong năm, căn cứ vào đề nghị thanh toán tạm ứng (phần tạm ứng chi thu nhập tăng thêm)

của đơn vị, KBNN huyện Quỳ Châu làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị và thu hồi phần kinh phí đã tạm ứng. Nếu đơn vị đã tạm ứng vượt quá số chênh lệch thu lớn hơn chi, KBNN huyện Quỳ Châu cho chuyển

tạm ứng sang năm sau để thực hiện thu hồi bằng cách giảm trừ vào số chi thu nhập tăng thêm năm sau của đơn vị.

Thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt theo Quyết định số 291/2006/ QĐ- TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, KBNN đã và đang triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong nội bộ hệ thống. KBNN huyện Quỳ Châu đã thực hiện chi trả lương cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN trên địa bàn qua qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, đối với hình thức chi trả lương qua thẻ ATM cho cán bộ công chức thuộc các đơn vị sử dụng ngân sách vẫn còn nhiều hạn chế bởi nhận thức và thói quen của cán bộ công chức, sự đáp ứng chưa kịp thời và tạo thuận lợi của hệ thống Ngân hàng dẫn đến vẫn chưa thực hiện 100% đổ lương qua tài khoản. Kết quả thể hiện qua bảng 4.16.

Bảng 4.16. Kết quả thanh toán cá nhân qua tài khoản

STT Khối Ngân sách Số đơn vị hưởng lương NSNN Số đơn vị đã thưc hiện Số đơn vị chưa thực hiện Tỷ lệ % thực hiện 1 Ngân sách TW 3,61 2,87 4 79,4 2 Ngân sách Tỉnh 4,35 4,35 - 100,0 3 Ngân sách thành phố 14,81 13,61 6 91,8 4 Ngân sách xã phường 1,94 1,57 2 80,9

Nguồn: KBNN Quỳ Châu (2018)

Hiện nay tại KBNN huyện Quỳ Châu đã mở tài khoản tại các Ngân hàng thương mại, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị ở vùng xa trung tâm huyện chưa thực hiện được do phía ngân hàng chưa bố trí được địa điểm đặt hệ thống rút tiền. Nên các đơn vị vẫn rút tiền mặt về chi trả lương cho cán bộ, công chức viên chức. Vì vậy cứ đầu tháng các đơn vị sử dụng ngân sách ồ ạt đến Kho bạc rút lương làm cho cán bộ KSC bị quá tải trong trong công việc, chất lượng kiểm soát chi sẽ không đạt hiệu quả.

Thông qua kiểm soát, về cơ bản các đơn vị sử dụng NSNN đã thực hiện khá đầy đủ về chế độ tiền lương cho cán bộ, viên chức, không xảy ra các sai phạm nghiêm trọng nhưng còn tồn tại một số sai sót như số tiền bằng chữ và bằng số trên chứng từ không khớp nhau hay ghi không đầy đủ các chỉ tiêu trên chứng từ thanh toán. Những sai sót này đều được kế toán KBNN phát hiện và hướng dẫn đơn vị hoàn thiện đầy đủ. Còn có những sai sót như trên là do hạn chế về trình độ và nhận thức của kế toán các đơn vị sử dụng NSNN.

Trong những năm qua KBNN huyện Quỳ Châu đã hạn chế các đơn vị sử dụng ngân sách tạm ứng ngân sách về chi hội nghị, tiếp khách hoặc mua hàng hóa, văn phòng phẩm phục vụ chuyên môn, trước đây khi chưa quy định chặt chẽ nên các đơn vị tạm ứng tràn lan về chi trước sau đó mới hoàn thiện hồ sơ đến kho bạc làm thủ tục thanh toán nên khối lượng công việc bị đẩy lên rất nhiều và trong quá trình đôn đốc các đơn vị thanh toán tạm ứng, có những đơn vị không tích cực thanh toán mà để dồn vào cuối năm dẫn đến vào những tháng cuối năm công việc tại kho bạc bị dồn ứ, cán bộ KSC phải làm thêm giờ để giải quyết hết được công việc.

Ngoài ra, đối với các khoản làm đêm, làm thêm giờ hiện chưa có quy định cụ thể về việc phải thể hiện được lũy kế số giờ làm thêm kèm hồ sơ, chứng từ liên quan nên KBNN chưa có căn cứ để kiểm soát số giờ vượt quá quỹ 200 giờ làm thêm một năm của mỗi cán bộ.

4.2.3.2. Đánh giá phương thức kiểm soát các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ

Khi có phát sinh các khoản chi này KBNN huyện Quỳ Châu căn cứ dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nghiệp vụ chuyên môn cho từng lĩnh vực, từng ngành, giấy rút dự toán NSNN và các hồ sơ, chứng từ có liên quan đến từng khoản chi, kho bạc thực hiện đối chiếu với các điều kiện chi, tiêu chuẩn, định mức chế độ chi được quy định, hoặc quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị xây dựng cho từng nội dung công việc để kiểm soát, thanh toán cho đơn vị, mức tối đa bằng hoặc có thể thấp hơn tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán thì đơn vị đề nghị KBNN tạm ứng theo chế độ quy định.

4.2.3.3. Phương thức kiểm soát chi thanh toán các khoản mua sắm, sữa chữa tài sản cố định

Trong trường hợp khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN Quỳ Châu thực hiện cấp phát tạm ứng cho các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ. Căn cứ giấy rút dự toán NSNN (tạm ứng) và các hồ sơ, chứng từ có liên quan của các đơn vị, KBNN Quỳ Châu tạm ứng bằng chuyển khoản để thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán bằng tiền mặt (đối với các khoản chi được phép thanh toán bằng tiền mặt) cho các đơn vị để các đơn vị thanh toán cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Hoặc nếu không đủ điều kiện chi, KBNN làm giấy từ chối thanh toán gửi đơn vị để đơn vị hoàn tất thủ tục thanh toán.

Sau khi thực hiện chi, đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm thanh toán số đã tạm ứng với KBNN theo chế độ quy định. Căn cứ hóa đơn, chứng từ và các hồ sơ khác có liên quan kèm theo giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị, KBNN Quỳ Châu thực hiện kiểm tra, kiểm soát, nếu đủ điều kiện thanh toán theo quy định KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán cho đơn vị.

Mặc dù tỷ trọng chi cho mua sắm, sửa chữa trong tổng chi thường xuyên tương đối nhỏ nhưng KBNN huyện Quỳ Châu đã kiểm soát khá chặt chẽ đối với khoản chi này, đã góp phần tiết kiệm chi tiêu, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo đúng tinh thần của Đảng và Chính Phủ.

4.2.3.4. Phương thức kiểm soát chi thanh toán các khoản chi khác

Đầu tháng sau (chậm nhất là ngày 5 hàng tháng), đơn vị phải lập bảng kê chứng từ thanh toán kèm theo hồ sơ chứng từ liên quan gửi tới KBNN để làm thủ tục thanh toán tạm ứng. Căn cứ bảng kê chứng từ thanh toán và đối chiếu tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, các hồ sơ, chứng từ có liên quan, nếu đủ điều kiện quy định, KBNN làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thực chi. Đơn vị tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ thanh toán và các quyết định chi tiêu của đơn vị.

Tuy nhóm chi khác có tỷ trọng không lớn nhưng đây là nhóm chi được coi là khó kiểm soát trong các khoản chi thường xuyên NSNN bởi tính phát sinh không ổn định thường xuyên. Do đó yêu cầu phải được kiểm soát chặt chẽ nhóm chi này.Ngoài ra, các khoản chi hỗ trợ khác, chi tiếp khách hiện nay chưa có cơ chế chi nên KBNN rất khó kiểm soát, cần phải có cơ chế chặt chẽ đối với các khoản chi này thì mới tránh được lãng phí trong chi tiêu NSNN.

4.2.3.5. Ý kiến đánh giá về phương thức kiểm soát chi

Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá về phương thức kiểm soát chi

Ý kiến đánh giá Cán bộ KSC (n =12) Khách hàng (n = 30) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

- Rất hợp lý 4 33,3 8 26,7

- Hợp lý 6 50,0 17 57,7

- Chưa hợp lý 2 17,6 5 17,6

Qua khảo sát ý kiến của cán bộ kho bạc và khách hàng cho thấy, phương thức KSC NSNN qua KBNN Quỳ Châu có sự hợp lý (trên 70% ý kiến khảo sát). Tuy nhiên, vẫn còn 17% ý kiến khảo sát cho rằng phương thức KSC chưa hợp lý, chủ yếu là bởi phân bổ tỷ trọng nhóm chi khác bởi tính phát sinh không ổn định thường xuyên của nhóm chi này. Vì vậy, phương thức KSC cũng có sự không ổn định thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 79)