Các nhân tố thuộc về hệ thống tổ chức, bộ máy thực hiện kiểm soát ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 82 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên

4.3.2. Các nhân tố thuộc về hệ thống tổ chức, bộ máy thực hiện kiểm soát ch

chi ngân sách nhà nước

a. Trình độ và năng lực cán bộ KSC

Trình độ và năng lực cán bộ KSC là nhân tố quyết định đến chất lượng công tác KSC thường xuyên. Vì vậy, cán bộ KSC phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa hoàn thành công tác KSC vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vị trong quá trình KSC.

đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng do xuất phát điểm của một số cán bộ chưa được đảm bảo so với yêu cầu, một số cán bộ vẫn chưa biết sử dụng thành thạo máy vi tính vào công việc chuyên môn. Việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc cho cán bộ Kho bạc có nơi, có lúc chưa được thường xuyên, trong khi hệ thống KBNN đang thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN và thực hiện ”văn minh, văn hoá, nghề Kho bạc”.

Bảng 4.20. Kết quả đánh giá ý kiến của khách hàng về trình độ năng lực của cán bộ kiểm soát chi

Nội dung Số lượng (n=30) Tỷ lệ (%)

Trình độ, năng lực của cán bộ kho bạc

1. Đáp ứng yêu cầu 27 90

2. Chưa đáp ứng yêu cầu 3 10

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Kết quả khảo sát cho thấy 10% số người được hỏi cho rằng vẫn còn một số cán bộ làm công tác kiểm soát chi của kho bạc còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Còn có tình trạng cán bộ kho bạc nể nang, ngại va chạm trong công tác kiểm soát chi, bỏ qua những việc làm sai chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, KBNN tỉnh Nghệ An cũng rất chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Kho bạc về chuyên môn, nghiệp vụ. Qua khảo sát, 90% khách hàng cho biết trình độ, năng lực của cán bộ KSC đáp ứng được yêu cầu công việc.

b. Tổ chức hệ thống bộ máy kiểm soát chi

Về thực hiện mô hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN theo mô hình “một cửa”mặc dù quy trình đã được triển khai từ năm 2009, tuy nhiên, quy trình này chưa thay thế được các quy trình, quy định hiện hành của nhà nước về công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN, cần phải được nghiên cứu sửa đổi để thực hiện đồng bộ cùng với chương trình cải cách hành chính của nhà nước.

Việc tổ chức sắp xếp bộ máy kiểm soát chi còn chưa phù hợp với cơ chế cải cách hành chính hiện nay. Bộ máy KSC phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lặp chức năng, phù hợp với quy mô và khối lượng các khoản chi phải qua kiểm soát.

c. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Công tác KSC đòi hỏi phải có các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật đầy đủ và đồng bộ. Phải có một hệ thống trang thiết bị hiện đại và có một phần mềm tin học áp dụng cho công tác hạch toán cũng như công tác kiểm tra, kiểm

soát số liệu và lưu trữ hồ sơ kiểm soát chi.

Tuy nhiên việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là hệ thống truyền thông chưa được đảm bảo kịp thời, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý NSNN và kiểm soát chi NSNN chưa quan tâm thường xuyên. Điều đó có thể thấy, trong những năm qua, cùng với yêu cầu đổi, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ cũng như hiện đại hoá công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong điều kiện hệ thống KBNN cũng là đơn vị được giao khoán về biên chế và kinh phí hoạt động, lộ trình giao khoán do Quốc hội phê chuẩn trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính và Chính phủ, do đó kinh phí tiết kiệm để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và hiện đại hoá trang thiết bị cho ngành cũng phần nào chưa được đảm bảo, đặc biệt là nâng cấp các chương trình giao dịch điện tử, hệ thống truyền tin, máy tính và các phương tiện làm việc.

Bảng 4.21. Kết quả đánh giá ý kiến của cán bộ kho bạc Nhà nước về cơ sở vật chất kỹ thuật tại Kho bạc Nhà nước huyện Quỳ Châu

Nội dung Số lượng (n=12) Tỷ lệ (%)

Cơ sở, vật chất kỹ thuật có đáp ứng được nhu cầu của

công việc

1. Đáp ứng 9 75,0

2. Chưa đáp ứng 3 25,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Hiện nay cơ sở, vật chất kỹ thuật tại KBNN Quỳ Châu mặc dù đã cố gắng trang bị thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng tối đa cho công việc. Trong số những cán bộ Kho bạc được hỏi có tới 25% cho rằng cơ sở vật chất kỹ thuật của kho bạc chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc tin học hoá trong công tác quản lý ngân sách nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng còn chưa theo kịp yêu cầu của Luật NSNN sửa đổi. Vì vậy chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác về tình hình NSNN cho lãnh đạo chính quyền các cấp và cơ quan tài chính trong việc điều hành NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 82 - 84)