Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.1.Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1.Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

nước qua Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương

2.2.1.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên của Kho bạc nhà nướchuyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

Qua thời gian thực hiện cơ chế KSC của KBNN tỉnh Thái Bình đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, kể từ khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ ban hành, cho thấy bước đầu đã phát huy vai trò của KBNN trong việc kiểm soát thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn, cụ thể:

KBNN Thái Bình đã kiểm sốt tương đối chặt chẽ các khoản chi tiêu của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính bằng việc yêu cầu các đơn vị phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Qua kiểm soát của KBNN huyện Vũ Thư, kinh phí thường xuyên NSNN được sử dụng phần lớn đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành đúng chế độ về hóa đơn, chứng từ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Đặc biệt là việc mua sắm, sửa chữa của các đơn vị được quản lý chặt chẽ hơn bằng cơ chế đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và việc kiểm tra, kiểm soát chứng từ chi của đơn vị.

Theo báo cáo của KBNN tỉnh Thái Bình, trong 9 tháng đầu năm 2014, KBNN huyện Vũ Thư thu NSNN ước thực hiện đạt 484,5 tỷ đồng, bằng 137% dự toán năm 2014, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, thu nội địa ước thực hiện đạt 354,5 tỷ đồng, bằng 109% chỉ tiêu pháp lệnh năm 2014, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2013 (Nguyễn Phương Mai, 2014).

Ngoài ra, chi NSNN huyện Vũ Thư ước thực hiện kiểm soát đạt 670.8 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ 2013. Qua kiểm soát các khoản chi thường xuyên, KBNN huyện Vũ Thư đã từ chối thanh tốn 25 món, tổng số tiền 0,12 tỷ đồng. KSC đầu tư xây dựng cơ bản đã từ chối khơng thanh tốn tổng số tiền là 0,19 tỷ đồng. Trong q trình kiểm sốt của KBNN huyện Vũ Thư, đơn vị đã chủ động, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn thực hiện tốt công tác tập trung, quản lý thu NSNN. Thực hiện tốt công tác phối hợp thu NSNN với các cơ quan Thuế, ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản tiền gửi tạo thuận lợi cho các đối tượng nộp thực hiện nghĩa vụ với NSNN nhanh chóng, đơn giản thủ tục. Các nguồn thu của NSNN được tập trung nhanh chóng và điều tiết cho các cấp NSNN đúng tỷ lệ quy định (Nguyễn Phương Mai, 2014).

Tuy nhiên, trong quá trình KSC KBNN huyện Vũ Thư cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định dưới đây:

Thứ nhất, do đặc thù là một đơn vị phục vụ nên KBNN huyện Vũ Thư

không chủ động được về mặt thời gian phân bố công việc trong năm. Áp lực chủ yếu dồn về cuối năm, đặc biệt là thời gian cuối tháng 12. Khách hàng thường mang hồ sơ mua sắm, sửa chữa lớn đến thanh toán vào dịp này gây áp lực rất lớn về thời gian và sức lực của cán bộ KBNN.

Thứ hai, các hồ sơ thanh tốn những khoản chi chưa có tiêu chuẩn định

mức hay những khoản chi tiêu chuẩn định mức lạc hậu so với thực tế đã gây khơng ít lúng túng cho cán bộ KSC KBNN huyện Vũ Thư. Chẳng hạn, các khoản

chi về cơng tác phí, chi hội nghị hay mua sắm tài sản, những khoản thanh toán này mất rất nhiều thời gian cho cán bộ kiểm soát do phải xin ý kiến lãnh đạo phòng, lãnh đạo cơ quan, thậm chí có trường hợp phải trình cơng văn xin ý kiến chỉ đạo của KBNN cấp trên, nên tính chủ động đối với công việc được giao bị ảnh hưởng rõ rệt.

Thứ ba, trong những năm gần đây tình hình thanh tốn trực tiếp qua

KBNN cho các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ từ đối tượng hưởng NSNN đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Đơn vị vẫn cịn lạm dụng hình thức tạm ứng, tự chi tại đơn vị, thường tạm ứng nhiều hơn so với nhu cầu thực tế để chi tiêu và chưa quan tâm đúng mức tới việc thanh tốn tạm ứng theo qui định, cịn để số dư kéo dài và vẫn sử dụng kinh phí tạm ứng đó để chi trả cho những hoạt động khơng được thanh tốn bằng tiền mặt.

Thứ tư, năng lực, trình độ của một số cán bộ làm cơng tác KSC tại KBNN

huyện Vũ Thư chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Trong những năm gần đây, khối lượng công việc do cán bộ làm công tác kiểm soát đảm nhiệm ngày càng lớn, phức tạp và sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng cán bộ công chức cũng chưa tương xứng với sự gia tăng khối lượng công việc, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Thứ năm, công tác KSC căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

vẫn còn một số hạn chế. Qua thực tế khảo sát tại KBNN huyện Vũ Thư, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được lập tương đối đầy đủ về nguồn thu, nhiệm vụ chi, định mức chi tiêu, từ đó quy chế chi tiêu nội bộ trở thành một căn cứ quan trọng để KSC cho KBNN. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị lập quy chế chi tiêu nội bộ rất sơ sài, chưa thể hiện được loại hình đơn vị của mình, các định mức chi cịn chung chung, chưa cụ thể, cá biệt có đơn vị cịn lập sai định mức, vượt định mức cho phép.

Nắm bắt được những khó khăn đó, KBNN huyện Vũ Thư đã chủ động rà sốt lại các quy trình nghiệp vụ gắn với tình hình thực tế tại địa phương để kịp thời điều chỉnh nhằm khắc phục những tồn tại, nâng cao vị thế của KBNN, với các biện pháp cụ thể.

Quy định cụ thể về thời gian giải quyết công việc nhưng cần linh hoạt hơn, không nên quá gị bó, cứng nhắc. Tăng cường kiểm soát, đối chiếu các định mức, chế độ mà các đơn vị xây dựng trong quy chế chi tiêu. Bố trí cán bộ

có đủ năng lực và kinh nghiệm cơng tác làm việc tại bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Ban hành quy chế trách nhiệm đối với cán bộ làm tại bộ phận một cửa nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cán bộ công tác tại bộ phận này. Cán bộ một cửa là người trực tiếp giao dịch với khách hàng cần có năng lực trình độ chun mơn nghiệp vụ và cũng đồng thời phải thể hiện được nét văn minh, văn hóa nghề kho bạc.

2.2.1.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

KBNN thành phố Cao Lãnh thành lập và đi vào hoạt động ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và KSC thường xuyên NSNN.

Theo báo cáo của KBNN Đồng Tháp, KBNN thành phố Cao Lãnh trong công tác thu ngân sách nhà nước tháng 4/2014 (từ ngày 13/3 đến 11/4/2014) ước đạt 24.2 tỷ/361,36 tỷ đồng, lũy kế 86 tỷ đồng, đạt 22% dự tốn năm. Cơng tác phối hợp thu NSNN ln được duy trì ổn định và thực hiện tốt. Việc triển khai vận hành chương trình thanh tốn song phương điện tử giữa KBNN và các ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong cơng tác thanh tốn.

Trong tháng 4/2014, công tác chi NSNN ước đạt 64,5 tỷ đồng, lũy kế 281 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Công tác KSC thường xuyên qua hệ thống KBNN thực hiện việc kiểm soát các khoản chi thường xuyên theo đúng quy định của Luật NSNN, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quy trình nghiệp vụ, đơn đốc các đơn vị thanh toán kịp thời các khoản tạm ứng. Công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước là 30,9 tỷ đồng, lũy kế 143,2 tỷ đồng, từ chối thanh toán số tiền 88,2 triệu đồng do thiếu hồ sơ thanh toán, thiếu dự tốn, sai hình thức chứng từ (Nguyễn Lan Phương, 2014).

Trong công tác thu, chi tiền mặt, KBNN Thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp đã chấp hành nghiêm quy trình thu, chi tiền mặt, tiền thu vào được kiểm đếm, chọn lọc, đóng gói, niêm phong đúng quy định, các loại tiền chi cho khách hàng đảm bảo đủ tiêu chuẩn lưu thông Trong tháng, tổng thu tiền mặt là 15.015 triệu đồng và tổng chi tiền mặt 14.886 triệu đồng. Đồng thời, Kho bạc thành phố Cao Lãnh đã trả lại tiền thừa của khách hàng 13 món với số tiền là 18,9 triệu đồng (Nguyễn Lan Phương, 2014).

Bên cạnh đó, cơng tác kế tốn thanh tốn điện tử, thanh toán bù trừ điện tử được thực hiện đúng quy trình. Chi trả cơng trái, trái phiếu cho khách hàng nhanh chóng, thực hiện ghi chi NSNN, báo nợ các khoản thanh toán hộ cho các Kho bạc khác kịp thời, đúng quy định.

Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp quản lý an toàn kho quỹ, kiểm kê kho tiền định kỳ hàng tháng đảm bảo khới đúng giữa thực tế với số liệu kế toán. Phối hợp tốt trong công tác cân đối vốn, đảm bảo nhu cầu chi tiền mặt kịp thời cho các đơn vị giao dịch. Chấp hành chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất gửi các cấp theo đúng quy định.

Thông qua công tác KSC thường xuyên NSNN, KBNN thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Để đạt được kết quả trên, KBNN thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp đã tập trung làm tốt một số công tác sau:

Thứ nhất, nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN

và các quy định trong công tác KSC thường xuyên NSNN. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN thành phố Cao Lãnh đã tổ chức triển khai đến tồn thể cán bộ cơng chức thuộc KBNN thành phố Cao Lãnh. Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mưu cho thành phố, tỉnh ban hành các chế độ về chi NSNN tại địa phương, tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.

Thứ hai, nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và KSC chi thường

xuyên. Công tác tin học được KBNN thành phố Cao Lãnh phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Tại kho bạc tỉnh và tất cả các KBNN huyện trực thuộc đều có hệ thống mạng nội bộ và nối mạng về KBNN tỉnh. Các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác chi và kiểm sốt chi được triển khai trong tồn hệ thống như chương trình kế tốn Kho bạc phục vụ cho công tác kế toán và KSC thường xuyên, chương trình kế hoạch Kho bạc phục vụ KSC vốn sự nghiệp kinh tế và vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, chương trình thanh tốn điện tử đã giúp cải thiện công tác thanh toán trong hệ thống KBNN. Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằng phương pháp thủ công phải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trình thanh tốn điện tử.

Thứ ba, chú trọng công tác tổ chức cán bộ, KBNN thành phố Cao Lãnh

xem cán bộ là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị. Do đó, đơn vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức vào những vị trí phù hợp, đảm bảo cơng việc được hiệu quả.

2.2.1.3. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc

Đối với nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN, từ năm 2010 hệ thống KBNN tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện dự án Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), từ giữa năm 2013 triển khai thực hiện quản lý kiểm soát Cam kết chi qua KBNN, đây là một bước tiến mới trong quản lý ngân sách, qua đó đã nâng cao trách nhiệm của cơ quan Tài chính, Kho bạc và đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời hỗ trợ cho việc thực hiện kế tốn dồn tích và lập kế hoạch ngân sách trung hạn của cơ quan tài chính các cấp và các ngành, địa phương thông qua việc quản lý các hợp đồng nhiều năm. KBNN tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi NSNN đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức của Nhà nước quy định; đặc biệt là đôn đốc thu hồi tạm ứng, quyết toán các dự án đầu tư XDCB hồn thành, chương trình mục tiêu quốc gia. Trong chi NSNN, KBNN tỉnh đã tham mưu đề xuất nhiều giải pháp về điều hành NSNN, giải ngân vốn đầu tư XDCB, kiểm soát chặt chẽ các thủ tục theo đúng quy trình, quy định; hướng dẫn các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đảm bảo giải ngân kịp thời, đồng thời phối hợp cùng các sở, ngành tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhất là công tác thu hồi vốn đầu tư tạm ứng kéo dài lâu ngày. Thơng qua cơng tác kiểm sốt chi, đến nay, KBNN tỉnh đã từ chối thanh toán các khoản chi không đúng chế độ trên 24,2 tỷ đồng cho ngân sách, góp phần thực hiện tốt Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật Phịng chống tham nhũng.

Bên cạnh công tác quản lý, điều hành thu chi NSNN, trong những năm gần đây, KBNN tỉnh đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện quản lý chất lượng mơ hình khung theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, niêm yết thủ tục hành chính, hồ sơ mẫu biểu cho từng loại công việc tại nơi giao dịch; áp dụng cơng nghệ thơng tin, các chương trình ứng dụng trong cơng việc mang lại hiệu quả cao, như: Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS); Hệ thống quản lý thu ngân sách Nhà nước (TCS), Chương trình thanh tốn song phương điện tử, Chương trình quản lý đầu tư (ĐTKB).

2.2.1.4. Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với Kho bạc Nhà nước

Từ những kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các KBNN ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với KBNN như sau:

Một là, KBNN tỉnh phải nhận thức được và tuyên truyền đến các cơ quan

liên quan và các đơn vị sử dụng NSNN thấy rằng, công tác KSC không phải chỉ đơn thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải phối kết hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý quỹ NSNN, chủ động tham mưu cho UBNN, HĐND các cấp trong việc ban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để Kho bạc có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách do địa phương quản lý.

Hai là, con người ln là tổng hồ các mối quan hệ xã hội, do đó cần nhận

thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản lý NSNN và KSC thường xuyên NSNN. Để công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ KSC thường xuyên NSNN nói riêng cũng phải được hồn thiện, khơng ngừng nâng cao năng lực trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức và phong cách giao dịch, tiếp xúc với khách hàng. Để làm được điều đó, KBNN phải tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. Việc bố trí cán bộ làm cơng tác KSC, không chỉ chú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quan kho bạc nhà nước huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 43)