Điều kiện kinh tế xã hội thành phố yên bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 56 - 65)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội thành phố yên bái

4.1. Đặc đıểm đıều kıện tự nhıên, kınh tếxã hộı thành phố Yên Báı

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội thành phố yên bái

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố giai đoạn 2010 - 2017 đạt 14,45%/năm trong đó: Cơng nghiệp - Xây dựng cơ bản, tăng 14,11%, Dịch vụ, tăng 15,16%, Nông nghiệp, tăng 6,19%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng cịn chậm: Năm 2011 nơng nghiệp chiếm 3,5% giảm xuống còn 2,74% vào năm 2017; Công nghiệp – xây dựng - dịch vụ thương mại tăng từ 96,50% vào năm 2011 lên 97,26% vào năm 2017. Tổng giá trị các ngành đã đóng góp vào kết quả kinh tế chung của thành phố năm 2017 là: ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đóng góp 7754,55 tỷ đồng chiếm 47,35% về cơ cấu, ngành thương mại – dịch vụ và vận tải đóng góp 8172,23 tỷ đồng chiếm 49,90% và ngành nông – lâm nghiệp và thuỷ sản có đóng góp là 449,21 tỷ đồng chiếm 2,74%.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp - tuỷ sản được quan tâm đầu tư tồn diện, có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, đặc biệt trong chăn nuôi. Tổng giá trị sản xuất NLN- TS năm 2017 đạt 449,21 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác đạt 77 triệu đồng/năm.

- Về trồng trọt: Trên địa bàn thành phố tập trung một số cây trồng chủ lực như: Cây lúa năm 2017 diện tích giảm cịn 875,3 ha và sản lượng 4.255,2 tấn. Cây ngô năm 2017 tăng lên, tổng diện tích cả năm đạt 292,2 ha và sản lượng 796,6 tấn. Cây sắn năm 2017 diện tích cịn 106,1 ha, năng suất 99,5 tạ/ha và sản lượng 1.055,7 tấn. Cây ăn quả: Tiếp tục củng cố và cải tạo, phục tráng các loại cây ăn quả có giá trị; năm 2015, diện tích cây ăn quả là 243,7 ha (giảm 20 ha so với năm 2010); năm 2017 tăng lên đạt 251 ha. Diện tích rau đậu các loại đến năm 2017 đạt 629,8ha tăng bình quân mỗi năm 4,1%; sản lượng rau, đậu năm 2017 đạt 9.929 tấn. Đã xây dựng xong quy hoạch vùng trồng rau an toàn tập trung tại xã Âu Lâu, Văn Phú, Tuy Lộc và Tân Thịnh với quy mô 70,4 ha. Diện tích trồng hoa năm 2017 là 23,9 ha. Diện tích trồng hoa và trồng hoa cao cấp của Cơng Ty Hồ Bình Minh có xu hướng phát triển tốt song cũng chỉ đáp ứng được một lượng nhu cầu rất nhỏ của thị trường. Diện tích chè có xu hướng giảm. Năm 2017, diện tích chè kinh doanh là 440 ha, năng suất 51,82 tạ/ha, sản lượng 2.280 tấn.

- Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp. Thành phố đã thực hiện triển khai có hiệu quả 277 dự án, giá trị hỗ trợ đạt trên 3,8 tỷ đồng. Các dự án chăn nuôi tập trung vào đầu tư mới và nâng cấp về quy mô các cơ sở chăn nuôi tập trung.

Đàn lợn năm 2017, đạt 26.931 con (tăng 11,2% so năm 2011), trong đó đàn lợn nái 2.500 con và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6.274 tấn (tăng 1.067,17 tấn so năm 2011). Đàn trâu năm 2017, có 846 con (giảm 128 con so năm 2011). Đàn bị năm 2017, có 343 con (giảm 190 con so năm 2011). Đàn gia cầm tăng khá do được quan tâm đầu tư cả về cơ sở chuồng trại, công nghệ chăn nuôi và chất lượng đàn, mặc dù gặp khó khăn khơng nhỏ bởi dịch cúm gia cầm. Hiện có hàng chục chủ trang trại chăn nuôi gà vịt với số lượng từ 5.000 - 17.000 con. Năm 2017, đàn gia cầm số lượng là 207.530 con tăng 18.720 con so năm 2011.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản phát triển đúng hướng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 14,11%, giá trị sản xuất năm 2017 đạt 6892,91 tỷ đồng. Trong những năm qua đã ưu tiên đầu tư xây dựng kết hạ tầng nông thôn ngày càng đồng bộ, hồn thiện gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới. Lĩnh vực tiểu công nghiệp và làng nghề được quan tâm, nhiều cơ sở làng nghề, chế biến nơng sản, cơ khí, mộc dân dụng được hình thành, đóng góp quan trọng vào phát triển, tạo việc làm mới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố và tỉnh. Đến năm 2017, trên địa bàn thành phố đã có 1.315 cơ sở sản xuất cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp, trong đó 86 doanh nghiệp và 1.229 hộ cá thể.

* Tình hình sản xuất một số ngành công nghiệp

- Công nghiệp khai thác và chế biến khống sản: Duy trì và phát triển các

cơ sở khai thác và nghiền bột đá trắng, Penspat, khai thác, dịch vụ cát, sỏi như một số dự án của các doanh nghiệp (Công ty CP VPG, công ty TNHH Thuận Phát, Công ty liên doanh canxi cacbonat YBB, cơng ty CP nhựa và khống sản An Phát .v.v.) đều là các dự án có vốn đầu tư lớn, sản lượng sản xuất cao. Trên địa bàn thành phố còn 02 mỏ đất sét thuộc xã Giới Phiên phục vụ sản xuất xi măng và xã Tuy Lộc phục vụ sản xuất gạch xây dựng.

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: Duy trì sản xuất, ổn định các nhà

+ Chế biến gỗ và sản xuất giấy: Thực hiện tốt việc duy trì các dây truyền

sản xuất giấy đế, giấy vàng mã, đũa gỗ xuất khẩu. Sản phẩm năm 2017 gồm, 6.974 m3 gỗ x các loại (giảm so năm 2011), đũa gỗ 733.521 triệu đôi (tăng 733.310 triệu đôi so năm 2011), giấy đế 18.000 tấn (giảm 1.000 tấn so năm 2011) và 23.209 tấn giấy vàng mã (tăng 9.893 tấn so năm 2011);

+ Chế biến chè: Hầu hết các cơ sở chế biến chè trên địa bàn cịn nhỏ l .

Đến nay chỉ có cơng Ty TNHH một thành tiên chè Phấn Đào tại xã Âu Lâu đủ điều kiện xuất khẩu chè. Sản phẩm chè khô các loại năm 2017 là 1.880 tấn (tăng 125 tấn so năm 2011);

+ Chế biến thức ăn gia súc: Trên địa bàn thành phố hiện có nhà máy chế biến thức ăn gia súc Yên Bái của công ty CP dinh dưỡng Việt Tín với cơng suất 36.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất DCP của Cơng ty CP Phát triển cơng nghệ hóa với cơng suất 50.000 tấn/năm; sản lượng thức ăn gia súc năm 2017 là 7.903 tấn;

+ Các sản phẩm như miến tổng hợp, nấm, sữa đậu nành, các loại bánh, kem hộp và nước giải khát cịn thủ cơng, chưa phát triển hoặc quy mô nhỏ. Sản xuất miến đao được quan tâm phát triển, thương hiệu miến đao Giới Phiên, hình thành từ một cơ sở HTX tại xã, đã trở thành nòng cốt củng cố thương hiệu; đến nay phát triển nhân rộng ra các cơ sở sản xuất đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ yếu tại xã Giới Phiên, Phúc Lộc; sản lượng miến đao năm 2017 là 800 tấn.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: năm 2015 cơ bản xóa bỏ các cơ

sở sản xuất gạch nung thủ công trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn thành phố 03 doanh nghiệp sản xuất gạch không nung trên địa bàn 03 xã (Âu Lâu, Tân Thịnh và Văn Phú). Việc sử dụng công nghệ mới trong sản xuất gạch không nung từ đất và phụ gia như cơng nghệ “Polyme hố” đã được thực hiện thí điểm với quy mơ nhỏ. Sản lượng gạch khơng nung năm 2017 là 37.915.000 viên.

+ Sản xuất sứ cách điện: Thực hiện tốt đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty CP sứ kỹ thuật Hồng Liên Sơn. Đến năm 2017, có thêm Cơng ty Cổ phần sứ cách điện Hoàng Liên Sơn đang xây dựng cơ bản, công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm; sản lượng sứ điện 3.024 tấn (tăng 2.066,5 tấn so năm 2011);

+ Sản xuất tấm lợp Fibrociment và ngói xi măng: Thành phố có 1 có sở sản xuất với công suất tấm lợp 450.000m2/năm; ngói xi măng đạt 5,0 triệu

- Cơng nghiệp hố chất: Tiếp tục đầu tư nâng cao các sản phẩm hoá chất

như sản xuất thuốc viên các loại. Hiện nay công ty TNHH sơn d o nhiệt SYNTHETIC đã đầu tư nhà máy sơn phản quang công xuất 1.200 tấn/năm.

* Khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp

+ KCN phía Nam (400 ha): diện tích đất đã cho thuê 215,24 ha/323,72 ha

đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 66,5%. Hạ tầng kỹ thuật đầu mối đã đầu tư tương đối hoàn chỉnh (điện, nước, kết nối đường giao thông nội bộ và đối ngoại). Hiện có 20 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn hơn 2.000 tỷ đồng;

+ KCN Âu Lâu (120 ha): diện tích đất đã cho thuê 22 ha/81,06 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 27,1%. Hạ tầng kỹ thuật có tuyến đường dây 35 KV chạy qua, có trạm cấp nước lấy từ Ngòi Lâu; hiện đang tiếp tục xúc tiến dự án đầu tư vào khu công nghiệp; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ CCN Đầm Hồng: Cụm công nghiệp nằm trong lõi đô thị nên không phát

triển mở rộng thêm và giữ nguyên diện tích là 16 ha theo Quy hoạch. Đến nay, CCN đã được lấp đầy với 22 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 111,4 tỷ động, tạo việc làm cho hơn 500 lao động, doanh thu bình quân đạt 65 tỷ đồng/năm (theo dự thảo là 12ha);

+ CCN Âu Lâu: được san tạo mặt bằng trên 15 ha, mời gọi được 02 dự

án đầu tư, tiếp tục thu hút các dự án đầu tư có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại giao dịch bán buôn, bán l và lưu thông tiêu thụ hàng hóa gia tăng về quy mơ và mức độ đa dạng các chủng loại mặt hàng. Cơ sở hạ tầng thương mại từng bước được đầu tư có hiệu quả, đáp ứng kinh doanh thương mại theo hướng hiện đại, hình thành mạng lưới siêu thị, cửa hàng bán l đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm và nâng cao đời sống nhân dân. Trên địa bàn hiện có 01 siêu thị đang hoạt động với cơ sở vật chất tương đối đồng bộ; 10 chợ tập trung ở địa bàn 07 phường, 2 xã gồm có: 1 chợ Trung tâm thành phố (chợ Yên Bái), 07 chợ phường gồm (Nguyễn Phúc, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Minh Tân, Đồng Tâm, Yên Thịnh); 02 chợ xã (Văn Phú, Minh Bảo) hiện không hoạt động và đã bỏ ngồi quy hoạch. Ngồi ra cịn có hệ thống các cửa hàng tự chọn và cửa hàng chuyên doanh (ô tô, xe máy, điện tử, nhu yếu phẩm .v.v.), với quy mơ cịn nhỏ l cả về diện tích, doanh số bán hàng và số lượng lao

động tham gia. Số hộ kinh doanh bán l năm 2017 đạt 4.250 hộ. Quy mơ của 01 hộ bình qn về vốn đầu tư (cả hàng hố) khoảng 100 triệu đồng. Một số dự án lớn hạ tầng thương mại đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động tạo điều kiện phát triển thương mại tỉnh và thành phố như dự án trung tâm thương mại tổng hợp và nhà phố tại cơng viên n Hịa của Tập đoàn Vingroup; dự án Trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng và tổ chức sự kiện tại trung tâm Km 5 của tập đoàn Hoa Sen và siêu thị điện máy Trần Anh (đã hoạt động) .v.v. Ngoài ra, hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng của thành phố đã thực hiện theo đúng quy hoạch, đến nay trên địa bàn thành phố có 47 cửa hàng.

- Về du lịch

Những năm gần đây, công tác quản lý, xúc tiến hoạt động du lịch và huy động đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và kết nối tour có chuyển biến tích cực. Thơng qua xúc tiến đầu tư đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn (Tập đoàn Hoa Sen, Tập đồn Vingroup, Cơng ty đầu tư và du lịch Chân - Thiện - Mỹ .v.v.) đầu tư dự án phát triển du lịch có quy mô trên địa bàn. Phối hợp liên kết với các tỉnh tổ chức Chương trình Du lịch về cội nguồn 3 tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.

Trong 5 năm qua thành phố Yên Bái đón và phục vụ trên 700.000 lượt khách; trong đó có 1.292 lượt khách du lịch quốc tế. Đến năm 2017, doanh thu du lịch đạt trên 80 tỷ đồng, thành phố có 52 cơ sở lưu trú trong đó có 48 cơ sở lưu trú được xếp hạng (31 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch, 09 cơ sở lưu trú đạt hạng 1 sao, 07 cơ sở lưu trú đạt hạng 2 sao, 01 cơ sở lưu trú đạt hạng 3 sao), tương ứng hơn 800 phòng nghỉ với trên 1.500 giường.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số: Quy mơ dân số tồn thành phố năm 2017 có 101.702 người, mật

độ dân cư trung bình 935 người/km2, phân bố tập trung ở các phường trung tâm (Nguyễn Phúc, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Minh Tân, Đồng Tâm .v.v.). Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,7%/năm giai đoạn 2011 - 2017 (giai đoạn 2006 -2010 là 0,8%/năm); dân số đô thị là 79.865 người (chiếm 78,53% tổng số dân) và dân số nông thôn là 21.837 người (chiếm 21,47%).

- Lao động: Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2017 là 51.235 người (chiếm 79,56% số người trong độ tuổi lao động), trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm 90,8%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cải thiện đáng kể và nâng lên 70,9%. Tuy nhiên tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở khu

vực nơng thơn cịn thấp. Giai đoạn 2010 - 2017 thành phố đã giải quyết việc làm ổn định cho 13.921 lao động. Tuy nhiên, việc thu hút lực lượng cán bộ khoa học, quản lý và lao động trình độ cao về thành phố cịn yếu.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được tỉnh và thành phố quan tâm, thực hiện quy hoạch vùng tỉnh đến năm 2030, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2040 làm cơ sở cho phát triển đô thị, 14/17 xã, phường của thành phố Yên Bái đã lập quy hoạch chi tiết và quy hoạch phân khu, 03 xã quy hoạch nông thôn mới (NTM) và đang điều chỉnh quy hoạch 5 xã NTM. Các tuyến đường trục chính: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Cừ, Âu Cơ, cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm đã quy hoạch phân khu hai bên đường. Đã lập quy hoạch chi tiết hồ Đình Gặt, hồ Nam Cường, hồ cơng viên n Hịa, hồ Hịa Bình, khu vực hồ Trung tâm km 5, nghĩa trang Đá Bia, nghĩa trang An Bình Viên.

Thành phố chú trọng công tác quản lý đô thị mà trọng tâm là quản lý trật tự đơ thị; từng bước hình thành trong cộng đồng dân cư ý thức tự giác thực hiện nếp sống văn minh đơ thị, góp phần từng bước thiết lập kỷ cương đô thị trên địa bàn thành phố. Công tác cấp giấy phép xây dựng, quản lý các cơng trình xây dựng .v.v., có nhiều chuyển biến tích cực. Tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng, kiến trúc đô thị; đẩy mạnh thực hiện đảm bảo trật tự cơng cộng, an tồn giao thơng, phịng chống cháy nổ, cấp thoát nước, điện chiếu sáng.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Thực hiện Nghị quyết TW7 (khóa X) về phát triển nơng nghiệp, nông dân và nông thôn, trong 5 năm 2011-2015 thành phố đã triển khai chương trình xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn 3 xã Tuy Lộc, Minh Bảo, Âu Lâu. Xã Tuy Lộc đã được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2014; xã Minh Bảo được công nhận đạt chuẩn NTM trong năm 2016; xã Âu Lâu đã hồn thiện các tiêu chí NTM năm 2016 và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Thành phố đang tiếp tục xây dựng NTM đối với 5 xã Tân Thịnh, Văn Phú, Văn Tiến, Giới Phiên, Phúc Lộc.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Thành phố Yên Bái nằm giữa cung đường từ Hà Nội đi Lào Cai, với ba loại hình giao thơng đối ngoại chính là đường bộ, đường sắt và đường sông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 56 - 65)