Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 43)

Từ khi có Luật Đất đai năm 1993 được công bố, đã tạo được cơ sở pháp lý cho công tác QHSDĐ tương đối đầy đủ hơn. Cụ thể là:

Giai đoạn trước 2010, công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào nền nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ; trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận xã hội. Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005” (Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15.6.2004);” kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010” (Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29/6/2006).Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đều đã được Chính phủ phê duyệt. Có 531/681 đơn vị cấp huyện (chiếm 78%) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Đã có 7.576 đơn vị cấp xã trong tổng số 11.074 đơn vị của cả nước hoàn thành việc lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất đến 2010 (đạt 68%). Mới chỉ có 7 tỉnh được xem là đã cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ở cả 3 cấp tỉnh - huyện - xã.

Quá trình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vực này, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có. Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới, khu đô thị mới trên phạm vi cả nước; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất:

+ Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2010 mà Quốc Hội đã duyệt là 26,22 triệu ha, thực hiện là: 26,226 triệu ha, chiếm 79,24% diện tích tự nhiên, đạt 100,02% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ Đất phi nông nghiệp Quốc Hội duyệt cho đến năm 2010 là 4,02 triệu ha, thực hiện được: 3,705 triệu ha, chiếm 11,20% diện tích tự nhiên, đạt 92,14% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ Đất chưa sử dụng: 3.164 nghìn ha, chiếm 9,56% diện tích tự nhiên, đạt 91,02% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ có 33 chỉ tiêu đạt trên 90% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt đó là đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng lúa nước; đất trồng cây lâu năm; đất rừng đặc dụng; đất ở tại đô thị; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất khu, cụm công nghiệp; và đất có mục đích công cộng...;

+ có 05 chỉ tiêu đạt từ 70% đến dưới 90% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt đó là đất rừng phòng hộ; đất làm muối; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở y tế; và đất cơ sở thể dục - thể thao;

+ có 04 chỉ tiêu đạt từ 60% đến dưới 70% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt đó là đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất cho hoạt động khoáng sản và đất bãi thải, xử lý chất thải...;

+ có 02 chỉ tiêu đạt dưới 60% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt đó là đất ở nông thôn và đất chợ.

- Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia cụ thể vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.

Từ năm 2010, công tác QHSDĐ của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào nền nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ; trở thành công cụ để quản lý và phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận xã hội. Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia (Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011). Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đều đã được Chính phủ phê duyệt.

Quá trình triển khai công tác QHSDĐ các cấp đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vực này, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có. QHSDĐ đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới, khu đô thị mới trên phạm vi cả nước; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sư dụng đất như sau (Nguyễn Minh Quang, 2016).

+ Chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp theo QHSDĐ đến năm 2020 mà Quốc Hội đã duyệt là 26,732 triệu ha, theo Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) là 26,55 triệu ha.

+ Đất phi nông nghiệp Quốc Hội duyệt cho đến năm 2020 là 4,88 triệu ha, theo Kế hoạch 5 năm là 4,448 triệu ha.

+ Đất chưa sử dụng theo Quy hoạch đến năm 2020 là 1,483 triệu ha, theo Kế hoạch sử dụng đất 5 năm là 2,097 triệu ha.

Hình 2.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất cả nƣớc năm 2020

Quá trình tổ chức thực hiện QHSDĐ cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia cụ thể vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thành phố Yên Bái

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường thành phố Yên Bái: Điều kiện tự nhiên; Các nguồn tài nguyên.

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội: Tăng trưởng kinh tế thành phố Yên Bái giai đoạn 2010 - 2017; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành tại thành phố Yên Bái giai đoạn 2010 -2017; Thực trạng phát triển các ngành kinh tế theo các giai đoạn: nông nghiệp; công nghiệp, TTCN, xây dựng cơ bản; dịch vụ, du lịch; các lĩnh vực khác; Dân số, lao động, việc làm và thu nhập;

- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn;

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

3.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất thành phố Yên Bái

a. Tình hình sử dụng và biến động đất đai thành phố Yên Bái

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 thành phố Yên Bái;

- Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2017 theo các nhóm đất: nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng;

- Xu thế và nguyên nhân biến động sử dụng đất thành phố Yên Bái giai đoạn 2010-2017.

b. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố

Đánh giá tình hình thực hiện 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Yên Bái.

3.1.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Yên Bái (thực hiện đến năm 2017) (thực hiện đến năm 2017)

3.1.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đến năm 2015 tại thành phố Yên Bái

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2015 so với các chỉ tiêu đã được duyệt trong phương án điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020;

- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án điều chỉnh QHSDĐ đã duyệt;

- Kết quả khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đíchtheo phương án điều chỉnh QHSDĐ đã duyệt.

3.1.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2017 tại thành phố Yên Bái

a. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 so với các chỉ tiêu đã được duyệt trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016;

- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016; - Kết quả khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016.

b. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2017 so với các chỉ tiêu đã được duyệt trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017;

- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017;

- Kết quả khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017.

3.1.3.3. Đánh giá việc thực hiện các công trình, dự án so với kế hoạch sử dụng đất

- Các công trình, dự án sử dụng đất đến năm 2017 đã và đang thực hiện theo phương án điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất năm 2016, năm 2017 đã duyệt;

- Các công trình, dự án sử dụng đất phát sinh không có trong phương án điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất năm 2016, năm 2017 đã duyệt;

- Các công trình, dự án sử dụng đất đến năm 2017 trong phương án điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất năm 2016, năm 2017 đã duyệt.

3.1.3.4. Đánh giá chung

3.1.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Yên Bái

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: các tài liệu về bản đồ, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử

dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, các sở, viện nghiên cứu; các phòng ban của thành phố và các phường.

- Số liệu sơ cấp: Các công trình, dự án thực hiện không đúng với phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ được kiểm tra tại thực địa.

3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích :

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSDĐ. Các số liệu trên được tổng hợp và xử lý bằng Excel.

Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được đánh giá thông qua việc so sánh giữa kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong phương án quy hoạch sử dụng đất đã duyệt (về số lượng diện tích, về vị trí, về thời gian thực hiện...) với kế hoạch đề ra. Các tiêu chí đánh giá cụ thể gồm:

+ Về các chỉ tiêu sử dụng đất: tỷ lệ diện tích đã thực hiện so với kế hoạch đề ra (tính theo đơn vị %), tỷ lệ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp;

+ Vị trí quy hoạch các công trình dự án (theo không gian: đánh giá sự thay đổi vị trí quy hoạch so với quy hoạch);

+ Sự phát sinh các công trình mới (xem xét sự phát sinh các công trình ngoài quy hoạch đã duyệt);

+ Các công trình chưa thực hiện theo phương án QHSDĐ đã duyệt; + Tiến độ thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ YÊN BÁI

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21040’-21016’độ vĩ bắc; 104050’08’’-104058’15’’ độ kinh đông.

Phía Bắc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Trấn Yên và tỉnh Phú Thọ. Phía Đông, Đông Bắc giáp huyện Yên Bình.

Thành phố Yên Bái là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của cả tỉnh. Có vị trí và mối quan hệ với hành lang kinh tế xuyên Á (Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) thông qua hệ thống giao thông đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào cai; đường sắt, đường thủy cấp quốc gia. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, có các tuyến đường giao thông liên tỉnh đi qua (Quốc lộ 32, 32C). Đó là điều kiện thuận lợi cho thành phố trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và tương lai.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Yên Bái có độ cao trung bình từ 75-100m so với mực nước biển; được chia làm 3 dạng địa hình chủ yếu:

- Địa hình bậc thềm phù sa Sông Hồng bằng phẳng, có độ cao từ 31-35m so với mực nước biển;

- Địa hình vùng đồi bát úp đỉnh bằng, sườn dốc;

- Địa hình vùng thung lũng xen giữa đất đồi là các dải đất bằng và ruộng lúa nước. Nhìn toàn cảnh từ khu vực thành phố Yên Bái nằm trong một thung lũng rộng lớn, được bao từ xa bởi hệ thống núi con Voi và phần kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn. Với địa hình thành phố đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, song lại rất khó khăn cho việc sử dụng đất cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố do phải chi phí rất lớn cho san tạo mặt bằng, vì vậy các khu dân cư, các cơ

sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường, được quy hoạch, thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái.

4.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Yên Bái nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cùng với điều kiện địa lý tự nhiên, thành phố Yên Bái mang tính chất tiểu vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Qua số liệu quan trắc nhiều năm của Nha khí tượng Thuỷ văn Yên Bái, các yếu tố khí hậu như sau:

- Nhiệt độ trung bình trong năm: 22,980C, nhiệt độ cao tương đối là 39,40C nhiệt độ thấp nhất là 4,30C. Do điều kiện khí hậu trái đất có xu thế ngày càng nóng lên, bởi vậy một vài năm gần đây nhiệt độ trung bình trong năm là 23,70C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 10,50C nhiệt độ cao nhất trong năm 39,80C;

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình cả năm đạt 2339,5mm, năm có lượng mưa cao nhất 3256mm, năm thấp nhất 1284mm. Mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 chiếm tới 80-85% lượng mưa cả năm;

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm từ 85-87%, độ ẩm cao nhất trong năm là 94% (tháng 3), thấp nhất là 80%;

- Ánh sáng: Số giờ nắng trong năm bình quân là 1.315 giờ. Độ dài ban ngày bình quân là 11 giờ, ngày dài nhất là 13,2 giờ (tháng 6), ngày ngắn nhất là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 43)