Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 31 - 33)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.1.5.Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch

2.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất

2.1.5.Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch

hoạch khác

* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển kinh tế xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo khơng gian có tính đến chun mơn hố và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị cấp dưới.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý.

Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành,cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phất triển kinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hồ thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm,… trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là căn cứ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng của các ngành trong nơng nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mơ, khống chế và điều hồ quy hoạch phát triển nơng nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vơ cùng cần thiết và không thể thay thế lẫn nhau.

* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị

Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và phát triển của đơ thị, quy hoạch đơ thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đơ thị, sắp xếp một cách tồn diện hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển của đơ thị được hài hồ và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mơ và cơ cấu sử dụng tồn bộ đất đai như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch đô thị.

Quy hoạch đơ thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng..., trong quy hoạch đơ thị sẽ được điều hồ với quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị.

* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương

Quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của địa phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ của quy hoạch sử dụng đất các địa phương. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất của các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất của cả nước.

* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất. Đó là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, khơng có sự sai khác về quy hoạch theo không gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ; một bên là sự định hướng chiến lược có tính tồn diện và tồn cục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 31 - 33)