Nhiệm vụ, nội dung và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 27 - 30)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.1.3.Nhiệm vụ, nội dung và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

2.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất

2.1.3.Nhiệm vụ, nội dung và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

2.1.3.1. Nhiệm vụ, nội dung của quy hoạch sử dụng đất

* Nhiệm vụ

Mục tiêu quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất và việc sử dụng hiệu quả và bền vững nhất tài nguyên đất đai - một tài nguyên hữu hạn. Có thể hiểu mục tiêu này cụ thể như sau:

- Sử dụng có hiệu quả đất đai:

Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác biệt giữa các chủ sử dụng đất. Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng có hiệu quả chính là việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một đơn vị diện tích đất. Cịn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả của việc sử dụng đất mang tính tổng hợp hơn bao gồm cà nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an tồn lương thực quốc gia, bảo vệ mơi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

- Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được

Sử dụng đất đai phải có tính hợp lý và được xã hội chấp nhận. Những mục đích này bao gồm các vấn đề về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu nhập cho cư dân ở nông thôn. Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm bảo làm giảm sự khơng đồng đều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo.

- Tính bền vững

Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang lại hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên đất đai đáp ứng được cho các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.

* Nội dung

Với mỗi quốc gia khác nhau cũng như từng vùng trong một nước ở những giai đoạn lịch sử khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ có những nội dung cụ thể về quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Hiện nay, nội

dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính bao gồm: - Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai đặc biệt là đất chưa sử dụng;

- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời hạn lập quy hoạch;

- Xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh;

- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các cơng trình dự án; - Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường;

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

2.1.3.2. Đặc điểm quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006):

* Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát

triển của quy hoạch sử dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất xã hội thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất (mối quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh mối quan hệ giữa người với đất đai – là sức tự nhiên (như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế...) cũng như quan hệ giữa người với người (xác nhận bằng văn bằng về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa người với chủ sử dụng đất – GCNQSDĐ). Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó ln là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.

* Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở hai

mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái . . Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng

đất; Điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.

* Tính dài hạn: Thể hiện ở việc xác định nhu cầu sử dụng đất để phát triển

kinh tế - xã hội lâu dài. Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng (sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đơ thị hố cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp...), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, 5 năm và lâu hơn nữa. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch sử dụng đất thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.

* Tính chiến lƣợc và chỉ đạo vĩ mơ: Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, khơng dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mơ, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như:

- Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng;

- Cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành;

- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bổ đất đai trong vùng;

- Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng; - Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất. Do khoảng thời gian dự báo là tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định.

* Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện tính chính trị và chính

sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải qn triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thể hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; Tuân thủ các quy định, chỉ tiêu khống chế về dân số và mơi trường sinh thái.

* Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đốn trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp cho việc phát triển kinh tế trong thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất khơng cịn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện...” với chất lượng, mức độ hồn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố yên bái, tỉnh yên bái (Trang 27 - 30)