Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 87 - 97)

4.1.1 .Tổ chức cơ chế một cửa trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.4. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa tại huyện Gia Lâm

4.4.3. Các giải pháp cụ thể

4.4.3.1. Các giải pháp về xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm

a. Đẩy mạnh hoàn thiện các nội dung TTHC chủ yếu có số lượng hồ sơ, chuyển các hồ sơ không quá quan trọng cho xã hội thực hiện

Đây là giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả

hoạt động quản lý hành chính nhà nước và xã hội hố, tư nhân hố một số loại hình hành chính phục vụ thành dịch vụ công cộng. Bản thân tác giả nhận thấy có một số lĩnh vực hành chính phục hiện nay tốt nhất nên chuyển sang mơ hình tư

hân hoá vừa giảm bớt được gánh nặng cho UBND các cấp, vừa tạo được thế cạnh tranh bình đẳng trong đời sống kinh tế xã hội, gồm có: cơng chứng – chứng thực, cấp giấy phép xây dựng (sau khi đã có quy hoạch hồn chỉnh được duyệt), chứng nhận hồsơgiám định sức khoẻđối với thương binh, bệnh binh.....

b. Rà soát, làm đơn giản các thủ tục hành chính

Tiến hành rà sốt ở tất cả các lĩnh vực, kịp thời tập hợp thống nhất trong Bộ thủ tục hành chính ban hành áp dụng trên địa bàn tỉnh. Có thể nhận thấy rõ nguyên nhân gây phiền hà, bức xúc trong cơng tác CCTTHC mà phía doanh nghiệp, người dân gặp phải là những thủ tục trùng lặp, chồng chéo từ đó đưa ra các văn bản xử lý cụ thể cho từng nội dung, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của người dân thì thủ tục hành chính vẫn cịn

rườm rà, việc niêm yết công khai tại bộ phận “một cửa” cịn chưa đầy đủ, khơng phù hợp, đã cũ. Về thủ tục, hồsơ theo quy định cịn phức tạp, khó hiểu. Để thực hiện tốt việc này:

Thứ nhất, công bố công khai, cập nhật quy định mới tất cả các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết, thủ tục hồ sơ cần thiết, thời gian, lệ phí, mẫu

đơn, mẫu tờ khai, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

công dân trong giải quyết cơng việc tại địa phương. Đồng thời, đó là cơ sở để

nhân dân trực tiếp tham gia và việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện cải cách TTHC ở địa phương. Tất cả các nội dung trên phải được niêm yết tại nơi

làm việc của bộ phận “một cửa” và đăng tải trên trang điện tử để công dân, tổ

chức nắm bắt được các thơng tin.

Thứ hai, rà sốt từng TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính và rà sốt theo lĩnh vực những thủ

tục hành chính có liên quan chặt chẽ với nhau theo các tiêu chỉ đã được chuẩn

hóa trên cơ sở bảo đảm tính hợp pháp, tính cần thiết và sự hợp lý của thủ tục hành chính.

Việc rà soát nhằm loại bỏ vềcơ bản các thủ tục bất hợp lý, mang tính quan liêu rườm rà, gây phiền hà cho người dân. Giảm bớt một số giấy tờ và hành vi hành chính trong q trình giải quyết cơng việc của cơng dân. Tập trung thực hiện ở các lĩnh vực như: quản lý đất đai, quản lý đô thị, xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.

Để giải pháp này thật sự mang lại hiệu quảcác cơ quan chức năng có thẩm quyền phải hồn thiện thể chế, chiến lược và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nhằm đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất từ tỉnh ương đến cơ sở.

c. Thống nhất, mẫu hóa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính

- Hồn thiện hệ thống thủ tục hành chính thống nhất, mẫu hố, quy trình hố, chuẩn hố các thủ tục hành chính Chuẩn hố, mẫu hố, quy trình hố TTHC

trên lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; góp phần phịng, chống tham nhũng và lãng phí; Chuẩn hố TTHC phải được thực hiện

trên các phương diện: cơ sở pháp lý; quy trình và thời gian tiếp nhận, giải quyết; chuẩn hoá mẫu đơn, tờ khai hành chính trong hồsơ TTHC.

- Tiếp tục đơn giản hố thủ tục hành chính Đơn giản hố TTHC được thực hiện trong các lĩnh vực nhạy cảm nhất như: quản lý đât đai, quản lý xây dựng, xin cấp giấy phép kinh doanh cụ thể:

+ Giảm đầu mối, bớt các cấp trung gian trong thực hiện TTHC.

+ Rà soát lại hệ thống thủ tục, đánh giá mức độ phù hợp của các thủ tục.

Nhanh chóng đưa vào thực hiện tại Bộ phận “Một cửa” các cấp những thủ tục đã được rà soát.

d. Dân chủ hóa trong q trình xây dựng, hồn thiện thủ tục hành chính

- Có đường dây nóng đến Chủ tịch UBND huyện, và hịm thư góp ý để

tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân.

- Giao UBND huyện, định kỳ tiếp nhận phản ánh, lấy ý kiến, đề xuất cơ

chế và tổ chức đối thoại trực tiếp với công dân để phát hiện những điểm bất hợp lý trong quy trình thực hiện những TTHC hiện hành, nâng cao chất lượng các

quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước

- Mở chuyên mục cải cách TTHC trên các phương tiện thông tin đại chúng

như trên truyền hình vào một “giờ nóng” nhất định và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên cơng tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng.

4.4.3.2. Các giải pháp về giải quyết và thực hiện thủ tục hành chính

a. Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính

- Thực hiện cơ chế mới chỉ là một trong những bước đầu tiên trong hành trinh rút ngắn lộ trình CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng. Cũng để

thực sự tạo ra một cuộc cách mạng về cải cách TTHC, làm thay đổi hẳn bộ mặt của hành chính Nhà nước thì khơng có cách nào khác ngồi việc ứng dụng các giải pháp tin học cũng như ứng dụng phần mềm hồsơ “Một cửa” trong việc quản lý, kiểm tra tình trạng hồsơ. Điều đó vừa tiết kiệm thời gian, công sức cho công dân, tổ chức. Cán bộ “Một cửa” cũng không phải chịu nhiều áp lực do tiếp dân, trả lời dân, cũng khơng cịn tình trạng xếp hàng chờđến lượt.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, đã có rất nhiều nước trên thế giới đã thành công trong việc cải cách TTHC nhờ áp dụng các thành tựu của tin học. Việt Nam cũng đang hướng đến xây dựng một Chính phủ điện tử, cơng khai, minh bạch mọi hoạt động của mình. Chính vì vậy trong bài viết này các giải pháp của tác giả đưa ra chủ yếu là việc ứng dụng các phầm mềm công nghệ thông tin trong việc giải quyết các TTHC.

UBND huyện Gia Lâm đã ứng dụng phần mềm hồ sơ “Một cửa” trong việc quản lý, theo dõi, kiểm tra tình trạng hồsơ. Đó là điều rất tốt, vừa tiết kiệm thời gian, công sức cho công dân, tổ chức. Cán bộ “Một cửa” cũng không phải chịu nhiều áp lực do tiếp dân, trả lời dân, cũng khơng cịn tình trạng xếp hàng chờđến lượt.

- Cơng khai hố TTHC theo Đềán 30 được thụ lý giải quyết tại bộ phận “ Một cửa” thuộc UBND huyện, thị xã, niêm yết các thủ tục hành chính một cách

đầy đủ, dễ hiểu, khoa học; công khai trách nhiệm của bộ phận, cán bộ chuyên

môn được phân công giải quyết các TTHC.

b. Củng cố và hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ phận “Một cửa” trên địa bàn huyện

Củng cố và hoàn thiện cơ chế “Một cửa” đối với tồn bộ thủ tục hành chính tại UBND huyện Căn cứ nội dung Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ và Kế hoạch CCHC năm 2014 của UBND Huyện tập trung chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn tập trung.

- Tổ chức các đợt sơ kết việc thực hiện cơ chế một cửa và việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của tổ chức, cơng dân trên một sốlĩnh vực. Qua đó, tiếp tục hồn thiện quy trình, thủ tục và thời hạn thực hiện các cơ chếnày để triển khai nhân rộng trên địa bàn Huyện. Đồng thời, đã thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ

chức, công dân dễ thực hiện và giám sát việc thực hiện của các cơ quan hành

chính nhà nước tại địa phương.

c. Chấn chỉnh lề lối làm việc

- Các cán bộ, công chức làm việc tại một số những lĩnh vực nhạy cảm

như: Quản lý đất đai, xây dựng.... đã vì lợi nhuận cá nhân có thái độ hạch sách, vòi tiền của nhân dân và tổ chức khi đến liên hệ giải quyết cơng việc, thối hố biến chất, tham nhũng....tất cả những bất cập trên đòi hỏi các cán bộ phải luôn đề

cao rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Khuyến khích, tơn vinh sựhướng thiện vì lý tưởng phục vụ nhân dân vì giá trị cao nhất của đạo đức công vụ là phục vụ nhân dân.

- Khen thưởng kịp thời bằng vật chất và tinh thần đối với các cán bộ, cơng chức hồn thành tốt nhiệm vụ, tạo động lực cho các cán bộ khác hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.

- Tiếp tục hoàn thiện các Quy định về đạo đức công vụvà đẩy mạnh việc thực hiện văn hố cơng sở.

4.4.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện chế độ đãi ngộ đối với bộ phận một cửa

nghiệm ứng xử cho cán bộ, công chức chuyên trách tiếp nhận hồsơ tại bộ phận “ Một cửa”.

- Rà sốt, xây dựng, sửa đổi nội dung chương trình bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức thuộc biên chế của huyện theo hướng tăng thời lượng đối với kiến thức pháp lý, chuyên môn, kỹnăng, kỹnăng giao tiếp, ứng xử.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chun nghiệp cao, tận tuỵ phục vụ

nhân dân thơng quan các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả. - Bố trí hợp lý các khố đào tạo, bồi dưỡng tại chỗđể tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trong việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tiếp tục rà soát, đưa ra khỏi bộ máy hành chính những cán bộ, cơng chức khơng đủ trình độnăng lực, yếu kém về phẩm chất. Đồng thời xây dựng cơ

chế thu hút nhân tài trẻ, chuyên gia giỏi.

- Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện, lựa chọn, bố trí cán bộ, cơng chức, kiểm tra chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ cho công dân và tổ chức thông qua bộ

phận “Một của”. Khen thưởng và khuyến khích những sáng kiến, cách làm hay trong thực hiện cơ chế “Một cửa”.

- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷcương hành chính và đạo đức công vụ

của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận “ Một cửa”.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phải được tổ, chức định kỳ một năm/4 đợt và có sự phân bổ hợp lý. Để giải pháp này mang lại hiệu quả mỗi cán bộ, công chức trong các đơn vị, cơ quan một cửa trên địa bàn huyện nói chung và cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” cần phát huy hết khảnăng của

mình trong lao động sáng tạo và tinh thần đoàn kết hợp tác, thực sự là tài sản vô giá và sự phát triển của thành phố khơng thể tách rời sựđóng góp cống hiến của cán bộ, cơng chức.

4.4.3.4. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thủ tục hành chính

a. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của các cấp uỷ Đảng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối vời việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chê “Một cửa” cấp huyện

- Đảng uỷ, UBND các huyện, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội thực hiện thanh tra kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất quá trình tiếp nhận, giải quyết hồsơ tại bộ phận” Một cửa”.

- Tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc trong việc thực hiện cải cách TTHC thông qua phiếu điều tra đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết TTHC tại UBND cấp huyện cũng như cấp xã trên địa bàn. Tiếp tục quán triệt chủtrương đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn huyện, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “Một cửa” một cách sâu rộng, toàn diện,

đồng bộ từ cấp xã đến huyện.

b. Tăng cường sự giám sát của nhân dân

- Lập đường dây nóng và hịm thư góp ý tại UBND huyện, xã

- Định kỳ hàng tháng, quý tổ chức tiếp xúc, tổ chức diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo UBND cấp huyện với tổ chức, nhân dân tiếp thu những ý kiến

đóng góp để hoạt đông quản lý nhà nước ngày càng hiệu quảhơn.

- Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của đân, do dân,

vì dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, mọi cấp, mọi ngành và của toàn thể

nhân dân ta. Nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách TTHC khơng nằm ngồi mục tiêu, chiến lược chung mà Nhà nước muốn hướng tới, trong đó có việc giám sát của nhân dân đối với hoạt động cải cách TTHC và quy trình thực hiện các TTHC nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người dân là rất cần thiết và tất yếu.

Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản quỵ phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để

nhân dân có thể phát huy vai trị giám sát của mình trong hoạt động quản lý nhà

nước, như: Luật Khiếu nại, tố cáo; các Nghị định của Chính phủ về quy chế tiếp

cơng dân. Để nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình chính là phải

thường xun tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến các chủtrương, chính sách

và thơng tin, kiến thức về CCHC và cải cách TTHC trên tồn địa bàn tỉnh thơng

qua các phương tiện thơng tin đại chúng như: truyền hình, báo chí, đài truyền

thanh xã, phường, phổ biến tại bảng tin khu dân phố... Để công dân, tổ chức nắm bắt thông tin và tham gia giám sát quá trình thực hiện TTHC cũng như thái độ

phục vụ của cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa”, cần thực hiện các công việc sau: công khai đường dây nóng, địa chỉ hịm thư trực tuyến, đặt máy khảo sát ý kiến người dân tại bộ phận “một cửa”, qua các kênh thơng tin này,

góp của tổ chức, nhân dân về quá trình giải quyết TTHC cũng như đánh giá được vềnăng lực, đạo đức cộng vụ của cán bộ, cơng chức và có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

c. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra

Trọng tâm là kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức tại Bộ phận Tiếp nhận & Trả kết quả, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và các phịng, ban có liên quan của các đơn vị, địa phương trong tỉnh theo đúng kế

hoạch đã đề ra. Chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết cơng việc của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng. Thực hiện nghiêm túc việc quy trách nhiệm liên đới đối với người đứng

đầu cơ quan, đơn vịhành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp dịch vụcông để xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có

hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp nhất là trên các lĩnh vực nhạy cảm như: đất đai,

giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, môi trường, khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 87 - 97)