Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 46)

3.2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào địa lý hành chính của huyện Gia Lâm gồm 22 xã, thị trấn, nghiên cứu lựa chọn 03 xã, thị trấn và các đơn vị trực thuộc UBND đang hoạt

động theo cơ chế Một cửa là điểm nghiên cứu. Với đặc điểm riêng về kinh tế xã hội của từng xã, thị trấn sẽlàm rõ hơn về thực trạng thực hiện cơ chế một cửa tại huyện Gia Lâm. Theo đó các điểm nghiên cứu bao gồm: Thị trấn Trâu Quỳ, đây

là thị trấn lớn của huyện, có kinh tế phát triển, có trục đường quốc lộ 05 đi qua,

Trâu Quỳ cũng là thị trấn phát triển về cơ sở hạ tầng, các khu đô thị, học viện Nông nghiệp Việt Nam. Kinh tế dịch vụở thị trấn khá phát triển; xã Bát Tràng:

Đây là một trong những xã có làng nghề bát tràng nổi tiếng, nghề thủ công mỹ

nghệ phát triển có kết hợp với du lịch; xã Văn Đức: đây là một xã nông nghiệp có phần lớn diện tích phục vụ sản xuất nông nghiệp. Văn Đức là nơi cung cấp nguồn rau lớn cho thị trường huyện Gia Lâm và thành phố Hà Nội. Các điểm nghiên cứu đươc thể hiện theo bảng sau:

STT Điểm nghiên cứu Đặc điểm

1 Thị trấn Trâu

Quỳ

Là thị trấn lớn, có kinh tế phát triển đặc biệt là thương mại và dịch vụ.

Có một số cụm công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng đang được phát triển mạnh mẽ

2 Xã Bát Tràng

Là xã lớn của huyện có làng nghề thủ công gốm sứ đặc trưng

Kinh tế sản xuất và dịch vụ khá phát triển

3 Xã Văn Đức Là xã thuần nông, diện tích đát nông nghiệp lớn, cung cấp lượng nông sản lớn cho nhiều thịtrường

3.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Thu thập thông tin thứ cấp

Đây là những nguồn thông tin cơ bản rất quan trọng để tổng hợp phân tích

và đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu của luận văn. Tài liệu thứ cấp cho luận văn được thu thập từ các nguồn thích hợp như: UBND huyện, xã, bộ phận một cửa, các phòng ban chức

năng có liên quan tới cơ chế một cửa. Số liệu từ các báo cáo, các đề tài, công trình nghiên cứu nghiên cứu vềcơ chế một cửa đã được công bố.

Các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp khác cũng sẽ được tiến hành thu thập qua các nguồn sách, báo, tạp chí, báo cáo, niên giám thống kê, các tài liệu liên quan từcác cơ quan, ban ngành của huyện…

b. Thu thập thông tin sơ cấp

- Lựa chọn mẫu: Việc đến bộ phận 01 cửa thực hiện các thủ tục hành chính là rất đa dạng, từ xây dựng, đất đai cho tới khai tử, chứng thực...vì vậy việc sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó đề tài lựa chọn phương pháp chọn có chủ đích với số lượng mẫu: 120 người dân phân bố cho 03 xã, thị trấn, 30 người dân sử dụng dịch vụ hành chính một cửa; 30 cán bộ có liên quan tới hoạt động một cửa tại huyện, và các xã.

- Phương pháp điều tra: Điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi với các nội dung + Loại thủ tục hành chính mà người dân sử dụng

+ Đánh giá của người dân vềcơ chế một cửa hiện nay với các nội dung

+ Đánh giá về thực hiện cơ chế một cửa hiện nay của các cán bộ được phỏng vấn

+ Các vướng mắc, khó khăn và thái độ của đội ngũ cán bộ thực hiện cơ

chế một cửa hiện nay STT Mẫu Sốlượng mẫu I Người dân tới làm việc tại bộ phận một cửa tại xã, TT 90 1 Trâu Quỳ 30 2 Bát Tràng 30 3 Văn Đức 30

II Người dân tới làm việc bộ phận một cửa cấp huyện 30 III Cán bộ bộ phận một cửa và có liên quan tới cơ chế một cửa 30

Tổng 150 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được vận dụng nhằm phân tích tình thực hiện cơ chế một cửa tại huyện Gia Lâm, từđó giúp đề tài có căn cứ đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế một cửa trên địa bàn. Các chỉ số được sử dụng

trong phương pháp này bao gồm: số lớn nhất, số nhỏ nhất, số trung bình, tỷ

trọng, các con số mô tả về vị trí việc làm, lượt người tham gia, số hồ sơ hoàn thành đúng hạn, thời gian xử lý..., tỷ lệ đánh giá của người đến làm việc tại bộ

phận một cửa.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng để phân tích, so sánh sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng phỏng vấn ở các địa điểm khác nhau về loại thủ

tục hành chính xử lý, về tốc độ xử lý, số lượng hồ sơ, đánh giá của người dân giữa các nhóm người.

3.2.2.3. Phương pháp cho điểm và xếp hạng

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân loại, so sánh, cho điểm các nội

Phương pháp này cho phép đánh giá được mức độ thỏa mãn người dân của bộ

phận một cửa trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay.

3.2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT

Đây là phương pháp được dùng để phân tích tình hình chung của khu vực nghiên cứu, đồng thời đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện cơ chế một cửa nhằm đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện cơ

chế một cửa trong thời gian tới. Cơ hội (O) Thách thức (T) Điểm mạnh (S) SO: Giải pháp tận dụng điểm mạnh và cơ hội. ST: Nhóm giải pháp sử dụng điểm mạnh đểđối phó thách thức. Điểm yếu (W) WO: Nhóm giải pháp lợi dụng thời cơ để bù đắp cho điểm yếu của mình (đi tắt đón đầu)

WT: Nhóm giải phải phòng vệ, đưa ra các hoạt động để đối phó điểm yếu và hạn chế rủi ro.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng và kết quả hoạt động của bộ phận một cửa

- Sốlượt người dân tới làm việc tại bộ phận một cửa - Sốlượng hồsơ tiếp nhận vềcác lĩnh vực

- Sốlượng hồsơ đã giải quyết, sốlượng hồsơ còn nợđọng - Sốlượng đơn thư khiếu nại sau trả hồsơ

- Thời gian xử lý hồsơ bình quân

- Vị trí làm việc của bộ phận “một cửa”; - Cơ sở vật chất tại bộ phận “một cửa”;

- Hướng dẫn thủ tục và yêu cầu liên quan đến giải quyết hồ sơ; - Thủ tục hồ sơ theo quy định;

- Mức độ thành thạo chuyên môn nghiệp vụ; - Nhận giấy hẹn khi nộp hồ sơ;

- Thời gian chờđến lượt giải quyết;

- Thái độ, tinh thần của cán bộ, công chức; - Tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức;

- Hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực;

- Việc phân loại và chuyển hồ sơ tới cơ quan chuyên môn; - Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn;

- Thời gian giải quyết thủ tục; - Mức thu phí, lệ phí; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính; - Công tác rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính; - Về thiết bị, hệ thống mạng;

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng và chếđộđãi ngộđối với cán bộ.

3.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa

- Lượng thời gian được rút ngắn

- Tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo; Sốlượng trang thiết bị - Tỷ lệđánh giá về tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA

4.1.1.Tổ chức cơ chế một cửa trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.1.1.1. Sơ đồ tổ chức và quy trình “Một cửa” tại huyện Gia Lâm

Hiện nay, mô hình cơ chế một cửa trên địa bàn huyện Gia Lâm được thực hiện theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 8/3/3016 của chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.

Các quy định này thay thế Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 01/7/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy đinh thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại

các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc thành phố Hả Nội. Bãi bỏ Quyết

định số 1397/QĐ-UBND ngày 29/3/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc

quy định hệ thống mã số thủ tục hành chính, mã số hồsơ hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tại các cơ quan hành chính của thành phố Hà Nội.

Theo quy định 07 mới đây, cơ chế một cửa trên địa bàn thành phố nói chung là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quảđược thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận hồsơ và trả két quả giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.

Cũng quyết định này, cơ chế một cửa Cơ chế một cửa được áp dụng trong thực hiện toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của các

cơ quan,đơn vị sau:

a) Các Sở, cơ quan ngang Sở, Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế

xuất Hà Nội (sau đây gọi chung là Sở);

2 thuộc Sở);

c) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thịxã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện);

d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã);

đ) Các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại thành phố Hà Nội (sau đây gọi chung là cơ quan ngành dọc), gồm: Cục Thuế thành phố

Hà Nội, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Kho bạc nhà nước thành phố Hà Nội, Ngân hàng nhà

nước chi nhánh thành phố Hà Nội, BộTư lệnh Thủ đô Hà Nội, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội

và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức các đơn vị huyện Gia Lâm

Riêng đối với huyện Gia Lâm, sau khi tiến hành sắp xếp bộ máy, căn cứ

Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ “về qui định tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, huyện thuộc tỉnh”. Trên cơ sở đó UBND huyện, thị xã đã có những văn bản chỉ đạo để sắp xếp các phòng ban thuộc UBND huyện theo Quyết định số341/QĐ-UBND ngày 20/1/2010 về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội”. Việc sắp xếp các phòng chuyên môn đảm bảo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức theo đúng yêu cầu chỉ đạo của Thành phố và của Huyện uỷ; HĐND và UBND huyện, thị xã. Kể từ ngày 01/4/2008, các phòng, ban của huyện đó hoạt động theo chức năng , nhiệm vụ được qui định theo nghị14/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

Các bộ phận một cửa cấp huyện và cấp xã tại huyện Gia Lâm được bố trí hoạt động theo quyết định số 07 của thành phố Hà Nội, theo đó gồm 04 bước chủ

yếu theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2. Quy trình “Một cửa” tại huyện Gia Lâm

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2016)

Tiếp nhận hồsơ Chuyển hồ sơ Giải quyết hồsơ Trả kết quả Hướng dẫn hoàn thiện Không đạt

Tiếp nhận hồsơ

a) Hồsơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc gửi qua dịch vụbưu chính hoặc nộp trực tuyến (ở những nơi có quy định nhận hồsơ

qua dịch vụ bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến) hoặc cách thức thực hiện khác

theo quy định. Cá nhân, tổ chức khi gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính ghi rõ địa chỉ gửi, địa chỉ nhận kết quả và tự chi trảcước phí theo quy định của đơn vị cung cấp dịch vụbưu chính.

b) Khi giao dịch tiếp nhận hồ sơ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả

kết quả kiểm tra hồsơ và xửlý như sau:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định: Phải tiếp nhận hồ sơ;

nhập thông tin vào sổ theo dõi hồ sơ (theo mẫu số 02 tại Phụ lục I) hoặc Phần mềm điện tử; lập Giấy tiếp nhận hồsơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu số 03 tại Phụ

lục I) và giao Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả có đầy đủ thông tin cho

người nộp hồsơ hoặc gửi qua đường bưu chính (nếu hồ sơ được gửi qua đường

bưu chính), hoặc gửi vào tài khoản trực tuyến hoặc địa chỉ thư điện tử mà người nộp hồsơ đã đăng ký (nếu hồsơ được nộp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên);

Trường hợp hồsơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủtheo quy định: Hướng dẫn cụ

thể, đầy đủ, một lần; lập Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (theo mẫu số 01 tại Phụ lục I), giao cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu chính (nếu hồ sơ

gửi qua dịch vụ bưu chính), hoặc gửi vào tài khoản trực tuyến hoặc địa chỉ thư điện tử mà người nộp hồ sơ đã đăng ký (nếu hồ sơ được nộp trực tuyến từ mức

độ 3 trở lên). Trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồsơ đối với hồsơ được nộp

qua đường bưu chính hoặc nộp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên;

Trường hợp hồsơ không thuộc phạm vi giải quyết: Hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu có văn bản trả lời, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do hồsơ không được tiếp nhận.

c) Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được phân công giải quyết hồ sơ: Công chức nhập thông tin vào sổ theo dõi hồsơ hoặc phần mềm điện tử và xửlý như sau:

Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, công chức thẩm

đinh, trình cấp có thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá

nhân, tổ chức;

Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết, công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; xử lý, trình cấp có thẩm quyền quyết định và trả

kết quả giải quyết hồsơ cho cá nhân, tổ chức.

Chuyển hồsơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, công chức lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (theo mẫu số 04 tại Phụ lục I); bàn giao hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho công chức, bộ phận hoặc phòng chuyên môn liên quan giải quyết. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Việc bàn giao hồ sơ được tiến hành ngay trong ngày tiếp nhận hồsơ. Hồ sơ

tiếp nhận vào 30 phút cuối buổi chiều của ngày giao dịch tiếp nhận và trả kết quả

phải được bàn giao chậm nhất vào đầu giờ của ngày làm việc kế tiếp.

Giải quyết hồsơ.

Sau khi tiếp nhận hồsơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, công chức, bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 46)