Nội dung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa

2.1.4.1. Đánh giá kết quả giải quyết các thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa

Kết quả hoạt động của cơ chế một cửa được giựa trên số lượng thủ tục

được giải quyết cũng như số lượng, cơ cấu của từng loại thủ tục hành chính. Số lượng các loại thủ tục cho thấy những vấn đề nổi cộm của xã hội mà bộ phận một cửa phải xử lý. Bên cạnh đó, kết quả giải quyêt thủ tục hành chính cịn được phản ánh dựa trên số lượng hồ sơ đã giải quyết xong và hồ sơ còn tồn đọng, tỷ lệ nợ đọng hồsơ và những vấn đề khiến cho hồsơ của người dân còn tồn đọng.

2.1.4.2. Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng mới

Theo Nguyễn Thị Trà Lê (2016), Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo tiêu chuẩn TCVN ISO là mơ hình về phương pháp quản lý, là công cụ hỗ trợ để các cơ quan kiểm

soát và đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình; tạo dựng một phương pháp

làm việc khoa học: xác định rõ việc (làm gì); rõ người (ai làm), và rõ cách làm (theo trình tự nào, theo quy trình nào, theo biểu mẫu nào...); rõ thời gian thực hiện từng công đoạn (bao nhiêu ngày làm việc) nhằm khắc phục nhược điểm phổ biến lâu nay của quản lý hành chính là làm theo thói quen, kinh nghiệm, tuỳ tiện…

Xây dựng và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt

động của các cơ quan hành chính nhà nước là yêu cầu bắt buộc tại Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 và Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện theo tiêu chuẩn này vẫn chưa được đảm bảo, nhiều UBND các xã, huyện vẫn đang

phải nỗ lực để đạt được chỉ tiêu trên. Do đó, trong thời gian tới việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng TTHC cho bộ phận một cửa là nội dung quan trọng và cần thiết.

2.1.4.3. Đánh giá việc thực hiện các bước của bộ phận một cửa

a. Hoạt động liên hệ, nộp hồ sơ

Đánh giá hoạt động liên hệ, nộp hồsơ được thực hiện trên nhiều tiêu chí,

trong đó tập trung và các vấn đề như giấy hẹn, thời gian hạn, đánh giá thời gian nộp hồ sơ…Đây là những cơ sở quan trọng để có giải pháp hồn thiện cơ chế

một cửa hiện nay. Nhìn chung việc hoàn thiện cơ chế một cửa chủ yếu là hoàn thiện các bước cũng như các bước của bộ phận một cửa chính vì vậy đánh giá sự

hài lòng của người dân về hoạt động liên hệ, nộp hồ sơ là một trong những nội dung nghiên cứu trước tiên cần được xem xét

b.Hoạt động xem xét, hướng dẫn nộp hồsơ

Nội dung thứ hai trong hoạt động của bộ phận một cửa là hoạt động xem

xét, hướng dẫn nộp hồsơ tập trung vào các nội dung:

- Đánh giá vềtình hình hướng dẫn hồsơ, mức độ hài lòng vêc việc hướng dẫn này

- Đánh giá độ phức tạp của thủ tục hiện hành. Đây là cơ sở quan trọng để

cải cách các thủ tục hành chính được niêm yết, căn cứvào độ phức tạp được đánh

giá, sẽ phải có các điều chỉnh phù hợp

c.Hoạt động tiếp nhận hồ sơ

Hoạt động tiếp nhận hồsơ chủ yếu được đánh giá dựa trên các tiêu chí về

giấy hẹn, nội dung giấy hẹn, thời gian, thời gian chờ nộp sơ. Theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính của Đảng và nhà nước hiện nay, việc cải cách phải nhắm vào làm giảm thời gian chờ đợi cũng như sốlượng giấy tờ của thủ tục đó. Do đó,

thực trạng về nộp hồsơ sẽ là cơ sở quan trọng để hoàn thiện nội dung này trong thời gian tới.

d. Cơng tác hồn trả hồ sơ, nhận kết quả và tác niêm yết công khai các thủ tục hành chính

Khâu cuối cùng của hoạt động một cửa là cơng tác hồn trả hồsơ. Nghiên

cứu thực trạng hoàn trả hồ sơ để đưa ra giải pháp gồm có các nội dung đánh giá

về thời gian trả hồ sơ, mẫu mã hồ sơ được trả cũng như những vấn đề liên quan tói các hồsơ chậm được trả.

Bên cạnh đó, việc niêm yết cơng khai các thủ tục hành chính cũng là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều bộ phận một cửa không thực hiện tốt nội dung này khiến cho nhiều người đến làm thủ tục khơng nắm rõ

được quy trình dẫn đến khó khăn trong q trình hoạt động của bộ phận một cửa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 29 - 31)