Vai trò và ý nghĩa giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 28)

2.1.3.1. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên đất

Giảm thiểu bỏhoang đất nông nghiệp là đưa diện tích đất nông bị bỏ hoang quay lại sản xuất nông nghiệp góp phần không nhỏ để quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương; tránh được tình trạng gây lãng phí đất đai. Giảm thiểu

được tình trạng người có đất thì không muốn sản xuất; người muốn sản xuất thì lại

không có đất gây mất cân bằng xã hội. Tạo điều kiện cho người dân cải tạo lại đất

đai áp dụng KHCN vào sản xuất bỏđược lối canh tác truyền thống dễ gây bạc màu

và xói mòn đất. Hiện nay tài nguyên đất đang bị chuyển đổi cơ cấu rất mạnh mẽ,

đất nông nghiệp đang ngày một bị chuyển qua phục vụ cho công nghiệp và xây dựng. Bên cạnh đó bỏ hoang đất nông nghiệp là một trong những tác nhân gây ra lãng phí nguồn tài nguyên đất. Ngoài ra, Đất bị nhiễm phèn, bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày càng tăng thêm. Quản lý nhà nước vềđất đai là nhu cầu khách quan là công cụ bảo vệvà điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chếđộ sở hữu vềđất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể

và phù hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

Bên cạnh đó giảm thiểu tình trạng bỏ hoang ruộng đất tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp có khảnăng phát triển theo các mô hình chuyên biệt để

cung ứng nhiều dịch vụ cho xã hội như cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an dưỡng, …. Giảm thiểu đất nông nghiệp bỏ hoang góp phần cải thiện chất lượng đất và giảm tình trạng sói

mòn và suy thoái đất đai (Bùi Nữ Hoàng Anh 2013).

2.1.3.2. Đảm bảo an ninh lương thực, cung ứng nguồn lương thực tại chỗ ở các địa phương

Hiện nay an ninh lượng thực quốc gia chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, theo nhiều chiều cạnh khác nhau trong đó có nhân tố về bỏ hoang đất nông nghiệp. Đểđảm bảo anh ninh lượng tực cần tính đến sựtác động của các nhân tố

này và có những biện pháp cũng như giải pháp cụ thể. Giảm thiểu bỏ hoang ruộng đất ngoài vai trò quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên đất còn có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an

Thứ nhất, bỏ hoang ruộng đất đang diễn ra ngày càng có xu hướng tăng

nhất là đối với đất trồng lúa dẫn đến an ninh lương thực ở các địa phương có tình

trạng này không được đảm bảo. Bỏ hoang đất nông nghiệp làm cho sản lượng

lương thực giảm dẫn đến việc đảm bảo an ninh lương thực đặt ra một dấu hỏi lớn (Ngô Thị Hiền, 2016).

Thứ hai, bỏ hoang đất nông nghiệp làm nảy sinh nhiều nguy cơ mất an

ninh lương thực. Giá cảlương thực lên xuống không chỉ phụ thuộc và chính sách của nhà nước mà còn phụ thuộc và sản lượng lương thực. Bỏ hoang đất nông nghiệp dẫn đến diện tích sản xuất giảm kéo theo sản lượng giảm. Sự lên xuống của giá cả lại ảnh hưởng đên quy mô sản xuất lương thực, nhu cầu lương thực của người dân. Diện tích sản xuất thấp, sản lượng giảm, giá cả tăng dẫn đến

người sản xuất kinh doanh theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên gây ra nguy cơ mất

an toàn, không đảm bảo được chất lượng cung ứng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy đểđảm bảo an ninh lương thực về sốlượng và chất lượng ngoài sự can thiệp của nhà nước thì giảm thiểu đất nông nghiệp bỏhoang đóng vai trò rất cần thiết (Ngô Thị Hiền, 2016).

An ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đã và đang

rất được quan tâm hiện nay đặc biệt là những người có thu nhập thấp ở các địa

phương. Quy mô dân số tăng và vấn đề bỏ hoang ruộng đất sẽ gây ra nguy cơ

thiếu hụt nguồn lương thực cơ bản đáp ứng cho các hộ khó khăn ngày càng trở

nên hiện hữu. Vì vậy giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp là cứu cánh duy nhất cho vấn đề này. Nếu tổ chức tốt việc sản xuất, được quy hoạch hợp lý thì sản xuất nông nghiệp tại các vùng đất nông nghiệp bị bỏ hoang có thể tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống và an toàn, tại chỗ góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân ở các địa phương (Ngô Thị

Hiền, 2016).

2.1.3.3. Tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư

Người dân mất tư liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện không có trình độ, vốn hạn chế, kinh nghiệm thích ứng với lối sống và tác phong công nghiệp rất thấp vì vậy vấn đề việc làm cho người lao động, nhất là những gia đình có diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang càng trở nên cấp thiết.

Việc làm có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội nó không thể

các hoạt động kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Việc làm có mối quan hệ mật thiết với kinh tế xã hội, bó chi phối toàn bộ hoạt động của cá nhân, xã hội.

Đối với từng cá nhân, việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộđời sống cá nhân. Việc làm ngày nay gắn với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân. Thực tế cho thấy một sốlượng lao động nông nghiệp không hề nhỏ khi các hộ bỏ hoang đất nông nghiệp thì không tìm kiếm được việc làm mới, việc làm phù hợp

do lao động không đảm bảo được sức khỏe, không có trình độ tay nghề, trình độ văn hóa thấp. Việc không có việc làm trong dài hạn, còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt là nâng cao trình độ, kỹnăng nghiệp, làm hao mòn và mất kiến thức

cũng như trình độ vốn có.

Đối với kinh tế, việc bỏhoang đất nông nghiệp, không tìm kiếm được việc làm mới nó tác động đến tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Để nền kinh tế phát triển bền vững cần phải đảm bảo hài hòa giữa việc làm và kinh tế, duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của lao động nhất là lao động nông nghiệp.

Đối với xã hội, bỏ hoang đất nông nghiệp dẫn tới lao động của các hộ có diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang khó kiếm được việc làm dân tới tác động tiêu cực gây nên mất cân bằng trong xã hội. Khi lao động này không có việc làm gây ra mâu thuẫn trong xã hội kéo theo các tệ nạn xã hội gia tăng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội và ảnh hưởng đến nhân cách con người. Ngoài ra lao

động nông nghiệp của các hộ bỏhoang đất nông nghiệp không có việc làm sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo ở địa phương là nguyên nhân nảy sinh các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị.

Chính vì vậy, giảm thiểu đất nông nghiệp bỏ hoang có vai trò, ý nghĩa quan

trọng đối với tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư, đảm bảo xã hội phát triển bền vững. Đất nông nghiệp bỏhoang được quay lại sản xuất tạo được lượng lớn việc làm cho lao động vốn quen và chỉ có khảnăng sản xuất nông nghiệp.

Trong vấn đề này với giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp, nếu

được quan tâm và có quy hoạch, có chiến lược phù hợp để tận dụng quỹđất đô thị

và sức lao động dôi dư sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán việc làm và thu nhập ởcác địa phương (Ngô Thị Hiền, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)