Nguyên nhân bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 74)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏhoang đất nông nghiệp trên

địa bàn huyện Tiên Du: Hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thấp; Ruộng

đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn; Đầu tư của hộ cho nông nghiệp; Thiếu lao động tham gia sản xuất nông nghiệp; Thu nhập chính của hộ.

Bảng 4.5. Nguyên nhân bỏhoang đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Tiên Du

Chỉ tiêu Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III Hộ lựa chọn Tỷ lệ (%) Hộ lựa chọn Tỷ lệ (%) Hộ lựa chọn Tỷ lệ (%) Số hộđiều tra 17 100,00 40 100,00 33 100,00 Hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thấp 15 88,24 37 92,50 21 63,64 Ruộng đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn 9 52,94 29 72,50 16 48,48

Thiếu lao động tham gia sản

xuất nông nghiệp 13 76,47 23 57,50 23 69,70

Thu nhập chính của hộ 16 94,12 34 85,00 29 87,88

Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra (2017)

Để đánh giá chi tiết và cụ thể nguồn gốc sâu xa của việc bỏ hoang đất nông nghiệp tôi tiến hành điều tra các hộ được lựa chọn phỏng vấn về nguyên nhân chủ quan dẫn tới bỏhoang đất nông nghiệp thu được ý kiến như sau:

Nguyên nhân hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp được nhiều hộ lựa chọn nhất có tới 81,11% số hộ được hỏi cho rằng bỏ hoang đất nông nghiệp do hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thấp. (nhóm hộ I là 88,24%, nhóm hộ II là 92,50%; nhóm hộ III là 63,64%). Hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thấp chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân nhất là đối với các hộ

thuộc nhóm hộ II họ có thu nhập có thu nhập chính từ phi nông nghiệp. Nhóm hộ

này sẵn sàng bỏ ruộng để làm công việc khác có thu nhập cao hơn. Thu nhập hiện tại từ sản xuất nông nghiệp thấp so với các việc làm khác, nếu các hộ đơn

thuần chỉ sản xuất nông nghiệp không có điều kiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị

thiết yếu của gia đình, không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của hộ.

Ruộng đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du. Có tới 72,50% số hộ nhóm II cho rằng bỏ hoang đấy nông nghiệp là

do nguyên nhân này. Do phương pháp giao đất “có gần, có xa”, “ có tốt, có xấu” đã làm cho đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình trên địa bàn huyện bị phân tán, manh mún, hây khó khăn trong việc tổ chức và phát triển sản xuất. Điều này dẫn tới hệ quả không sản xuất được sản phẩm thành hàng hóa, khó áp dụng khoa học kỹ thuật và chi phi sản xuất lớn kéo theo vấn đề sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả.

Trong các nguyên nhân khách quan nguyên nhân được các nhóm hộ lựa chọn nhiều nhất là thu nhập chính của hộ. Đối với nguyên nhân này có tới 87,78% các hộ lựa chọn trong đó tỷ lệ hộ lựa chọn ở nhóm hộ I là 94,12%; của nhóm hộ II là 85% và của nhóm hộ III là 87,88%. Thu nhập chính của hộ ngoài nông nghiệp khiến họ không có nhiều nhu cầu bắt buộc phải sản xuất. Nếu sản xuất nông nghiệp không hiệu quả thi các hộ này có thể cho thuê hoặc sẵn sàng bỏ

hoang không canh tác. Ngoài ra nguyên nhân thiếu lao động tham gia sản xuất nông nghiệp cũng có tỷ lệ các hộ lựa chọn khá cao. Có tới 76,47% số hộ thuộc nhóm hộ I cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến đất nông nghiệp bị bỏ hoang;

tương tựđối với nhóm hộ II là 57,50% và nhóm hộ III và 69,70%.

Qua tìm hiểu thực tế ở địa phương lý do các hộ đánh giá như vậy do: Việc

làm trong lao động nông nghiệp không ổn định (chỉ giải quyết được ½ thời gian

phương đi làm cho các khu công nghiệp để thu được lợi ích lớn hơn. Chính vì

vậy lao động sản xuất nông nghiệp ở địa phương chủ yếu là lao động ngoài độ

tuổi lao động. Với sự chuyển dịch mạnh sang công nghiệp-dịch vụ cả về lực

lượng lao động, cùng với sự giảm sút của lao động phổ thông đã ảnh hưởng không nhỏ tới lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng thiếu lao động nông nghiệp là tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)