Ruộng đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 81)

Ruộng đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn thể hiện qua: Hệ thống giao thông nội đồng chưa thuận tiện; Chất lượng đất kém; Bình quân số mảnh nhiều, phân tán. Ruộng đất manh mún dẫn đến cơ giới hóa khó khăn, chi phí để

sản xuất lớn hơn và khó sản xuất được sản phẩm mang tính hàng hóa.

Đánh giá nguyên nhân ruộng đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn đến đất nông nghiệp bị bỏ hoang của các hộ, cán bộ được phỏng vấn ta thu được kết quả sau:

Bảng 4.9. Đánh giá nguyên nhân ruộng đất manh mún, điều kiện

sản xuất khó khăn

Nội dung

Không quan trọng Trung bình Rất quan trọng

Số lượng(hộ) Cơ cấu (%) Số lượng(hộ) cấu (%) Số lượng(hộ) cấu (%) Hệ thống giao thông nội đồng chưa thuận tiện

7 6,67 48 45,71 50 47,62 Chất lượng đất kém 11 10,48 46 43,81 48 45,71 Bình quân số mảnh nhiều, phân tán 4 3,81 50 47,62 51 48,57

Qua bảng 4.9 cho ta thấy bình quân số mảnh nhiều, phân tán được đánh gia

là nguyên nhân rất nghiêm trọng (48,57%) dẫn đến bỏ hoang đất nông nghiệp. Tiếp đó là nguyên nhân: hệ thống giao thông nội đồng chưa thuận tiện có tới 47,62% ý kiến cho rằng nguyên nhân này ảnh hưởng rất quan trọng. Chất lượng

đất kém là yếu tốđánh giá thấp nhất trong những yếu tố trên. 43,81% ý kiến cán bộvà người dân cho rằng chất lượng đất kém chỉảnh hưởng ở mức độ trung bình

đến bỏhoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du. Tuy nhiên, đây là một trong những yếu tố gây ra hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, chất lượng đất kém dẫn đến chi phí cải tạo đất cho sản xuất lớn hơn, năng xuất thu được thấp

hơn so với các diện tích khác ở địa phương dẫn tới hiệu quả thu được thấp hơn.

Theo ý kiến của người dân có những vùng đất chất lượng kém canh họ chỉ canh tác do không có công việc khác, hiệu quả thu được từ những mảnh đất này gần

như bằng không.

4.2.2.1.Giao thông nội đồng chưa thuận tiện

Trên địa bàn huyện những năm gần đây đã thực hiện triển khai chương

trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới tuy nhiên tính hết năm 2017 mới có 2/13 xã là xã nông thôn mới. Ngoài việc số thửa còn nhiều và manh mún thì điền

đổi thửa chưa thực hiện được nên hệ thống giao thông nội đồng còn chưa thuận lợi. Hệ thống giao thông nội đồng trên địa bàn huyện Tiên Du chưa đáp ứng

được yêu cầu sản xuất, đường nội đồng còn quá nhỏ, tỷ lệđược kiên cố hóa bằng bê tông còn ít, chủ yếu là đường đất. Những vấn đề này dẫn đến khó khăn trong

áp dụng khoa học kỹ thuật (máy móc để cơ giới hóa), chi phí tăng cao nhất là trong khâu vận chuyển vật tư nông nghiệp và sản phẩm sản xuất.

Để cải thiện giao thông nội đồng ủy ban nhân dân huyện đã có kế

hoạch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” huy động thêm nguồn lực trong dân, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông địa phương. Tuy

nhiên, đời sống kinh tế còn quá khó khăn, bà con chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Việc thực hiện tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chung tay xây dựng nông thôn mới còn chưa mang lại hiệu quả nên buộc phải chấp nhận sống chung với đường xấu, nhỏ vì họ không có khả năng về tài chính đóng góp xây

Hộp 4.3. Giao thông nội đồng khó khăn, khó áp dụng được khoa học công nghệ vào sản xuất

4.2.2.2.Chất lượng đất kém

Chất lượng đất cũng là một yếu tố kiến người dân đất nông nghiệp bị bỏ

hoang có tới 45,71% ý kiến đánh giá yếu tố này ở mức rất nghiêm trọng.

Bảng 4.10. Chất lượng đất nông nghiệp bỏ hoang của các hộđiều tra Chỉ tiêu Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) 1. Chất lượng đất 26.112 100 46.080 100 42.768 100 Đất tốt 6.345 24,3 12.995 28,2 6.159 14,4 Đất trung bình 8.930 34,2 9.723 21,1 3.208 7,5 Đất xấu 10.836 41,5 23.363 50,7 33.402 78,1 2. Chân đất 26.112 100 46.080 100 42.768 100 Đất chân cao 7.129 27,3 5.806 12,6 8.211 19,2 Đất vừa và trung bình 5.405 20,7 8.064 17,5 3.593 8,4 Đất chân trũng 13.578 52,0 32.210 69,9 30.964 72,4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Trong tổng diện tích đất canh tác bỏ hoang của hộ, vềcơ bản chất lượng đất

được đánh giá là xấu, chủ yếu hộ bỏ những phần diện tích đất xấu hay bị ngập úng hoặc chân cao khó khăn trong việc tưới nước. Theo bảng 4.10 có tới 45,1% diện tích của nhóm hộ I thuộc loại đất xấu, nhóm hộ II là 50,75 và nhóm hộ III là 78,1%. Ngoài ra chủ yếu những thửa đất này thuộc vùng đất chân trũng ở nhóm hộ III có tới 72,4% diệc tích đất nông nghiệp bỏ hoang thuộc chân trũng; nhóm

hộ II tỷ lệ này là 69,9% và nhóm hộ I là 52%. Những mảnh đất này hiệu quả kinh tếthu được là rất thấp thậm chí là thua lỗ cho nên những mảnh ruộng này thường là những mảnh ruộng bỏhoang không được canh tác. Vì canh tác không thu được

Ông Nguyễn Xuân Toán, một hộ dân xã Tri Phương cho biết: Con đường này năm

nào chúng tôi cũng bỏ công ra san lấp, sửa sang nhưng do chỉ là đường đất nên cứ

qua vài trận mưa là lại đâu vào đấy, xói lở, lồi lõm đi lại rất khó khăn, còn vận chuyển nông sản gần như không được. Giao thông nội đồng khó khăn nên không thể cơ giới hóa, chi phí vận chuyển lớn và không mang lại hiệu quả.

hiệu quả cho nên những mảnh ruộng này cũng không có ai mượn hay thuê, muốn chuyển đổi mục đích sử dụng thì lại vi phạm về pháp luật.Chất lượng đất và chân

đất sản xuất khiến khó có thể tích tụđất đai để giảm thiểu tình trạng bỏhoang đất nông nghiệp. Ngoài ra, việc liên kết để sản xuất trở lại các diện tích bị bỏ hoang

cũng khó khăn do các điều kiện này khác nhau dẫn tới việc phân vùng sản xuất

khó khăn để tạo thành các vùng diện tích lớn để phát triển. Hơn nữa chất lượng

đất và chân đất sản xuất khác nhau để có để phát triển nông nghiệp khiến chi phí

đầu tư tăng cao như các chi phí cải tạo đất; sản phẳng; thủy lợi để phục vụ sản xuất. Điều này dẫn tới không nhiều cá nhân, tổ chức có vốn đểđiều kiện để đầu

tư sản xuất dẫn. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp trên các diện tích này không hiệu quả dẫn đến người dân bỏ hoang đất nông nghiệp để tìm công việc mới mang lại cho họ thu nhập cao hơn và ổn định hơn.

4.2.2.3. Bình quân số mảnh nhiều và phân tán

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến bỏ hoang ruộng đất là nình quân số mảnh trên hộ nhiều và phân tán. Cụ thểnhư sau:

Qua bảng sau ta thấy bình quân mỗi hộ có từ 5 đến 7 mảnh trong khi đó

diện tích mảnh nhỏ nhất 0,2 sào; diện tích mảnh lớn nhất là 2,4 sào. Do chưa

thực hiệc được dồn điền đổi thửa nên bình quân số thửa đất còn rất. Vấn đề manh mún ruộng đất do:

Bảng 4.11. Mức độ manh mún của diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp m2 26.112 46.080 42.768

Số thửa thửa 71 125 137

Diện tích thửa nhỏ nhất m2 72 96 96

Diện tích thửa lớn nhất m2 864 744 648

Diện tích BQ trên thửa m2 367,77 368,64 312,18

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

+ Cách thức phân chia ruộng đất đất trước đây phải phân chia đều mọi

người đều phải có ruộng tốt, ruộng xấu đểđảm bảo sự công bằng và dân chủ

+ Công tác quy hoạch sử dụng đất và phân chia hạng đất chưa được quan

tâm đúng mức. Phân hạng đất là cơ sở cho sự phân chia ruộng đất công bằng lại

còn cách nào là phân chia từng loại đất trên từng xứđồng cho từng hộ theo năng

suất sản lượng hàng năm thu được trên mảnh đất đó.

Đất sản xuất nông nghiệp manh mún, phân tán nhiều xứđồng dẫn đến việc tổ

chức sản xuất gặp nhiều khó khăn, chi phí sản suất lớn, sản xuất không thành được hàng hóa. Bên cạnh đó, ruộng đất manh mún nhưng không có sự liên kết giữa các hộ

dẫn tới sản phẩm không đồng nhất. Hiệu quảthu được từ sản xuất thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)