Giải pháp để giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 111)

4.5.2.1. Hoàn thiện bổ xung chính sách, quyết định phát triển sản xuất nông nghiệp giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp

Tiến hành rà soát một cách toàn diện hệ thống chính sách, pháp luật trên

các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bổ sung, hoàn thiện theo hướng hình thành môi

trường chính sách, pháp luật đồng bộthúc đẩy phát triển.

Rà soát tổng thể hệ thống chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển nông nghiệp, bổ sung, hoàn thiện theo hướng đồng bộ, phù hợp với chủ trương tái cơ

cấu nông nghiệp.

Xây dựng các quy định, cơ chế xử lý tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp

để lấy đó làm căn cứđể xử lý các cá nhân vi phạm.

Ủy ban nhân dân huyện kết hợp với phòng Nông nghiệp và phòng Tài

Nguyên và Môi trường xây dựng phương án tích tụ đất đai các hộ không muốn sản xuất; hay các hộ không có nhu cầu sản xuất để cho các hộ khác có nhu cầu sản xuất thuê đất để phát triển nông nghiệp.Phát triển thị trường thuê đất tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn huyện Bình Lục thị trường chuyển nhượng và thuê đất đã phát triển tuy nhiên thị trường này còn thiếu tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các thông tin về nhu cầu chuyển nhượng, thuê và giá cả, trung gian chứng thực cho các giao dịch nhằm

đảm bảo tính pháp lý, xử lý khi có tranh chấp. Hiện nay chủ yếu các nhu cầu thuê

hay cho thuê đều do người dân tự tìm hiểu. Để thúc đẩy tích tụ ruộng đất thì điều kiện thuê, chuyển nhượng phải thông thoáng. Hiện nay giao dịch giữa các cá nhân vềthuê thường không có hợp đồng chính vì vậy rất khó khăn xử lý khi xảy ra tranh chấp. Chính vì vậy, cần phát triển thịtrường chuyển nhượng và thuê đất.

Từđó, nâng cao nâng cao được hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp. Để xây dựng cơ chế này cần có sự tham gia của các ngành ở địa phương để xây dựng một cách toàn diện và chính xác giảm thiểu được tác động tiêu cực của tích tụđất

đai mang lại như đầu cơ đất, chuyển đổi múc đích sử dụng không đúng mục đích

chế, chính sách tích tụ đất đai cho phù hợp với huyện Tiên Du nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung.

4.5.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch

Trước hết là đẩy mạnh việc cung cấp thông tin quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; tiến hành quy hoạch và khoanh vùng xác định ngay diện tích sản xuất các loại giống, đồng thời triển khai kế hoạch đầu tư CSHT kỹ thuật, thiết bị, công nghệ để định hình trung tâm giống, sản xuất và cung cấp giống cho thành phố, các tỉnh và khu vực; nghiên cứu và thực hiện các giải pháp khắc phục các tồn tại, yếu kém trong thời gian qua để phát triển ổn định, bền vững. Đó là nông dân, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng, khả năng và nguồn lực để phát triển sản xuất; chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phương thức tổ chức sản xuất; chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hoá nông sản lớn; chậm phát triển cơ giới hoá, công nghệ sau thu hoạch, hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Phòng Quản lý đô thị và Phòng Kinh tế phối hợp với nhau trong việc kiểm tra, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, thẩm định các phương án chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại theo quy hoạch. Các phòng ban phối hợp với nhau để tổng hợp nhu cầu vốn cho xây dựng, vốn đầu tư thực hiện kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng và hạ tầng phục vụ sản xuất trong các vùng được quy hoạch phát triển. Cùng với đó là phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn các cơ sở sản xuất nông nghiệp thực hiện tốt các quy hoạch đảm bảo vệ ính môi trường trong quá trình sản xuất. Các phòng ban sẽ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND huyện về các trường hợp phát triển sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp vi phạm các vùng quy hoạch phát triển của huyện.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các quy hoạch vùng sản xuất đất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất của huyện đến với rộng rãi người dân trên địa bàn huyện và các nhà đầu tư để thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tích cực khuyến khích người dân tại các vùng quy hoạch tích cực tham gia vào thực hiện chuyển đổi cơ cấy cây trồng vật nuôi để thực hiện sản xuất theo quy hoạch vùng. Tuyên truyền cho người dân tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký đầu tư, hỗ trợ thanh quyết toán theo hướng dân của các ngành thuộc huyện quản lý.

Hàng năm, UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo, xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức sản xuất, tiệu thụ sản phẩm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ nông dân xác định nhu cầu và tổng hợp đăng ký thực hiện mô hình, diện tích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch vùng sản xuất, tổng hợp gửi về UBND huyện qua phòng Kinh tế vào cuối tháng 10 hàng

năm. Phòng Kinh tế tổng hợp và chủ trì cùng với các Phòng Tài chính – Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Quản lý đô thị, Trạm bảo vệ thực vật huyện, Trạm Khuyến nông huyện,… kiểm tra đề xuất UBND huyện chủ trương thực hiện trong vòng quý 1 của năm.

4.5.2.3. Tăng cường sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụtư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân v.v...

Phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; hình thành các vùng chăn

nuôi xa thành phố, khu dân cư; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng;...

Từng bước hình thành hệ thống liên kết giữa người sản xuất, người thu mua, người chế biến và các tổ chức chứng nhận chất lượng để đảm bảo tiêu thụ

các sản phẩm chất lượng và rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du hiện nay do , manh mún, CSHT phục vụ sản xuất chưađồng bộ, thị trường không ổn định do vậy cần phải xây dựng chặt chẽ các mối liên kết giữa nhà nước với người nông dân trong việc hoạch định phát triển nông nghiệp, đầu tư CSHT, cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp cũng như chính sách hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ

nông sản. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua việc hình thành các chuỗi giá trị nông sản khép kín, chất lượng cao,

bảo sản xuất được tập trung, doanh nghiệp thu mua tập trung, ngườ nông dân dễ

dàng hơn trong tiêu thụ, ít rủi ro, dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh và giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

4.5.2.4. Tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về phát triển nông nghiệp giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp

Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo an ninh lương thực và cân bằng cho phát triển kinh tế. Chính vì vậy nhận thức của người dân về phát triển nông nghiệp giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp là rất quan trọng. Để nâng cao nhận thức của

người dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người về tác động bỏ hoang đất nông nghiệp gây ra cho các hộ nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

Tuyên truyền các quy định của nhà nước, các chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp để người dân có thể nắm được chính sách và tiếp cận được các

chương trình hỗ trợ của Nhà nước liên quan đến phát triển nông nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ.

Tuyên truyền nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông Nâng cao hiệu quả

công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Tăng cường hỗ

trợ cho nông dân thông qua các chương trình khuyến nông: Khuyến nông đóng

vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn cho nông dân học tập. Để các chương trình khuyến nông

đạt hiệu quả cần phải tiến hành xây dựng danh mục các chương trình, dự án khuyến nông phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp. Nguồn kinh phí khuyến nông của địa phương thực hiện trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu, đất đai, phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp và khả năng tiếp nhận KHCN của nông dân ở địa phương. Nguồn kinh phí khuyến nông trung ương để thực hiện các chương trình, dự án mới, có ý

nghĩa trong vùng sinh thái, từng khu vực theo định hướng, quy hoạch của Bộ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để tránh tình trạng, hiệu quả các chương

trình, dự án chỉ dừng lại ở từng mô hình, khi nhân rộng lại dư thừa sản phẩm. UBND huyện cần tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển đội ngũ khuyến nông, khuyến nông cơ sở: trước hết cần nâng cao trình độ của các cán bộ làm

công tác khuyến nông ở các xã thông qua mở các lớp bồi dững ngăn ngày và

thường xuyên đổi mới kiến thức. Đồng thời có chế độ chính sách thỏa đáng để đảm bảo đời sống cho cán bộ làm công tác khuyến nông tại cơ sở.

Cùng với đó để phát triển sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa thì ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần chủ động nghiên cứu phát triển công nghiệp dịch vụ phục vụ đầu vào, giải quyết đầu ra, mở rộng và nâng cấp việc chế biến và bảo quản vận chuyển sản phẩm nông, lâm, ngư

nghiệp. Tổ chức các dịch vụ cung cấp máy móc, trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các loại phân bón, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là nhu cầu cần thiết đòi hỏi các ngành công nghiệp phát triển nhanh và gắn bó với nông nghiệp một cách lâu dài, bền vững. Công nghiệp sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau khi thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cũng là lĩnh vực mà thành phố có ưu

thế. Việc phát triển nhanh công nghiệp gắn bó với nông nghiệp đòi hỏi phải chú trọng việc xử lý chất thải, phát triển mảng xanh, bảo vệ môi trường đô thị

bền vững, khai thác tối đa tiềm năng đất đai, mặt nước và khoảng không gian, KHCN. Huy động các nguồn lực của thành phố, các thành phần kinh tế để tổ

chức sản xuất các loại nông sản phẩm ổn định lâu dài và có giá trị cao: hoa, phong lan, cây kiểng, cả cảnh, rau sạch; tổ chức sản xuất theo quy trình GAP trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để cung cấp cho việc tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tại chỗ; phát huy lợi thế cạnh tranh ngay tại thị trường thành phố. Nông nghiệp đô thị thành phố phải kết hợp với du lịch sinh thái góp phần cải thiện cảnh quan và môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp, an toàn, hài hoà giữa con người và thiên nhiên, để cải thiện, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

- Đối với những nông dân có tuổi đời tươngđối cao, trình độ học vấn thấp Về nội dung, cần trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản trong sản xuất nông nghiệp nhưhướng dẫn những kỹnăng, kỹ thuật sản xuất, canh tác mới nhất, hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả như VAC, RVAC,... Bồi dưỡng cho nông dân những kiến thức trong kinh doanh như kiến thức về tiếp cận thị trường và khảnăng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của nó; kiến thức về maketing, giới thiệu sản phẩm; những kiến thức về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký cho thương hiệu nông sản hàng hoá,... Tuyên truyền và bồi dưỡng cho nông dân những hiểu biết về đường lối,

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; những kiến thức luật pháp liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội, đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân.

Về phương pháp, do đặc thù của nhóm đối tượng nông dân này là trình độ

học vấn thấp, hạn chế trong nhận thức nên phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, hỗ trợ, tư vấn,... Trong đó, cần chú trọng phương pháp giáo dục bằng hình

ảnh trực quan đơn giản nhưng sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.

Về hình thức, phải linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng, phong phú, chủ yếu dựa vào cộng đồng là chính: tiếp xúc cử tri, họp tổ nhân dân tự quản, tiến hành toạ đàm, hội thảo đầu bờ, tham quan thực tế các mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi,...

- Đối với đối tượng là thanh thiếu niên con em của nông dân

Cần xây dựng chiến lược giáo dục - đào tạo có tính căn cơ, bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay và nhất là trong những năm tiếp theo. Đối với nhóm này cần tập trung vào hai vấn đề lớn: Một là, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông cho tất cả các bậc học, trong đó chú trọng đến công tác xoá mù chữ và tái mù, phổ

cập giáo dục, nhất là cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa.

Hai là, nâng cao hiệu quảchương trình đào tạo nghề cho đội ngũ lao động trẻở nông thôn vừa đáp ứng yêu cầu hiện tại, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực chất

lượng cao cho những năm tiếp theo. Tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm chương

trình dạy nghề cho lao đông nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủtướng CP phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Từ đó, có những điều chỉnh phù hợp cả về cơ chế, chính sách, công tác phối hợp và hoạt động triển khai trong thực tế để nâng cao hiệu quảđầu tư của Nhà nước cho việc nâng cao trình độ, nhận thức, tay nghề cho lao

động nông thôn.

4.5.2.5. Tăng cường sự phối kết hợp của các cấp, các ngành ở địa phương cho phát triển nông nghiệp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp

Để thực hiện các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp các cấp, các ngành cần phối kết hợp trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)