Cơ sở thực tiễn về hiện tượng bỏ hoang đất nông nghiệp ở một số nơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 42)

trên thế giới

2.2.1.1. Đài Loan

Với một diện tích nông nghiệp ít ỏi, đất lại không được màu mỡ và địa hình thiếu thuận lợi, cùng với đặc điểm của ngảnh nông nghiệp là phụ thuộc lớn vào tự nhiên nên dễ thất bát, năng suất lao động không cao… Người dân Đài Loan trước đây cũng không mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Lao động ở nông thôn di

cư sang các thành phố lớn để tìm kiếm những công việc mang lại những thu nhập

cao hơn. Đứng trước vấn đềtrên Đài Loan đã tiến hành cải cách Chiến lược giảm bớt sản xuất lúa gạo và đa dạng hóa các cây trồng được nhà nước khuyến khích. Các cây, con có giá trịcao hơn lúa nhưrau xanh, cây ăn trái, nấm, hoa, tôm, lươn …

được tạo điều kiện để phát triển ngay từ những năm cuối thập kỷ 70 vì thực tế cho thấy, nhu cầu ăn chất bột như lúa, khoai trong nước giảm, nhu cầu thị hiếu của người dân về các thực phẩm khác lại tăng cao, nếu không khuyến khích đa dạng hóa như thế thì tất yếu phải nhập khẩu đểđáp ứng cho nhu cầu trong nước, nông

dân trong nước sẽ bị thiệt thòi. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản là một trong những chiến lược mà CP theo đuổi trong nhiều năm và đã thành công. Hiện nay công nghiệp chế biến nông sản đứng thứ 4 trong các ngành công nghiệp ởĐài Loan. Theo thống kê ởcác nước tiên tiến người dân sử dụng sản phẩm chế biến đến 50%, còn ởĐài Loan hiện là 35%. Đài Loan cho rằng khi còn nghèo, người nghèo chế biến nông sản bán ra thế giới cho người giàu hưởng, nhưng khi đã khá rồi thì họ chế biến cho chính họ, cho nên hiện nay xuất khẩu nông sản chế biến của Đài

Loan giảm đi nhưng chế biến cho tiêu dùng trong nước lại tăng lên. Viện nghiên cứu và Phát triển Thực phẩm của Đài Loan được trang bị rất hiện đại, hàng năm nhà nước cấp 75% kinh phí nghiên cứu và chuyển giao cho sản xuất của Viện (25% còn lại Viện ký hợp đồng trực tiếp với các xí nghiệp và với nông dân). Từ

nhiều năm qua Viện hoạt động rất tốt, góp phần thúc đẩy công nghiệp chế biến thực phẩm của Đài Loan (Nguyễn Thế Bình, 2013).

2.2.1.2. Campuchia

Theo báo cáo của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Campuchia được đăng tải trên báo điện tử Tổ Quốc ngày 09/12/2009

(www.toquoc.gov.vn) thì nông dân Campuchia đang trong vòng luẩn quẩn thiếu

đất nông nghiệp và thiếu ăn. Đồng ruộng Campuchia phân bố rất thưa dân số, bởi

cái đất nước bao la ấy với diện tích 181.035km2 , có một nửa là diện tích đồng bằng mà đến nay chỉ có 14 triệu dân. Trong sốnày có hơn 80% làm nông nghiệp.

Người ta tính rằng nông dân Campuchia sở hữu đến hơn 1hecta đất/người. “Tiềm

năng nông nghiệp của Campuchia rất dồi dào, nhưng nông dân thì lại rất nghèo, có những vùng thiếu gạo ăn phải sống nhờ vào sự cứu đói của các tổ chức quốc tế”. Trên 90% đất nông nghiệp ở Campuchia chỉ làm một vụ lúa. Rất ít gặp hệ

thống thuỷ lợi, thuỷ nông. Hầu như nông dân làm ruộng dựa vào thiên nhiên là chủ yếu. Một số nông dân khác thì lợi dụng nguồn nước ngọt sánh kiệt của mùa

khô để trồng một số nông phẩm như: bầu, bí, bắp, dưa… nhưng sản lượng không

đáng kể, chủ yếu là tự sản tự tiêu, bởi vì nước ngọt ở Campuchia mùa khô rất hiếm (Kim Liên, 2009).

2.2.1.3. Thái Lan

Thái Lan năm 2007, nước này xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, đạt 3,5 tỷ USD, giữ vững thế độc tôn, do có lợi thế về lao động nông nghiệp và đất đai. Nhưng

hiện nay đang phải đối mặt với thách thức lớn, diện tích đất nông nghiệp có xu

hướng giảm mạnh, thoái hóa khiến người nông dân ở một số tỉnh, đặc biệt là

vùng Đông Bắc Thái Lan, không mặn mà với nghề nông, bỏ lại ruộng vườn tìm

đến những thành phố lớn như Bangkok làm thuê. 30 năm trước, có thời gian diện

tích đất nông nghiệp của Thái Lan tăng “đột biến”. Người Thái cần cù lao động, bám chặt đồng ruộng đểmong thay đổi cuộc sống. Còn các nhà hoạch định chính sách Thái Lan coi nông nghiệp là nội lực sống còn để phát triển kinh tế quốc dân. Với lợi thế về nhân lực nông nghiệp (có đến 80% dân số Thái sinh sống vùng nông thôn), diện tích đất nông nghiệp sẵn có, Thái Lan đã nhanh chóng hiện thực

hóa được ước mơ trở thành “nồi cơm” của thế giới. Nỗi lo bắt đầu manh nha trong giới lãnh đạo của quốc gia được xem là luôn đi đầu khu vực trong xuất khẩu nông sản này khi diện tích đất nông nghiệp nông nghiệp gần đây (hiện nay là 22 triệu ha) có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu Thái Lan mổ xẻ: tốc độ công nghiệp hóa, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải

trí; “trương nở” của những đô thị lớn; kèm theo đó là hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật nông nghiệp mới theo phương châm phát triển bền vững khiến màu mỡ đất nông nghiệp bị rửa trôi, xói mòn hoặc nhiễm mặn.

Như một “phản ứng dây truyền”, diện tích đất nông nghiệp giảm, thoái hóa khiến người nông dân ở một số tỉnh, đặc biệt là vùng Đông Bắc Thái Lan, không mặn mà với nghề nông, bỏ lại ruộng vườn tìm đến những thành phố lớn

như Bangkok làm thuê. Theo một thống kê, hơn 10 năm trước số lao động nông nghiệp Thái Lan chiếm từ 55- 60% dân số thì gần đây, con số này chỉ còn khoảng 40%, và dựbáo đến 2013 sẽ tiếp tục giảm xuống còn 37% (Đức Phường, 2008).

2.2.1.4.Trung Quốc

Theo báo điện tử Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc - CRI ngày 20/09/2009, Trung Quốc có đất đai rộng mênh mông, loại hình tài nguyên đất đai

da dạng. Ruộng đất, vùng rừng, đồng cỏ, hoang mạc, bãi lầy rải rác tại Trung Quốc với diện tích lớn. Nhưng Trung Quốc có đất đồi nhiều, đồng bằng ít, ruộng

đất và vùng rừng chiếm tỷ lệ nhỏ. Tài nguyên đất đai các loại rải rác không đồng

đều, ruộng đất chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng và vùng lòng chảo thuộc khu vực gió mùa miền đông; phần lớn vùng rừng tập trung ở vùng hẻo lánh ở

miền đông bắc và tây nam; đồng cỏ chủ yếu rải rác ở vùng cao nguyên và vùng núi ở đất liền. Nông dân hiện vẫn chiếm đại bộ phận trong tổng số 1,3 tỷ dân Trung Quốc. Thế nhưng bộ phận này dường như bị gạt ra ngoài lề của công cuộc chấn hưng kinh tế đất nước. Sự thần kỳ của nền kinh tế lớn đông dân nhất thế

giới đem lại thu nhập khá cao, 1.000 USD/năm cho người dân thành thị, nhưng

thu nhập của những người dân quê chỉ đạt khoảng 317 USD/năm, và khoảng cách này ngày càng rộng ra cùng với sự bùng nổ sản xuất công nghiệp của Trung Quốc. Trong khi giá cả hàng nông sản gia tăng chậm chạp thì những chi phí sản xuất như giá phân bón, xăng dầu phục vụ sản xuất nông nghiệp lại tăng cao theo

giá công nghiệp, đẩy thu nhập ròng của người nông dân vốn đã thấp lại càng thấp

hơn so với mặt bằng chung của xã hội. Tính tới nay đã có hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc bỏ ruộng vườn ra thành phố tìm kiếm việc làm tại các khu công nghiệp (Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc – CRI, 2014).

2.2.1.5. Philippines

Là nước để tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao, đã tạo luồng di cư lao động từ nông thôn đến các thành phố lớn. Khu vực nông thôn thiếu hụt lao động, ruộng đồng bị bỏ hoang trong khi đất nước phải đối mặt với cuộc khủng hoảng

lương thực. Khi Philippines phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ

ruộng đồng, đến với các nghề có thu nhập hấp dẫn hơn. Ruộng lúa bậc thang 2.000

năm tuổi của Philippines tại dãy núi Coridellera đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Tuy nhiên, nó đã bị bỏquên và không được tu sửa khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng đến với những nguồn thu hấp dẫn khác. Ông Raymond cho biết: Diện tích ruộng bậc thang của chúng tôi đang sụt giảm ở mức báo động. Khoảng 25-

30% đất đã bị bỏ hoang, lãng quên hay sử dụng vào mục đích khác.

Một sốnông dân đã chuyển đổi từ trồng lúa sang các sản phẩm có giá trị cao hơn như rau, cao su, cà phê, nhưng rất nhiều người khác thì bỏ ruộng đồng đi

tìm việc làm ở các thành phố lớn. Những phòng trọ, cửa hiệu lương thực và bán lẻ đã lấn dần đất nông nghiệp. Hồi chuông cảnh báo về viễn cảnh tồi tệ trong cung cấp lương thực đã vang lên, CP Philippines đã ra lệnh dừng mọi kế hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác. Nhưng họ làm không tích cực

để ngăn chặn việc dân di cư tới thành phố, rời bỏ ruộng đồng. “Đây là điều đáng

buồn vì hầu hết thanh niên đều có giấc mơ kiếm sống dễ dàng hơn, có nghề

nghiệp thu nhập cao hơn ở các thành phố hay nước ngoài”, Raffy Menen, lãnh

đạo một hiệp hội nông dân ở vùng ruộng bậc thang cho biết. Hầu hết học sinh trung học ở trong làng của ông chẳng có hứng thú gì với nghề trồng lúa truyền thống đã có lịch sử hơn 2.000 năm của ông cha. “Đây là công việc khó khăn, tất cả đều làm bằng tay vì chúng tôi không có gia súc cũng như thiết bị phù hợp với những thửa ruộng nhỏ. Thanh niên trong làng đều muốn kiếm việc tại các khách sạn hay nhà hàng trong thị trấn” (KỳThư, 2008).

Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã không nhiều so với tổng diện tích tự

nhiên, lại bị khai thác sử dụng kém hiệu quả gây lãng phí lớn về nguồn lực từđất. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp các nước khu vực Đông nam á có điều kiện tương đồng vớiViệt Nam nhận thấy rằng, đất đai bị thoái hóa do sử dụng nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả sản suất nông nghiệp thấp, thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp cao đã tác động trực tiếp đến tâm lý người nông

dân không găn bó với đồng ruộng. Tăng cường quản lý và áp dụng các biện pháp nông nghiệp hợp lý là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)