Hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 77)

Hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp thấp là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn

đến bỏ hoang đất nông nghiệp. Qua quá trình khảo sát các hộ dân về một số cây trồng chủ lực trên địa phương cho thấy giá trị sản xuất bình quân/ năm thấp và có sựu chênh lệch lớn giữa các nhóm cây trồng. Giá trị sản xuất (GO) của cây lúa thấp nhất đạt giá trị bình quân 2535-2730 nghìn đồng/ sào/năm; giá trị sản xuất của cây ngô đạt 2,8 – 3,16 triệu đồng /sào/ năm; cao nhất là khoai lang với giá trị

sản xuất đạt 8,5 triệu đồng- 9,4 triệu đồng/sào/năm tuy nhiên diện tích này không lớn và nhu cầu của thị trường không lớn. Cuối cùng là giá trị sản xuất rau các loại

đạt bình quân 3.6 triệu/ 3,8 triệu đồng/ sào/ năm.

Bảng 4.6. Giá trị sản xuất bình quân/sào/năm của một số loại cây trồng chủ

yếu trên địa bàn huyện Tiên Du

Chỉ tiêu Nhóm hộ I Nhóm hộ II Năng suất (kg/sào) GO/sào (1000đ) Năng suất (kg/sào) GO/sào (1000đ) Lúa 420 2.730 390 2.535 Ngô 396 3.168 350 2.800 Khoai lang 850 9.350 780 8.580 Rau các loại 550 3.850 490 3.640

Nguồn: Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra (2017)

Giá trị sản xuất của của khoai lang cao gấp 3,4 lần so với giá trị sản xuất của cây lúa đây là hướng giải pháp nếu nghiên cứu kỹ thị trường và có vùng đất phù hợp thì có thể chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng này để mang lại hiệu quả hơn cho các hộ còn mong muốn sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

Giá trị sản xuất của một số loại cây trồng ở nhóm hộ I cao hơn của nhóm hộ II do nhóm hộ một nguồn thu nhập duy nhất của hộ là sản xuất nông nghiệp chính vì vậy họ quan tâm hơn đến sản xuất dẫn đến năng suất của một

số loại cây trồng ở các hộ thuộc nhóm hộ I lớn hơn các hộ ở nhóm hộ II. Sự

chênh lệch giữa giá trị sản xuất bình quân của một số loại cây trồng trên địa bàn huyện Tiên Du giữa các nhóm hộ là không lớn cụ thể đối với lúa sự chênh lệch lệch của giá trị sản xuất bình quân của nhóm hộ I với nhóm hộ thứ II là

195 nghìn đồng; với ngô là 368 nghìn đồng; khoai lang là 770 nghìn đồng và rau các loại là 210 nghìn đồng.

Bảng 4.7. Chi phí trồng trọt bình quân/sào/năm của một số cây trồng chủ

yếu trên địa bàn huyện Tiên Du

Chỉ tiêu

Nhóm hộ I Nhóm hộ II

Chi phí/sào (1000đ)

Công lao động/sào (công)

Chi phí/sào (1000đ)

Công lao động/sào (công)

Lúa 2150 7 2350 5

Rau các loại 2840 16 3050 11

Khác 2350 17 2550 13

Nguồn: Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra(2017)

Chi phí cho sản suất một số cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Tiên Du giữa hai nhóm hộđiều tra làm không lớn nguyên nhân có sự chênh lệch này là do nhóm hộ II có thu nhập chính từ phi nông nghiệp họ sẵn sàng bỏ tiền ra thuê lao

động thêm để sản xuất. Chi phí sản xuất của nhóm hộ II chênh với nhóm hộ I của một số loại cây trồng là 200 nghìn đồng/sào/năm.

Các chi phí trồng trọt bao gồm chi phí phân đạm, phân lân, kali, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, công vận chuyển, giống và một số chi phí khác. Qua khảo sát ở địa phương chi phí cho sản suất rau các loại là lớn nhất 2,84 triệu – 3,05 triệu/sào/ năm. Nguyên nhân chi phí lớn nhất vì trồng rau màu đòi hỏi kỹ

thuật cao, mất nhiều chi phí cho khâu giống và một số chi phí trung gian. Chi phí sản xuất bình quân cho sản xuất một số cây trồng khác 2,35 triệu – 2,55 triệu/sào/năm. Chi phí cho sản xuất lúa là thấp nhất khỏang 2,15 triệu – 2,35 triệu/sào/năm Tuy nhiên hiệu quả mang lại từ trồng lúa là thấp nhấp. Hiệu quả

sản xuất bình quân/ sào/ năm của các cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Tiên Du là rất thấp. Chi phí cho sản xuất lớn bên cạnh đó đầu ra thị trường không đảm bảo dẫn tới giá cả thấp dẫn tới lợi nhuận mang lại từ sản xuất nông nghiệp vô cùng thấp.

Hộp 4.2. Hiệu quả kinh tế thu từ nông nghiệp thấp dẫn tới bỏhoang đất nông nghiệp

Hiệu quả từ sản xuất lúa 185 nghìn đồng - 580 nghìn đồng; rau các loại 590

nghìn đồng – 1,01 triệu đồng. Chênh lệch giữa thu nhập hỗn hợp ở các loại cây trồng của các nhóm hộ điều tra là rất lớn. Chênh lệch giữa thu nhập hỗn hợp của lúa ở nhóm hộ I so với nhóm hộ II là 3,13 lần; của rau các loại là 1,7 lần. Nguyên nhân các hộ thuộc nhóm II có điều kiện kinh tếkhá hơn nên họ sẵn sàng thuê lao

động để sản xuất cho mình, các hộ này mong muốn có sản phẩm an toàn, sạch để

tự sử dụng. Các hộở nhóm hộ I thu nhập của họ là từ nông nghiệp nên họđầu tư

tốt hơn, bỏ nhiều công sức hơn nên mang lại hiệu quảcao hơn.

Bảng 4.8. Thu nhập hỗ hợp bình quân/sào của các nhóm hộđiều tra

ĐVT: 1000đ/sào/năm

Chỉ tiêu Nhóm hộ I Nhóm hộ II

Lúa 580 185

Rau các loại 1010 590

Khác 818 250

Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra (2017)

Quyết định sản xuất hay không sản xuất phụ thuộc lớn và hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp mang lại cho các hộ. Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp thấp kéo theo các hộ không mặn mà cho việc sản xuất nông nghiệp.

Có nhiều yếu tố tác động đến vấn đề này do năng xuất lao động thấp, trình

độ sản xuất hạn chế, việc sản xuất nông nghiệp không hiệu quả giá trị gia tăng

nhỏ. Quy mô sản xuất nông nghiệp lại nhỏ lẻ không thể tận dụng lợi thế theo quy

Ông Nguyễn Văn Minh, xã Đại Đồng cho biết:

Thực tế cho thấy trong điều kiện mưa thuận gió hòa, cấy 1 sào (360 m2) thu 2,2 tạ x 600.000 đ/tạ = 1.320.000 đồng; chi phí hết trên 1.000.000 đồng, còn lãi 200.000-320.000 đồng/sào/vụ (3-4 tháng). Những năm sâu bệnh nhiều, mưa bão

nhiều phải chống úng, chống hạn, đồng xa, đi lại khó khăn, chi phí quá nhiều do vậy nông dân bị lỗ. Để sản xuất một sào lúa nông dân bỏ ra từ 5-7 công lao động, tính ra

1 công lao động sản xuất lúa chỉđạt 50.000 - 60.000 đ(quá thấp), trong khi đó đi làm

thuê công việc khác (phu hồ phụ vữa, nhặt lề,…thu nhập 150.000 -200.000

mô để mang thu nhập cao hơn. Mặt khác, mức độ cơ giới hóa còn kém, đặc biệt là ở các khâu cần giải phóng sức lao động con người. Từ đó, dẫn đến việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới chưa theo kịp đà phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp thấp do chủ yếu làm ra sản phẩm thô. Ứng dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật thấp, lao động thô sơ trong khi đất đai manh mún, tiềm lực kinh tế kém… là những nguyên nhân làm hiệu quả của sản xuất nông nghiệp thấp, thu nhập từ nông nghiệp không cao.

Ngoài ra sản xuất nông nghiệp còn bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, sản xuất không có lợi nhuận kéo dài nhiều năm kéo theo hệ quả các hộ này phải tìm công việc mới có thu nhập cao hơn để đảm bảo cuộc sống cho nên vấn đề bỏ hoang đất nông nghiệp là tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)