Thực trạng bỏ hoang ruộng đất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 72)

4.1.2.1. Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp của hộ điều tra

Căn cứ theo nghị quyết 03 năm 1993 của CP đất sản xuất nông nghiệp: Hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.Toàn bộ đất nông nghiệp đang được sử

dụng thì giao hết cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp giao cho hộgia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp bao gồm đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu

năm, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, các loại đất này gồm cả đất làm kinh tế gia đình trước đây hợp tác xã giao, đất vườn, đất xâm canh, đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá được xác định để sản xuất nông nghiệp. Đối với những loại

đất nông nghiệp không thể giao cho từng hộ gia đình và cá nhân thì cho tổ chức, hộgia đình, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.3. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/hộđiều tra Chỉ tiêu Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm Hộ III DT (sào) CC (%) DT (sào) CC (%) DT (sào) CC (%) Diện tích sản xuất nông nghiệp

Lúa 5,27 62,70 5,47 71,30 6,13 76,03 Rau màu 2,07 24,60 1,60 20,87 1,47 18,18

Cây hàng năm khác 1,07 12,70 0,60 7,83 0,47 5,79

Số thửa sản xuất nông nghiệp

Lúa 4 57,14 4 66,67 5 62,50 Rau màu 2 28,57 1 16,67 2 25,00

Cây hàng năm khác 1 14,29 1 16,67 1 12,50

Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra (2017)

Ghi chú:

Nhóm hộ I : Hộ bỏ hoang đất nông nghiệp, ngành nghề và thu nhập chính từ nông nghiệp

Nhóm hộ II : Hộ bỏ hoang đất nông nghiệp nhưng thu nhập chính của các hộ này từ phi nông nghiệp Nhóm hộ III : Hộ có đất nông nghiệp bỏ hoang, không sản xuất nông nghiệp, thu nhập hoàn toàn từ

phi nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du được chia bình quân cho các hộ trên địa bàn huyện, trong đó 3 nhóm hộ đều được chia đất sản xuất nông nghiệp sử dụng cho trồng lúa, rau màu và cây hàng năm khác.

Qua bảng 4.3 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp chia cho các hộ

không có sự chênh lệnh quá lớn giữa các nhóm hộ với diện tích bình quân 7-8 sào/ hộ. Cụ thể:

+ Nhóm hộ thứ I được có tổng diện tích bình quân/ hộ là 8,4 sào trong đó

diện tích trồng lúa là chiếm 62,70% tương ứng với 5,2 sào. Diện tích đất trồng

rau màu là 2,07 sào tương ứng với 24,60% còn lại là diện tích cây hàng năm khác

1,07 sào chiếm 122,07%.

Nhóm hộ thứ II với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chia cho các hộ bình quân là 7,67 sào trong đó diện tích lúa là 5,47 sào tương ứng với 71,30 %; diện tích đất rau màu và đất cây hàng năm khác lần lượt là 1,6 sào và 0,6 sào.

Nhóm hộ thứ III có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/hộ là

8,07 sào trong đó 76,03% là diện tích đất lúa; 18,18% là diện tích đất rau màu và 5,79% là diện tích đất cây hàng năm khác.

Diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện là diện tích lúa canh tác hai vụ

ngoài ra canh tác rau màu hoặc một số cây hàng năm khác ở vụ thứ 3. Tuy diện

tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên các hộ thấp nhưng số thửa đất được chia bình quân/hộ là khá lớn.

+ Đối với Nhóm hộ thứ I số thửa/ hộ là 7 thửa trong só thửa trồng lúa là nhiều nhất 4 thửa; Nhóm hộ thứ II là 6 thửa; Nhóm hộ thứ III là 8 thửa điều này chứng tỏ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du là manh mún.

Nhìn chung trên địa bàn huyện Tiên Du đa số diện tích sản xuất nông nghiệp là trồng lúa với số thửa bình quân/hộ chiếm tỷ lệ lớn ở nhóm hộ thứ nhất là 57,14%; nhóm hộ thứ 2 là 66,67% và nhóm hộ thứ 3 là 62,65%. Số thửa trồng

cây hàng năm khác có số thửa/hộ bình quân thấp nhất đối với cả 3 nhóm hộ đều là 1 thửa.

4.1.2.2. Diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang của hộ điều tra

Qua khảo sát các hộở địa phương tổng diện tích bỏhoang đất nông nghiệp của các hộlà 11,48 ha trong đó các hộở nhóm hộ thứ I có diện tích bỏhoang đất nông nghiệp thấp nhất là 2,61ha; nhóm hộ thứ II là 4,6 ha và nhóm hộ thứ III là 4,2 ha. Cụ thểnhư sau:

Bảng 4.4. Thực trạng bỏhoang đất nông nghiệp của hộđiều tra Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhóm thứ I Nhóm thứ II Nhóm thứ III

Tổng diện tích đấtnông nghiệp bỏ hoang m2 26112 46008 42768

Diện tích bỏ hoang theo vụ m2 22890 26128

Diện tích bỏ hoang hoàn toàn m2 3222 19880 42768

Diện tích bỏ hoang bình quân/hộ m2 936,12 1150,20 1296,34

Số hộ bỏ hoang >3 năm hộ 6 17 27

Số hộ bỏ hoang <3 năm hộ 11 23 6

Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra (2017)

Trên địa bàn huyện Tiên Du các có hai hình thức các hộ bỏhoang đất nông nghiệp: Bỏ hoang theo vụ và bỏ hoang hoàn toàn.

Đối với diện tích bỏ hoang theo vụ: rơi vào hai nhóm hộ là nhóm thứ I và nhóm thứ II với diện tích bỏhoang đất nông nhóm thứI là 2,28 ha tương ứng với 87,66 % của nhóm hộ thứII là 2,61 ha tương ứng với 56,79%. Diện tích đất này thuộc loại đất xa trũng hoặc đất cao khó khă trong việc tiêu thoát nước hoặc cung cấp nước tưới cho ruộng chính vì vậy số vụ sản xuất ở đây thuận vào tự nhiên. Chất lượng đất xấu nên không chuyển đổi được sang cây trồng khác.

Diện tích bỏ hoang hoàn toàn: Đây là diện tích các hộ không tham gia sản xuất nông nghiệp. Diện tích này thuộc diện tích đất quá trũng hoặc quá cao và một số mảnh quá nhỏ không thể sản xuất và không thể có hộ nào khác ở địa

phương do hiệu quả sản xuất là không có. Đối với diện tích này các hộcó đầu tư vào canh tác cũng không thu được hiệu quả. Qua điều tra ở địa phương diện tích của nhóm hộ thứ III có 100% số hộ bỏ hoang hoàn toàn một phần là do những lý do kể trên, một phần do các hộ này thuộc nhóm không có nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp họ có các hoạt động phi nông nghiệp và có nguồn thu nhập 100% từ các hoạt động này.

Diện tích bỏ hoang đất nông nghiệp bình quân có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm hộ. Diện tích bỏ hoang bình quân của nhóm hộ thứ I là thấp nhất với diện tích bình quân/hộ là 936,12 m2 do các hộ này thu nhập chính từ nông nghiệp mặc dù sản xuất nông nghiệp không mang lại hiệu quả nhưng họ vẫn buộc phải sản xuất.

Hiện tượng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du bắt

đầu diễn ra từ năm 2014 tính đến nay số hộ bỏ hoang trên 3 năm chiếm tỷ lệ

khá lớn. Qua khảo sát ở địa phương có tới 55,56% số hộ nông dân được điều

tra đã bỏhoang đất nông nghiệp lớn hơn 3 năm trong đó chủ yếu nằm ở nhóm hộ thứ II và nhóm hộ thứ III chiếm tới 88%. Hộ nhóm 1 có tỷ lệ bỏ hoang đất nông nghiệp lớn hơn 3 năm thấp nhất chỉ có 12%. Do thu nhập chính của họ

từ nông nghiệp khi bỏ hoang đất nông nghiệp họ không kiếm được việc làm nên lại quay về sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu cơ bản của mình.

4.2. NGUYÊN NHÂN BỎ HOANG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)