Thiếu lao động nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 83)

Lao động trong nông nghiệp nông thôn đang là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Tiên Du mà còn ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Lao động nông thôn không còn mặn mà gắn bó với nông nghiệp do công việc không ổn định và thu nhập từ việc làm trong nông nghiệp không cao. Bình quân lao động trong nông nghiệp thấp đang chuyển dịch sang công nghiệp và xây dựng.

Bảng 4.12. Phân bổlao động theo ngành nghề của nhóm hộcó đất nông nghiệp bỏ hoang

Chi tiêu Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Lao động BQ/hộ 2,50 100,00 2,70 100,00 2,90 100,00 Nông nghiệp 1,58 63,20 0,67 24,81 - - Công nghiệp 0,63 25,20 1,32 48,89 2,28 78,62 Dịch vụ 0,29 11,60 0,71 26,30 0,62 21,38

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra(2017)

Tỷ lệ lao động trong nghiệp của nhóm hộ I là cao nhất chiểm 63,20%

nguyên nhân do lao động của nhóm hộ này không tìm được việc làm mới phi nông nghiệp do chưa được đào tạo. Ngoài ra lao động này tuổi đã cao nên không đủ sức khỏe để tham gia xây dựng hay các công việc phi nông nghiệp khác cần sức khỏe. Đối với các hộ nhóm II và nhóm III tỷ lệlao động công nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn. Tỷ lệ hộ lao động công nghiệp và dịch vụ ở nhóm II chiếm

75,79%. Lao động của nhóm hộ này thu nhập chủ yếu từ phi nông nghiệp các hộ

này sản xuất nông nghiệp chỉ là phụ và phòng trường hợp rủi ro không tham gia làm việc trong công nghiệp – dịch vụđược thì về sản xuất nông nghiệp.Thời gian gần đây, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất thiếu lao động, ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân là do lực lượng lao

Bên cạnh vấn đề thiếu lao động trong nông nghiệp chất lượng lao động còn hạn chế. Trình độ thấp của người lao động đã ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận khoa học - công nghệ. Đặc biệt, ở những vùng, miền có nền kinh tế kém phát triển, còn nhiều khó khăn thì đây là rào cản lớn trong việc xây dựng quy mô của một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Bảng 4.13. Trình độ lao động của các hộ bỏhoang đất nông nghiệp

ĐVT: %

Chỉ tiêu Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III

Chưa qua đào tạo 64,71 39,39 32,50

Đã qua đào tạo nhưng không có

chứng chỉ và bằng cấp 17,65 12,12 7,50 Đã qua đào tạo có chứng chỉ và bằng cấp 5,88 18,18 12,50 Trung cấp và trung cấp nghề 5,88 6,06 17,50 Cao đẳng và cao đẳng nghề 5,88 15,15 22,50 Đại học trở lên - 9,09 7,50 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.13 cho thấy sự chênh lệch về trình độlao động trong các nhóm hộ là khá rõ rêt. Sốlao động chưa qua đào tạo của nhóm hộ I gần gấp đôi số tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của nhóm hộ II và nhóm hộ III. Lao động ở nhóm hộ I phần lớn là lao động nông nghiệp họ chưa được qua đào tạo chủ yếu là sản xuất dựa trên kinh nghiệm. Các chương trình đào tạo nghềở nông thôn chưa mang lại hiệu quả. Nông dân là chủ thể của ngành sản xuất nông nghiệp. Vì vậy muốn phát huy hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cần thiết phải nâng cao vị trí vai trò của

người nông dân. Làm thế nào để tăng năng suất lao động, tay nghề, cũng như

nhận thức nhạy bén về thị trường để người nông dân có được vai trò vị thế, có thểđứng ra thương lượng, ký kết hợp đồng, liên kết, bình đẳng thương thảo với doanh nghiệp.

Tỷ lệ lao động được qua đào tạo của các nhóm hộ này còn hạn chế do lao

động của các hộ chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính.

Điều đó làm cho lao động này có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho

việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế

Đối với các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chất lượng

đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được thị trường lao động. Mặt khác, các trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm chưa phát triển. Các hình thức tư vấn và giới thiệu việc làm chưa được mở rộng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường

lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)