Nội dung nghiên cứu bỏ hoang đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 34)

2.1.4.1. Tình hình chung về bỏ hoang đất nông nghiệp

Tìm hiểu về thực trạng quá trình bỏhoang đất nông nghiệp của các xã đã và đang diễn ra như thế nào, diện tích bỏ hoang thuộc loại đất gì? Đồng thời so sánh diện tích bỏ hoang của các xã về tốc độtăng trưởng để thấy được đặc điểm chung của các loại đất nông nghiệp bỏ hoang ở đây là gì; nhận định được các nguyên

nhân cơ bản; những điểm chung; điểm riêng về diện tích bỏ hoang đất nông nghiệp ở các địa phương. Ngoài ra tìm hiểu về xu thế bỏ hoang đất nông nghiệp

đang diễn ra như thếnào đểcăn cứ có những giải pháp phù hợp cho vấn đề giảm thiểu bỏhoang đất nông nghiệp trong tương lai (Bùi Nữ Hoàng Anh 2013).

Phân tích thực trạng cần phải phân tích đầy đủ, kịp thời, trung thực hệ thống các thông tin hữu ích cần thiết phục vụ cho các cơ quan quản lý cũng như các

bên tham gia. Cần đưa được ra những thông tin chung cần thiết với các khía cạnh

khác nhau để các cơ quan quản lý cấp trên có những quyết định chính xác, nhìn

được một bức tranh toàn cảnh, cụ thể về tình hình bỏhoang đất nông nghiệp. Bên cạnh vấn đề tìm hiểu về diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang thì nội dung này còn tìm hiểu và phân tích về sốlượng hộ bỏhoang đất nông nghiệp trên

địa bàn các xã, tỷ lệ hộ bỏ hoang; tốc độ tăng của hộ bỏ hoang đất nông nghiệp

để có cái nhìn toàn cảnh nhất, chính xác nhất về thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp ởđịa phương.

Căn cứ trên tình hình thực tế, những thông tin đưa ra cán cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra các quyết định chính xác, dự báo được tình hình bỏ hoang

đất nông nghiệp trong tương lai để đưa ra hướng điều chỉnh cũng như giải pháp

để giải quyết những vấn đề này.

2.1.4.2. Thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp ở các hộ

Phân tích thực trạng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ được giao theo các chi tiêu: diện tích đất nông nghiệp của các hộ theo từng loại cây trồng chủ yếu ởđịa phương; số thửa kết hợp với phân tích diện tích đất nông nghiệp bỏ

hoang của các hộ để thấy được thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp của các hộ như thế nào (Bùi Nữ Hoàng Anh 2013).

Phân tích thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp cần thực hiện được mục tiêu: Phân tích phải cung cấp đầy đủ các thông tin, kịp thời, trung thực, hệ thống thông tin hữu ích cần thiết phục vụ cho các cơ quan quản lý, người xử dụng

thông tin khác giúp họ có những quyết định đúng đắn trong các giải pháp hạn chế

tình trạng bỏhoang đất nông nghiệp ởđịa phương.

Phân tích thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ

thông tin quan trọng nhất cho các nhà quản lý, các bên xử dung thông tin khác trong việc đánh giá thực tế và tính chắc chắn, đúng đắn của các thông tin cung cấp ra.

Phân tích thực trạng đất nông nghiệp bỏ hoang cần phải có những đánh giá

khách quan, trung thực phản ánh được thực trạng, kết quả cụ thể và các chuyển biến trong thời gian phân tích.

Đểđạt được các mục tiêu đó đòi hỏi phân tích thực trạng bỏhoang đất nông nghiệp, nhiệm vụcơ bản của phân tích bỏhoang đất nông ở các hộ là:

+ Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra thông qua các chỉ tiêu liên quan đến diện tích sản xuất, số thửa sản xuất nông nghiệp

+ Diện tích sản xuất nông nghiệp bỏ hoang của các hộ điều tra: Tổng diện

tích đất nông nghiệp bỏ hoang; Diện tích bỏ hoang theo vụ; Diện tích bỏ hoang hoàn toàn; Diện tích bỏ hoang bình quân/hộ.

Qua đó phân tích hình tích bỏ hoang đất nông nghiệp của các hộ đang như

thế nào và theo hình thức nào là chủ yếu. Sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu sau để

phân tích: Diện tích bỏ hoang đất nông nghiệp của các nhóm hộ theo từng hình thức; tỷ lệ phần trăm diện tích bỏ hoang đất nông nghiệp theo từng hình thức bỏ hoang đất nông nghiệp ở địa phương. Từ các kết quả phân tích trên đưa ra được sự chênh lệch giữa các nhóm hộ làm căn cứ đề xuất các giải pháp giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp ởđịa phương.

2.1.4.3. Nguyên nhân bỏ hoang đất nông nghiệp

Qua tìm hiểu, tổng kết từ các nghiên cứu, thực tế và các ý kiến của các chuyên gia ta thấy được nguyên nhân dẫn đến bỏhoang đất nông nghiệp:

- Hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thấp: Hiệu quả kinh tế từ

sản xuất nông nghiệp dẫn tới quyết định bỏ hoang. Nội dung này nghiên cứu

để thấy được mức hiệu quả thu được từ sản xuất nông nghiệp ở các nhóm hộ

bỏ hoang đất nông nghiệp là như thế nào. Sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu về chi phí sau: Tổng chi phí đầu tư tài sản cố định ban đầu bình quân hộ; các chi phí đầu tư bình quân về đất đai; máy móc, trang thiết bị, chi phí đầu tư

bình quân của xây dựng cơ hạ tầng. Một số chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả: Giá trị sản xuất bình quân hộ, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất trên một đồng chi phí. Từ đó chỉ ra được hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp thấp dẫn tới bỏ hoang đất nông nghiệp ra sao (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).

Trong những năm gần đây chi phí cho các nguyên liệu đầu vào liên tục tăng

cao trong khi giá lúa gạo tăng chậm chạp không kịp với những biến động của giá phân bón thuốc trừ sâu… Các chi phí này quá cao trong khi từ thời gian chăm sóc đến thời gian thu hoạch lại khá dài, khi thu hoạch rồi muốn có tiền những hộ

nông dân này lại phải bán thóc, bán lúa lấy tiền cho nên khi so sánh thu nhập so với chi phí bỏ ra thì các hộ nông dân này đều chán nản với ruộng đất của chính mình. Nếu tính 5 năm trở lại đây, giá giống tăng 2,5 lần, giá phân bón vô cơ tăng

gấp 2 lần, nhân công thuê ngoài cũng tăng hơn 2 lần, trong khi đó giá thóc chỉ tăng 1,2 lần, từ 5.000 đồng lên 6.000 đồng/kg. Như vậy, có thể thấy giá đầu vào

tăng nhanh hơn giá đầu ra chính là yếu tố quan trọng nhất làm giảm thu nhập của nông dân. Mặt khác nếu năm 2011 khảo sát nhiều xã ĐBSH mỗi hộ bình quân phải đóng khoảng 1,6-1,7 triệu đồng/năm cho các khoản tiền như: Tiền bảo vệ đồng ruộng, tiền thu làm giao thông nông thôn, nội đồng, kiên cố hóa kênh

mương, vệ sinh môi trường, quỹ khuyến học, quỹ nông dân và phần lớn khoản này họ vẫn được tính theo đầu sào (Ngọc Lê, 2013).

- Ruộng đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn: Diện tích manh

mún, điều kiện sản xuất khó khăn dẫn tới chi phí đầu tư cho nông nghiệp lớn

hơn, khó cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Manh mún ruộng đất còn dẫn tới khó có thể sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Ruộng đất manh mún, điều kiện sản xuất khó khăn thể hiện qua: Hệ thống giao thông nội đồng chưa thuận tiện; Chất lượng đất kém; Bình quân số mảnh nhiều, phân tán. Tất cả các yếu tố trên dẫn tới chi phí sản xuất tăng, sản phẩm chất

lượng không đồng đều dẫn tới giá sản phẩm thấp; hiệu quảthu được không cao là một trong những nguyên nhân khiến người dân bỏ ruộng (Ngô Thị Hiền, 2016).

Quy mô nhỏ lẻ, manh mún, ruộng đất phân tán có ảnh hưởng lớn đến tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Hiệu quả kinh tế thấp do ruộng đất manh

mún, chi phí đầu vào ngày một tăng cao, giá nông sản thấp nhất là sản xuất lúa

đầu ra có xu hướng giảm, sản xuất bấp bênh do thiên tai, dịch bệnh nhiều... nên tỷ lệ bỏ hoang đất nông nghiệp ở những thửa ruộng nhỏ hẹp cao hơn.

Ruộng đất nhỏ lẻ, phân tán mỗi nơi một thửa gây khó khăn cho hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, để nông nghiệp trên mảnh ruộng này họ phải bỏ

ra nhiều chi phí hơn cho việc di chuyển, khó khăn cho việc thực hiện cơ giới hóa, chi phí nhiều công lao động hơn (Phòng nông nghiệp huyện Tiên Du, 2017).

- Thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp:Lao động trong nông

nghiệp là yếu tố quyết định có sản xuất nông nghiệp hay không và sản xuất mang lại hiệu quảhay không. Lao động trong nông nghiệp đang thiếu hụt trầm trọng do chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ

diễn ra nhanh trong thời gian gần đây. Thiếu lao động trong nông nghiệp, trình

độ lao động hạn chế dẫn tới chi phí thuê lao động cao hơn, không thể áp dụng công nghệ vào sản xuất dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp không thu

hút được lao động vào lĩnh vực này (Ngô Thị Hiền, 2016).

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽthu hút lược lượng lớn lao

động lớn khu vực nông thôn, nông nghiệp, hình thành luồng di cư lao động từ

nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian nông nhàn của lao động nông nghiệp cao, nên lực

lượng lao động trẻ chuyển sang làm công nhân trong các khu công nghiệp, nhà máy hoặc ngành nghề khác do đó nhiều hộ gia đình thiếu nguồn nhân lực tham gia vào sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ gia đình thiếu lao động thực hiện công việc nặng nhọc trong sản xuất nông nghiệp nên đã không thể thực hiện các hoạt

động nông nghiệp và họđã cho thuê hoặc bỏ hoang ruộng đất của mình.

- Thu nhập chính của hộ: Thu nhập chính của hộ thể hiện qua nguồn thu nhập mà hộ nhận được từ nông nghiệp; công nghiệp và dịch vụ nguồn nào là lớn nhất. Thu nhập chính của hộ từ nông nghiệp thấp và không ổn định; không đảm bảo được nhu cầu sống cơ bản của hộ dẫn tới các lao động của hộcó xu hướng đi

làm các công việc phi nông nghiệp mang lại hiệu quảcao hơn. Thu nhập từ nông nghiệp thấp không mang lại hiệu quả dẫn tới các hộ không mặn mà trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến bỏ ruộng.

2.1.4.4. Những tác động của bỏ hoang đất nông nghiệp Tính chất và độ màu mỡ của đất

Đất nông nghiệp là yếu tố gắn liền với quá trình sản xuất nông nghiệp, vị trí, độ phì nhiêu màu mỡ của đất ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng sinh trưởng, phát triển của sinh vật, quyết định đến thu nhập của nhà sản xuất nông nghiệp.

Độ màu mỡ, thuật ngữ khoa học là "độ phì nhiêu" của đất. Đó là khả năng mà đất có thể cung cấp đầy đủ thức ăn, nước, không khí và những điều kiện khác

đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển cho năng suất. Khả năng này của đất càng tốt, cây cho năng suất càng cao thì đất càng màu mỡ, tức là đất càng phì

nhiêu. Cây trên đất nào mà cho năng suất thấp, thì đất đó có độ màu mỡ kém. Liên hệ đến thành phần cơ giới và màu sắc đất cho thấy: Đất nặng màu sắc tối, thường có độ màu mỡ cao hơn đất nhẹ màu sáng, xám, xám bạc. Như vật màu sắc, thành phần cơ giới của đất gián tiếp nói lênđộ màu mỡ của đất. Qua màu sắc đất có thể phán đoán đất tốt hay xấu, đất thường thiếu hay giầu những

dưỡng chất nào.

Bỏ hoang đất nông nghiệp không sản xuất dẫn tới việc cải tạo đất không

được thực hiện. Điều này dẫn tới độ phì nhiêu của đất kém dần, đất bạc màu, khó

canh tác. Để có thể sản xuất trở lại mất chi phí khá lớn để hoàn thổ và tổ chức lại sản xuất (Tăng Đức Thiện, 2015).

Việc làm trong lao động nông thôn

Đất nông nghiệp là một đại lượng cố định và ngày càng giảm đi đo tác động của bỏ hoang ruộng đất. Do bỏ hoang đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng

người không sản xuất sẽ phải tìm công việc khác, hoặc chuyển sang lĩnh vực sản xuất khác đểlàm đểđảm bảo đời sống của họvà gia đình họ. Một bộ phận có khả năng chuyển đổi sang ngành nghề khác mang lại thu nhập cao. Một phần bộ phận họ không chuyển đổi được sang ngành nghề khác vì không có việc làm và không

đủtrình độ, kỹ thuật.

Chính vì vậy, bỏ hoang đất nông nghiệp có tác động lớn đến việc làm trong trong lao động nông thôn. Bỏhoang đất nông nghiệp dẫn tới mất cân bằng

trong lao động nông thôn và để lại những hại quả nghiêm trọng.Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế.

Đối với cá nhân, bỏhoang đất nông nghiệp không tìm kiếm được việc làm dẫn đến không có thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình. Vì vậy, nó ảnh

hưởng trục tiếp và chi phối toàn bộđời sống của cá nhân. Việc làm ngày nay gắn chặt bới trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân. Thực tế cho thấy, những lao động của các hộ bỏhoang đất nông nghiệp thường là những lao động

nghiệp, không có việc làm dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình

độ tay nghề, làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.

Đối với kinh tếlao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế của một số ngành, vì vậy là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Nền kinh tế đảm bảo được việc làm cho các lao

động sẽ giúp được duy trì mối quan hệ hài hòa giữa việc làm và kinh tế, luôn

đảm bảo được nền kinh tếcó xu hướng phát triển bền vững.

Đối với xã hội thì mỗi các nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội. Lao động trong các hộ bỏ hoang đất nông nghiệp không có việc làm dẫn tới

tác động tiêu cực đến xã hội mẫu thuẫn xã hội được gia tăng, dẫn tới các tiêu cực trong xã hội. Ngoài ra, lao động trong các hộ bỏhoang đất nông nghiệp không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, xa lánh cộng đồng là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, lao động trong các hộ bỏ hoang

đất nông nghiệp không có việc làm tạo ra các hốngăn cách giàu nghèo là nguyên

nhân nảy sinh các mây thuẫn và nó ảnh hưởng đến chính trị, xã hội.

Bỏ hang đất nông nghiệp dẫn đến áp lực cho họ phải tìm nghề mới để

kiếm sống như vậy bỏ hoang đất nông nghiệp sẽ tạo ra sự phân công lao động trong nông nghiệp nông thôn (Ngô Thị Hiền, 2016).

Sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn

Mục đích của sản xuất nông nghiệp là tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, đơn vị của sản xuất nông nghiệp là các hộ gia đình, do đó sản xuất nông nghiệp trước hết là đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình

phần sản phẩm còn dư mới đem bán. Nhưng đến nay sản xuất nông nghiệp không chỉ mang tính chất tự cấp, tựtúc mà nó đã phát triển thành sản xuất hàng hoá. Ta thấy rằng sản lượng sản xuất có quan hệ tỷ lệ thuận với quy mô đất đai. Nếu quy

mô đất đai càng lớn thì người sản xuất càng có điều kiện áp dụng khoa học, kỹ

thuật, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, qua đó sản lượng nông sản cũng sẽ tăng lên, lượng hàng hoá dư ra sẽ nhiều hơn và lượng hàng hóa này được đem

bán trên thị trường.

Do xuất phát điểm thấp, điều kiện sản xuất khó khăn, diện tích bỏ hoang ruộng đất dân đến sản xuất manh mún nên sản phẩm làm ra manh mún. Chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)