Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 62)

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tiên Du, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du, Chi cục thống kê huyện Tiên Du. Sử dụng các báo cáo thống kê

Tài liệu:

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã;

- Niên giám thống kê huyện Tiên Du từnăm 2014-2016;

- Ấn phẩm “Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản 2015”;

- Tình hình sử dụng đất đai;

- Hiện trạng sử dụng đât;

- Tổng hợp hộđất nông nghiệp bị bỏ hoang….

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn cán bộ quản lý và người dân trên địa bàn huyện bằng phiếu câu hỏi điều tra:

+ Phỏng vấn 15 cán bộ cấp huyện, phòng nông nghiệp và cán bộ xã Tri

Phương, Đại Đồng và Liên Bão ( 3 xã có diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang nhiều trên địa bàn huyện) các câu hỏi thu thập liên quan đến thông tin vềcơ chế

quản lý chính sách của địa phương liên quan đến phát triển sản xuất đất nông nghiệp và hiệu quả của các chính sách

+ Phỏng vấn 90 hộnông dân trên địa bàn huyện bao gồm ba đối tượng:

Bảng 3.4. Sốlượng mẫu điều tra

Loại hộ Sốlượng(hộ) Tỷ lệ(%) Nội dung

Nhóm hộ I 17 18,89 Thông tin thực trạng đất nông nghiệp bỏ hoang

Nguyên nhân đất nông nghiệp

bị bỏ hoang

Các yếu tốảnh hưởng đến đất nông nghiệp bị bỏ hoang… Nhóm hộ II 40 44,44

Nhóm hộ III 33 36,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Nhóm hộ I (n=17): là những hộ bỏ hoang đất nông nghiệp, ngành nghề và thu nhập chính từ nông nghiệp mặc dù có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp

nhưng họ buộc phải bỏ hoang đất đất nông do điều kiện sản xuất khó khăn, hiệu quả thấp hoặc không đủlao động để sản xuất.

Nhóm hộ II (n=40) là những hộ bỏhoang đất nông nghiệp nhưng thu nhập chính của các hộ này từ phi nông nghiệp. Đối tượng này đại diện cho hộ duy trì sản xuất nông nghiệp nhưng vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏhoang đất.

Nhóm hộ III (n=33) là những hộ có đất nông nghiệp bỏ hoang, không sản xuất nông nghiệp, thu nhập hoàn toàn từ phi nông nghiệp. Nhóm này đại diện cho tình trạng giữ đất để chờ đền bù hoặc tâm lý giữ đất đề phòng rủi ro khi không làm công nhân của các nhà máy về vẫn còn đất để sản xuất.

Về số lượng mẫu của từng nhóm đối tượng tác giả căn cứ vào thực tế số lượng hộ bỏhoang đất nông nghiệp của mỗi nhóm đối tượng trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)