Tác động của bỏ hoang đất nông nghiệp đến phát triển nông nghiệp ở địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 88)

Quá trình bỏ hoang đất nông nghiệp của mỗi hộ là khác nhau cả về diện tích lẫn hình thức bỏ hoang đất nông nghiệp. Chính vì vậy bỏ hoang ruộng đất có sự tác động khác nhau đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhưng dù tác động nhiều hay ít, theo cách thức nào, ở khía cạnh nào thì bỏ hoang đất nông nghiệp đều có những tác động chính: Tính chất và độ màu mỡ của đất; Việc làm

trong lao động nông thôn; Sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn. Qua nghiên cứu cho thấy tác động của bỏ hoang đất nông nghiệp đến việc sản xuất nông nghiệp hạn chếđược đánh giá ở mức độ nghiêm trọng cao nhất chiếm tỷ lệ 48,33% tiếp

đến là mất cân đối việc làm của lao động nông thôn chiếm tỷ lệ 43,33% cụ thể như sau:

Bảng 4.16. Tác động của bỏhoang đất nông nghiệp ĐVT: % Nội dung Tác động không rõ Tác động trung bình Tác động nghiêm trọng

Mất cân đối việc làm trong nông thôn 21,11 35,56 43,33

Tính chất và độ màu mỡ của đất đai giảm sút 18,89 44,44 36,67

Sản xuất nông nghiệp hạn chế 13,89 37,78 48,33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

a. Tính chất và độ màu mỡ của đất

Đất nông nghiệp bỏ hoang lâu năm trở thành vùng đất tạp nó ảnh hưởng

đến độ phì của đất do không được cải tạo đất như thêm những khoáng chất trong quá trình canh tác. Đất nông nghiệp bỏ hoang vốn là đất kém màu mỡ lại không

được cải tạo thường xuyên dẫn đến bạc màu nhanh, chất lượng đất càng xuống thấp không thể sản xuất. Sự cằn cỗi của đất do con người gây ra bỏhoang đất sản xuất nông nghiệp trong nhiều mùa vụ liên tiếp, quản lý tưới tiêu không thích hợp; ngoài ra các yếu tố tự nhiên cũng góp phần vào quá trình này. Đồng thời, đất nông nghiệp bỏ hoang trong nhiều năm dẫn tớđất trồng có thể làm mất cân bằng,

làm chai đất, dẫn đến việc hủy hoại nhanh chóng chất hữu cơtrong đất.

Hộp 4.4. Tác động của bỏ hoang ruộng đất đến tính chất và

độ màu mỡ của đất

b. Mất cân đối việc làm trong nông thôn

Một tác động khác của đất nông nghiệp bỏ hoang đó là mất cân đối việc làm của lao động trong nông thôn. Hầu hết các lao động của các hộ có thu nhập chính từ

Ông Nguyễn Thanh Chiến, xã Liên Bão cho biết:

Thực tế cho các ruộng đất bị bỏ hoang rất khó canh tác trở lại do bỏ hoang

nhiều năm, đất đai bạc màu khó có thể cải tạo. Để canh tác được trên những thửa đất

này cần mất từ 2-3 năm để cải tạo đất. Hơn nữa chi phí cho những việc này lại rất lớn mất chi phí dọn cỏ, làm lại hệ thống thủy lợi, san phẳng đất thì mới trồng cây tiếp được. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp nên những diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang này rất hiếm hoặc không có người thuê dẫn đến ruộng bỏ hoang lại tiếp tục bị bỏ hoang.

nông nghiệp khi bỏ hoang đất nông nghiệp đều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Do lực lượng lao động này có độ tuổi đã cao hơn nữa lại không có trình độ học vấn cũng như kỹ thuật nên khó tìm kiếm được việc làm mới, việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp dẫn tới mất cân bằng trong lao động ởcác địa phương.

Qua thực tế tại địa phương cho thấy nhóm hộ thứ I có tỷ lệ thấp nhất chỉ có

29,41% lao động của nhóm hộ này tìm kiếm được việc làm mới do họ chỉ có kinh nghiệm để tham gia sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, sức khỏe và kinh nghiệm của nhóm hộ này là không có dẫn đến khó có thể tham gia sản xuất công nghiệp, xây dựng nên họ chỉ chờ làm thuê các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp ởđịa phương.

ĐVT: %

Đồ thị 4.1. Tỷ lệ tìm kiếm được việc làm mới sau khi bỏhoang đất nông nghiệp của các nhóm hộđiều tra

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Nhóm hộ thứ III có tỷ lệ tìm kiếm việc làm mới sau bỏ hoang đất nông nghiệp cao nhất chiếm tỷ lệ 100% do nhóm hộ này có thu nhập chính từ phi nông nghiệp nên họ có việc làm ổn định và công việc mới họ cũng dễ tìm kiếm và

thích nghi được với các công việc mới. - 010 020 030 040 050 060 070 080 090 100 Nhóm hộ thứ I Nhóm hộ thứ II Nhóm hộ thứ III 029 073 100

Mặc dù vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn đã được tiến

hành nhưng nhìn chung vẫn còn chậm và còn nhiều bất cập. Do nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng còn chậm phát triển, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nên chưa tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông

thôn. Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh chóng nên ở nhiều

vùng nông thôn nước ta, nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp; trong khi đó, trình độ của lao động nông nghiệp còn hạn chế tỉ lệlao động nông thôn không có việc làm, thiếu việc làm đang có xu hướng gia tăng. Hơn nữa, công tác đào tạo nghề cho lao động ởnông thôn được triển khai còn chậm

Đa sốlao động nông thôn làm việc trong ngành nông - lâm - thủy sản, chưa qua đào tạo nghề và đang thiếu việc làm.Trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, lại thiếu việc làm khiến thu nhập của lao động nông thôn thấp hơn nhiều so với ở khu vực thành thị. Hiện nay, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương ở khu vực nông thôn là 4,73 triệu đồng/người/tháng. Lao động làm việc trong ngành nông - lâm - thủy sản có mức thu nhập thấp nhất và thấp hơn 2,3 lần so với nhóm ngành có thu nhập cao. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động có trình

độ chuyên môn, tay nghề, nhiều doanh nghiệp không tuyển đủ lao động phổ thông,

lao động thời vụ. Thêm vào đó là tác phong công nghiệp còn hạn chế. Người lao động

nông thôn còn làm ăn nhỏ lẻ, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và ỷ lại.

Hộp 4.5. Khó khăn tìm kiếm việc làm mới khi người dân bỏ ruộng

Ông Lê Thành Công, xã Tri Phương cho biết:

Lao động nông nghiệp ởđịa phương khi bỏ ruộng đi tìm công việc mới là rất

khó khăn. Thực tế cho thấy lao động ở địa phương đa số là người hạn chế về sức

khỏe và trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với thành thị họ chủ yếu là

người sản xuất nông nghiệp lâu năm. Khi họ bỏ hoang ruộng đất không kiếm được việc làm phi nông nghiệp khác do không đáp ứng được nhu cầu của cơ quan, tổ chức

đề ra.

Lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn

thuần nông. Do vậy, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, hiện

tượng thiếu việc làm là phổ biến. Muốn giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao

động nông thôn, để người dân không bỏ hoang đất nông nghiệp thì phải bằng mọi

biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thời vụ bằng cách phát triển đa dạng ngành nghềtrong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý.

c. Sản xuất nông nghiệp hạn chế

Bỏ hoang ruộng đất không chỉ gây lãng phí đất đai còn gây nên những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang chủ yếu

là đất vùng sâu trũng, khó canh tác, giao thông – thủy lợi khó khăn gây ảnh

hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Những vùng diện tích này thường khó đầu tư

hiệu quả sản xuất không cao bên cạnh đo rủi do đầu tư ở đây cao hơn nên không

nhiều doanh nghiệp, cá nhân mong muốn đầu tư ởđây.

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất cao, phụ thuộc vào điều kiện tự

nhiên, thời tiết nên đòi hỏi quy mô sản xuất phù hợp, bảo đảm phải theo sát quá trình sản xuất diễn ra trong từng thời điểm, tùng khu vực, thậm chí đến từng loại cây trồng, vật nuôi, để có thể tác động đúng lúc, đúng cách theo quá trình sinh trưởng, phát triển thì mới đạt năng suất và hiệu quả cao nhất. Để sản xuất nông nghiệp hiệu quả cần sản xuất trên quy mô lớn để tận dụng lợi thế theo quy mô

hơn nữa cần tạo dựng được vùng liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, bỏ hoang đất nông nghiệp dẫn tới hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, không tạo được liên kết vùng cũng như lợi thế vềquy mô để phát triển.

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao hơn thế nữa những vùng này khó có thể áp dụng KHCN trong sản xuất. Quy hoạch không phù hợp dẫn đến chuyển

đổi cơ cấu giống cây trồng không được thực hiện. Sản xuất theo quy hoạch cũ

không phù hợp gây ra hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)