Yếu tố ảnh hưởng đến bỏ hoang đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 39)

2.1.5.1. Chính sách của nhà nước và địa phương

Yếu tố chính sách là một trong những yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến quá trình bỏ hoang đất nông nghiệp. Chính sách tốt sẽ khuyến khích tạo điều kiện phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả và bền vững. Một số chính sách liên quan đến bỏ hoang đất nông nghiệp: Chính sách dồn điền đổi thửa; chính sách phân hạng đất; chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp như hỗ trợ tín dụng; khoa học kỹ thuật…

Chính sách đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp nói chung, hộ sản xuất nông nghiệp nói riêng là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xây dựng CSHT cho nông nghiệp, nông

thôn và kinh tế trang trại. Muốn phát triển sản xuất nông nghiệp mang lại hieuj quả thì nhu cầu về vốn là rất lớn, mà lượng vốn của chủ thể lại thường không đủ để đáp ứng lại nhu cầu về vốn. Nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp của các hộ có thể có được từ sự hỗ trợ của ngân sách địa phương, Nhà nước, vốn của các chủ hộ(vốn tự có) vốn vay dự án,vốn vay tín dụng. Trong các nguồn nói trên thì vốn từ ngân sách hết sức hạn hẹp mà chủ yếu từ các hộ, do đó khả năng tích luỹ vốn để mở rộng quy mô và đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, hạn chế tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp là rất khó khăn.

Tạo điều kiện để các các hộ tiếp cận nguồn vốn tín dụng, phát triển nông nghiệp để hạn chế bỏ hoang đất nông nghiệp Nhà nước sử dụng công cụ hỗ trợ lãi suất nhằm tạo điều kiện cho trang trại tiếp cận được nguồn vốn vay và lãi suất thích hợp.

KHCN: Để đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì yếu tố KHCN, môi trường là không thể thiếu.

Chính sách ứng dụng KHCN vào sản xuất có mục tiêu thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện nhằm giúp hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng kịp thời tiến bộ KHCN vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản xuất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm thiểu hiện tượng bỏ hoang đất nông nghiệp. Chính sách thúc

đẩy ứng dụng KHCN vào sản xuất được thực thi dưới nhiều hình thức sau:

- Phổ biến kịp thời các tiến bộ KHCN

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chuyển giao công nghệ mới

- Hỗ trợ vốn để đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới

- Hỗ trợ trực tiếp giống (cây giống, con giống) năng suất, chất lượng cao

- Hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay để ứng dụng tiến bộ KHCN

Tuy vậy trên thực tế chính sách tốt nhưng thực hiện lại không hiệu quả do nhiều lý do. Phương hướng ở trên tốt nhưng khi triển khai xuống dưới lại không hiệu quả, một phần do năng lực công tác của cán bộ cấp dưới không tốt trong vấn

đề tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện. Chính sách rất tốt nhưng người dân không được tiếp cận hoặc tiếp cận không hiệu quả. Điều này dẫn tới việc người dân chán nản không muốn sản xuất do hiệu quả mang lại thấp, không tiếp cận được chính sách đểtái đầu tư mang lại hiệu quả. Vì vậy phần này nghiên cứu về mặt chính sách có ảnh hưởng như thế nào tới bỏ hoang đất nông nghiệp của của hộ, có tác động gián tiếp như nào tới kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ. Từđó đưa ra được những giải pháp thích hợp để giảm thiểu vấn đề bỏ hoang đất nông nghiệp (Bùi Nữ Hoàng Anh 2013).

2.1.5.2. Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng KHCN để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả

và khảnăng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập

và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng (Bùi Nữ Hoàng Anh 2013).

Chất lượng công tác quy hoạch ở nhiều địa phương còn thấp. Nhiều xã mới dừng ở quy hoạch chung, thiếu những cụ thể hóa cần thiết. Nhất là quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn chưa bảo đảm cho nhu cầu phát triển, cơ giới hóa, hiện đại hóa (quy mô đồng ruộng, giao thông nội đồng); Kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém, chưa tạo điều kiện ứng dụng máy móc trong sản xuất. Bên cạnh đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, vốn tích lũy bình quân

một hộ nông thôn 16,8 triệu đồng (2011) và rất bấp bênh. Vì vậy, khảnăng tích lũy đểđầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất của nông dân gặp nhiều

khó khăn; công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện và quản lý nông nghiệp của nhà

nước còn chưa hiệu quả; triển khai thực hiện các chính sách còn hạn chế.

Tuy nhiên vấn đề quy hoạch không hiệu quả dẫn đến hiệu quả thực hiện sản xuất không cao, cơ cấu giống cây trồng không phù hợp dẫn đến người dân

không thể sản xuất được trên khu vực đó. Ngoài ra, các hộ dân không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng đất do không đúng quy hoạch điều này dẫn tới các hộ bỏ hoang không sản xuất.

2.1.5.3. Trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân

Hộ gia đình là các đối tượng sản xuất nông nghiệp chủ yếu và trực tiếp. Việc nâng cao trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân là rất quan trọng trong việc giảm thiểu bỏ hoang đất nông nghiệp. Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tác động của bỏ hoang đất nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế; quản lý tài nguyên là rất cần thiết. Ngoài ra cần nâng cao trình độ lao

động ởđịa phương để có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp; người dân gắn bó hơn trong quá trình sản xuất nông nghiệp ởđịa phương(Ngô Thị Hiền, 2016).

Ngoài ra, nâng cao trình độ hiểu biết của người dân để nâng cao hiệu quả

sản xuất nông nghiệp hạn chế bỏ hoang đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức của người dân còn hạn chế, sản xuất còn theo phương thức lạc hậu, manh mún, chất lượng sản phẩm không cao. Hơn nữa, giá trị gia tăng của sản phẩm nông

nghiệp còn thấp và chịu tác động trực tiếp của thị trường. Tài nguyên đất đai chưa được khai thác một cách hiệu quả; nguồn nhân lực ở nông thôn chất lượng còn thấp, phần nhiều chưa qua đào tạo; ô nhiễm môi trường nông thôn có xu

hướng gia tăng. Sản phẩm của người nông dân làm ra còn chịu nhiều thua thiệt trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.Do nhận thức hạn chế cũng như do năng lực, trình độ có hạn, nông dân vẫn đang bịđộng trong cơ chế thị trường, từ

việc tổ chức sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm và tổ chức đời sống. Vì vậy, cần đổi mới nhận thức về nông dân và nhận thức của nông dân, đồng thời,

nâng cao trình độ, tay nghềcho nông dân để nông dân có thể phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong điều kiện kinh tế thịtrường, hội nhập quốc tế.

Nâng cao trình độ của người dân là một đòn bẩy để người dân có thể áp dụng KHCN trong sản xuất thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộkĩ thuật, con người hạn chếđược những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong các hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, giống con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo

điều kiện hình thành các khu vực chuyên canh. Từđó nâng cao nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân.

2.1.5.4. Sự chỉ đạo quan tâm của các cấp, các ngành

Sự chỉ đạo quan tâm của các cấp, các ngành ởđịa phương có vai trò quan

trọng trong việc hạn chế bo hoang đất nông nghiệp. Qua thực tế bỏ hoang đất nông nghiệp ở địa phương các cấp, ngành phối hợp thực hiện các giải pháp, hỗ

trợđể hạn chế bỏhoang đất nông nghiệp cụ thể: Kết hợp xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp một các hiệu quả; Trợ giúp người dân vay vốn để đầu tư cho

phát triển nông nghiệp; tổ chức đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả(Ngô Thị Hiền, 2016).

Bên cạnh đó các cấp, các ngành có liên quan ở địa phương cần có sự vào cuộc nhiệt tình hơn nữa trong phát triển nông nghiệp của địa phương. Cần rà soát lại các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả nông nghiệp thấp, người dân bỏ hoang đất nông nghiệp để có những biện pháp, xây dựng chương trình, kế hoạch để hạn chế

những vấn đề này.

Quy định cụ thể và phân công nhiệm vụ cũng như trách nhiệm cụ thể

trong việc thực hiện các giải pháp, kế hoạch hạn chế tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp ở địa phương, có làm như vậy thì mới thực hiện được giải pháp và mang lại những hiệu quả cao.

2.1.5.5. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương sẽ ảnh hưởng đến đầu

tư cho phát triển nông nghiệp như:

Đầu tư CSHT cho phát triển nông nghiệp, để hoàn thiện CSHT và cơ sở vật chất kỹ thuật tạo tiền đề thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu bỏhoang đất nông nghiệp.

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nếu chiến lược phát triển kinh tế xã hội định hướng phát triển nông nghiệp thì nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp sẽ lớn hơn. Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương

trình phát triển nông nghiệp (Trần Quốc Việt, 2012).

Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, khi phát triển nông nghiệp trong bối đô thị hóa, áp dụng KHCN vào sản xuất sẽ hạn chếđược phần nào các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Trong nghiên cứu

này, các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp, giảm thiểu tình trạng bỏ hoang ruộng đất là: vị trí địa lí; điều kiện đất đai; điều kiện khí hậu; điều kiện về nguồn nước sản xuất (Lê Văn Trưởng, 2006).

2.1.5.6. Lao động nông nghiệp của địa phương

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến bỏ hoang ruộng đất. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dẫn đến tình trạng thiếu lao động nông nghiệp.

Lao động trong nông nghiệp của địa phương có kết cấu phức tạp và không

đồng nhất. Bản thân nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng. Lao động trong nông nghiệp có rất nhiều loại khác nhau, có lao động thường xuyên, lao

động thời vụ, lao động giản đơn, lao động phức tạp. Một lao động nông nghiệp có thể làm được nhiều việc khác nhau nên đóng vai trò của nhiều loại lao động khác nhau. Tính phức tạp của lao động nông nghiệp như vậy đòi hỏi cần có hình thức quản lý để sử dụng lao động hiệu quả.

Hiệu quả sản xuất không cao nên khó thu hút được lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, trình độlao động hạn chế dẫn đến tình trạng

khó khăn khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Lao động nông nghiệp chủ yếu là sản xuất theo kinh nghiệp nên khi đầu tư khoa học kỹ

thuật đểtăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nhà đầu tư phải đào tạo lại nguồn lực lao động này (Lê Văn Trưởng, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)