Bài học kinh nghiệm tổng quan cho nghiên cứu và các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 51)

Qua các ngiên cứu ở trong nước và ngoài nước về đất nông nghiệp bỏ

hoang tác rút ra được những bài học sau:

Thứ nhất, Đất nông nghiệp bị bỏ hoang gây tâm lý bất ổn trong nông

thôn đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực. Không nên chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp ở những khu vực sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, đặc biệt là các vùng có đất đai màu mỡ, tưới tiêu thuận lợi và khí hậu cho phép phát triển nhiều loại cây trồng và cho năng suất cao. Cần nhận thức sâu sắc rằng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là kết quả

của tất cả các hoạt động phối hợp giữa các đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất với các nhân tố tự nhiên, kinh tế và xã hội để từ đó xây dựng hệ thống

giải pháp đồng bộ, toàn diện nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề truyền thống khu vực nông thôn, hạn chế tình trạng di cư lao động ra các thành phố lớn, tạo điều kiện cho lao động gắn bó với đất. Nếu nguồn thu nhập chính của nông dân là phi nông nghiệp, thì họ có

ít động cơ để sử dụng có hiệu quảđất nông nghiệp.

Thứ hai, Trong nền kinh tế thị trường, đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp

đang phải chịu sức ép về khả năng cạnh tranh với các mục đích sử dụng khác. Nếu không có giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả thì ngay trong thời gian không lâu, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với tình trạng sản xuất lương thực bị giảm

sút, giá lương thực, thực phẩm tăng cao, đất có khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm bị suy kiệt. Hệsinh thái thay đổi có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các tài nguyên nông nghiệp, trong đó có đất đai. Do vậy, các hộ nông dân cần cố

gắng đa dạng hóa việc sử dụng đất nông nghiệp để thích ứng với sự thay đổi đó, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Thứ ba, nguyên nhân lớn nhất dẫn tới bỏ hoang đất nông nghiệp là ruộng

đất manh mún: Ruộng đất manh mún gây trở ngại lớn cho cơ giới hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học trong sản xuất nông nghiệp, khó thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa, tăng chi phí sản xuất hiệu quả

sử dụng đất thấp, khó tăng năng suất lao động. Việc giao khoán ruộng đất cho các hộ nông dân đã đem lại những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp thời kỳđầu của công cuộc đổi mới với nền sản xuất thủ công lạc hậu, song nó đã

bộc lộ nhiều hạn chế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, với cuộc cách mạng KHCN hiện nay.

Thứ tư, Có khá nhiều nhân tốtác động đến hiện tượng bỏ hoang đất nông nghiệp, bao gồm cả nhân tố tự nhiên và xã hội, nhân tố chủ quan và khách quan.

Đểđề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng bỏhoang đất nông nghiệp tại mỗi

địa phương, cần nghiên cứu kỹtác động của những nhân tố này.

Thứ năm, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp hiệu quả: các chính sách như tín dụng, thuế, KHCN, khuyến nông,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trong quá trình đô thị hóa như hiện nay. Trong quá trình đô thị hóa, đất sản xuất nông nghiệp sẽ ngành càng ít đi, do vậy sản xuất nông nghiệp sẽ gắn với phát triển theo chiều sâu, do vậy việc tận dụng hiệu quả các chính sách khuyến khích

phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững.

Thứ sáu, Tổ chức nông dân kịp thời với các hình thức thích hợp với phát triển nông nghiệp hiện nay đặc biệt là các hình thức kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp. Cùng với đó là thực hiện liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất nông nghiệp, tất cả các khâu trong sản xuất như cung cấp đầu

vào, đầu ra, dịch vụ nông nghiệp để cung cấp các điều kiện sản xuất tốt nhất cho nông dân sản xuất. Việc hợp tác sản xuất giữa các nông dân với nhau, thậm chí việc liên doanh đất đai để sản xuất chung một loiaj hang vẫn có, nhưng chỉ trên một lĩnh vực, một số dịch vụ mà họ thấy có lợi đúng theo nghĩa hợp sức để cùng

chăm lo sản xuất; hai đối tượng chủ yếu nhất là ruộng đất và tư liệu sản xuất vẫn là sở hữu cá nhân.

PHN 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)