Trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 93)

Trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân về vai trò và trách nhiệm của các hộ trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng lớn đến bỏhoang đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện. Cho đến nay các hỗchưa nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội và những hệ quả của bỏ hoang đất nông nghiệp mang lại. Yếu tố này được thể hiện qua các nhân tố: (1) Hiểu biết của người dân về vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội; (2) Thực hiện các quy định của Nhà nước về phát triển nông nghiệp.

Bảng 4.19. Mức độảnh hưởng của trình độ hiểu biết và nhận thức

của người dân đến bỏhoang đất nông nghiệp

ĐVT: % Nội dung Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ở mức trung bình Ảnh hưởng ở mức mạnh

Hiểu biết của người dân về vai trò của

nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội 16,19 22,86 60,95

Thực hiện các quy định của Nhà nước về

phát triển nông nghiệp 10,48 37,14 52,38 Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra (2017)

Qua bảng 4.19 cho thấy nhân tố hiểu biết của người dân về về vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội được đánh giá cao nhất với tỷ lệ 60,95% đánh giá ở mức độ ảnh hưởng mạnh. Do người dân không hiểu biết dân về vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội dẫn tới người dân bỏ hoang đất nông nghiệp trong sản xuất. Điều này dẫn đến lãng phí nguồn tài

nguyên, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và mất cân đối trong phát triển kinh tế xã hội. Ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)