Tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp tại một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 48)

2.2.2.1. Hải Phòng

Tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp tại Hải phòng đã xuất hiện từ năm

NN&PTNT Hải Phòng cho thấy năm 2006, toàn thành phố có 209 ha đất nông nghiệp từng là những cánh đồng màu mỡnhưng đã không có người nông nghiệp.

Sang năm 2007, tổng số diện tích ruộng bỏ hoang đã tăng lên 225ha. Trong đó,

137ha nằm rải rác ở tất cả các huyện, không cấy lúa hai vụ, chủ yếu tập trung tại thị xã Đồ Sơn (94ha), Thủy Nguyên (65ha), Hải An (20ha), An Lão (18,6ha). Hiện nay, diện tích ruộng nông dân bỏ không nông nghiệp trên toàn thành phố là gần 250ha, xuất hiện ở hàu hết các huyện. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện An Dương, các xã Bắc Sơn, Tân Tiến có diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa ngày càng tăng trong mấy vụ sản xuất gần đây. Năm 2013, toàn huyện có 3.520 hộ nông dân ở 13/16 xã bỏ ruộng không nông nghiệp với tổng diện tích 231 ha. Vụ xuân năm 2016, diện tích ruộng bỏ hoang toàn huyện lên tới khoảng 264,45 ha. Hiện tượng bỏ ruộng tiếp tục diễn ra tại thị

trấn An Dương và các xã: Bắc Sơn, Lê lợi, An Đồng, Quốc Tuấn, Hồng Thái,

Nam Sơn, An Hưng Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện An

Dương, các xã Bắc Sơn, Tân Tiến có diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa

ngày càng tăng trong mấy vụ sản xuất gần đây. Năm 2013, toàn huyện có 3.520 hộ nông dân ở 13/16 xã bỏ ruộng không nông nghiệp với tổng diện tích 231 ha. Vụ xuân năm 2016, diện tích ruộng bỏ hoang toàn huyện lên tới khoảng 264,45 ha. Hiện tượng bỏ ruộng tiếp tục diễn ra tại thị trấn An Dương và các xã: Bắc

Sơn, Lê lợi, An Đồng, Quốc Tuấn, Hồng Thái, Nam Sơn, An Hưng. Ở huyện Kiến Thụy, vụ xuân năm 2016, số nông dân bỏ nông nghiệp mới chỉ gần 300 ha.

Tuy nhiên, đến vụ mùa năm 2016, khảo sát của Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện cho thấy tăng lên gần 500 ha. Chỉ tính riêng xã Tú Sơn, vụ mùa này hiện

có hơn 100 ha ruộng bỏ nông nghiệp. Thực trạng này cũng diễn ra phổ biến ở các

xã như Đông Phương, Đại Đồng, Đại Hợp, Tân Phong... Tại xã Đại Đồng, vài

năm gần đây diện tích bỏ nông nghiệp tới hơn 40 ha. Khu vực cánh đồng ven

đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng để hoang từ nhiều năm qua, cỏ lau lác mọc cao um tùm, giữa các thửa ruộng không còn bờ vùng bờ thửa phân định ranh giới (Hải An, 2016).

Tình hình bỏ hoang ruộng đồng đang trong xu hướng tăng dần và phổ

biến, ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng nông sản chung của toàn thành phố. Nghiêm trọng hơn, sựquay lưng lại với nghềđồng áng của nông dân khiến nhiều

địa phương lâm vào tình thế lúng túng vì không thể thực hiện chuyển dịch các mục tiêu sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân đầu tiên khiến nông dân bỏ ruộng

hoang là do điều kiện nông nghiệp càng ngày càng khó khăn. Nhiều vùng diện tích tập trung không thể gieo trồng cây lương thực và thực phẩm chỉ vì thiếu...

nước. Ngược lại, cũng có những vùng thì nước tự nhiên tràn trề gây ngập úng nên không thể gieo trồng cây lương thực lẫn cây công nghiệp. Nơi khác không

thuộc 2 đối tượng trên thì nguồn nước bị nhiễm mặn, ô nhiễm khoáng chất do

nước thải công nghiệp. Bên cạnh đó, sự hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp bằng cách này hay cách khác đã phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ thống thủy lợi. Điển hình nhất là 15ha đất nông nghiệp ven đô thuộc quận Hải An bị ô nhiễm hoàn toàn nguồn nước tưới; hơn 60ha đất xen giữa các dự án bị phá vỡ hệ

thống thủy lợi; ít nhất có 15km kênh mương trên địa bàn đang bị vô hiệu hóa chức năng tưới tiêu do bị xâm lấn trong quá trình đô thị hóa và bị tắc nghẽn lưu

thông cả 3 vịtrí: đầu, giữa và cuối nguồn (Hoàng Thị Ngọc Ánh, 2016).

Để giải quyết vấn đề này Hải Phòng đã hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao vai trò của lực lượng khuyến nông là vô cùng quan trọng; là cầu nối giữa nhà khoa học, nhà quản lý và nhà nông Hải Phòng đã có một số giải

pháp như: (i) Quan tâm nghiên cứu và quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất giống, các vùng sản xuất cây trồng vật nuôi chủ yếu đến cấp cơ sở; (ii) Tăng cường huy động nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn; các khu nông nghiệp công nghệ cao; (iii) Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn theo các yêu cầu về tiến bộ

khoa học kỹ thuật; (vi) Tăng cường xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường; (v) Áp dụng tiến bộ KHCN trong trồng trọt như: giống mới, nhà kính, nhà lưới, tựđộng và bán tựđộng trong tưới tiêu, sử dụng phân bón hữu cơ; Trong lĩnh vực

chăn nuôi, tăng cường sử dụng nguồn giống chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống chuồng trại (chú ý khâu làm mát, khử mùi) gắn sản xuất với chế biến và xử lý

môi trường trong sạch như mô hình biogas, ủ phân sinh học... Các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc sản, phục vụ nhu cầu tinh thần như: hoa, cây, cá cảnh, cá sấu... thực hiện các quy định chặt chẽ về an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường (Hoàng Thị Ngọc Ánh, 2016).

2.2.2.2. Hải Dương

Theo kết quả khảo sát của Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2012 có 9/12

huyện, thành phố, thị xã có xuất hiện tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang, tập trung ở những địa phương gần đô thị và gần khu công nghiệp, dịch vụ và không có truyền thống trồng cây vụ đông nhiều. Số xã có diện tích bỏ hoang là 57 xã,

chiếm 23,5% các xã, thị trấn sản xuất trồng trọt trong tỉnh. Trong đó, huyện Tứ

Kỳ có nhiều xã nhất 10 xã, TX Chí Linh 9 xã, Cẩm Giàng 9 xã, Ninh Giang 8 xã, TP Hải Dương 6 xã, Gia Lộc, Nam Sách và Gia Lộc 5 xã... Tổng diện tích đất bỏ

hoang là 249,61ha, chiếm 0,36% trong diện tích đất trồng cây hàng năm của tỉnh; chiếm 0,38% trong diện tích đất trồng lúa. Trong đó, đất trồng màu 20,79 ha, đất trồng lúa 228,82 ha (đất lúa hàng năm 151,02 ha, đất ngoài bãi 9,1ha; đất xa làng,

trũng xấu 68,7ha). Các huyện có diện tích đất bỏ hoang nhiều: Chí Linh 75,74ha; Ninh Giang 37,54ha; Tứ Kỳ 35,04ha; TP Hải Dương 34,6ha; Cẩm Giàng 34,32ha (Sở Nông nghiệp & PTNN Hải Dương,2013).

Năm 2013, tình trạng nông dân bỏ hoang đất nông nghiệp xuất hiện ở

toàn bộ 12/12 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Tổng diện tích 297,0 ha (chiếm 0,47% diện tích gieo cấy) tại 86 xã với tổng số 5.793 hộ. Trong đó, diện tích đất

công điền (đất công ích 5%) là 105,98 ha (chiếm 0,15% diện tích gieo cấy), diện

tích 03 (đất giao ổn định) là 191,02 ha (chiếm 0,30 % diện tích gieo cấy). Xu

hướng nông dân bỏ hoang hóa vụ mùa cao hơn vụ chiêm xuân. Các huyện có diện tích đất bỏ hoang hóa nhiều: Chí Linh 53,79 ha; Gia Lộc 47,29 ha; Tứ Kỳ

43,65 ha; Kim Thành 39,97 ha; Cẩm Giàng 29,44 ha. Có 2 huyện nông dân làm

đơn xin trả ruộng(Sở NN & PTNN Hải Dương, 2013).

Theo tổng hợp của Sở NN & PTNN có một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Một số nơi địa hình không thuận lợi như: ruộng trũng, việc tưới tiêu không thuận lợi, chất đất kém, giao thông nội đồng kém. Những diện tích này địa

phương đang có kế hoạch chuyển đổi sang trồng một số loại cây khác có giá trị cao hơn, tuy nhiên chưa được các cấp thẩm quyền phê duyệt nên vẫn bỏ hoang (Sở NN & PTNN Hải Dương, 2013).

- Giá cả vật tư cao, kèm theo chi phí dịch vụ tăng trong khi đó sản phẩm

đầu ra bị rớt giá. Thu nhập ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng rất thấp, không chắc ăn, không ổn định so với thu nhập từ ngành nghề khác như đi làm nhà máy, khu công nghiệp và làm dịch vụ buôn bán.

- Hiệu quả kinh tế thấp do ruộng đất manh mún, chi phí đầu vào ngày một

tăng cao, giá nông sản thấp nhất là sản xuất lúa đầu ra có xu hướng giảm, sản xuất bấp bênh do thiên tai, dịch bệnh nhiều …

- Do chuyển dịch lao động sang làm công nghiệp, dịch vụ, lao động nước ngoài cho thu nhập cao và ổn định hơn nhiều so với cấy lúa, trồng màu. Một số

hộlao động đã quá già yếu, con cái đi thoát ly hết không còn lao động nên làm

đơn xin trả lại ruộng.

- Những năm gần đây, những cụm khu công nghiệp, các hoạt động dịch vụ đã thu hút một bộphân lao động nông nghiệp tại địa phương với thu nhập khá và

ổn định do đó nhiều địa phương thiếu lao động nông nghiệp (Sở NN & PTNN Hải Dương, 2013).

- Một sốlao động nông nghiệp đi lao động ở nước ngoài, hoặc chuyển hẳn

sang lao động có bảo hiểm, ổn định tại các nhà máy, xí nghiệp, hoặc sang làm các dịch vụ khác có cuộc sống ổn định, mà cấy lúa, làm ruộng không có lãi nên cho ruộng, bỏ ruộng không cấy (Sở NN & PTNN Hải Dương, 2013).

- Riêng Thị xã Chí Linh có 23 ha tại thôn Trại Nẻ, xã An Lạc do khai thác than những gây sụt lún không nông nghiệp được.

- Một số hộ nông dân không gieo cấy nhưng cũng không cho các hộ có nhu cầu thuê mượn (Sở NN & PTNN Hải Dương, 2013).

2.2.2.3. Bình Dương

Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ đô thịhóa cao, cơ cấu kinh tế dịch chuyển mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp. Tỷ lệngười dân bỏ ruộng không sản xuất nông nghiệp khá cao. Đứng trước những vấn đề trên tỉnh Bình

Dương đã có những chỉđạo để hạn chế những vấn đề này cụ thểnhư sau: Ủy ban nhân tỉnh quan tâm đến quy hoạch phát triển nông nghiệp nhất là trong bối cảnh

đô thị hóa, người dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, phát triển nông nghiệp tại các đô thị sớm được tỉnh quan tâm, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn liên tục tăng cao. Có thể lấy thành phố Thủ Dầu Một làm ví dụ điển hình cho những bước phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp trong bối cảnh đô

thị hóa. Do quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp của thành phố chỉ còn khoảng 2.655 ha, chiếm 22% diện tích đất tự nhiên và chỉ còn 4.118 lao động phục vụ cho nông nghiệp. Tuy nhiên, giá trị nông - lâm - thủy sản của thành phố đạt 50,6 tỷđồng, giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha canh tác/năm đạt đến 69,4 triệu đồng. Đây là nỗ lực chuyển dịch từ cây có giá trị kinh tế thấp (như cây lúa, mía, vườn tạp) chuyển sang cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh đô thịhóa như trồng rau màu, hoa lan, cây cảnh, vườn cây

ăn quả,... Các hộdân chăn nuôi nhỏ lẻ cũng đã chuyển sang chăn nuôi tập trung với mô hình lớn hơn ở hộ gia đình và trang trại (phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp) (Lê Văn Trưởng, 2008).

2.2.2.4. Nghệ An

Trong hai vụ Hè và Xuân vừa qua, tại Nghệ An có tới gần 1.500ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang (các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu…). Toàn tỉnh có khoảng 15.000 lao động ly hương tìm việc làm trong và ngoài nước.

Huyện Yên Thành, nơi từng được xem là “vựa lúa” của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua cũng có nhiều biến động trong nhân lực lao động. Thống kê tại huyện Yên Thành cho thấy, hằng năm có trên 10.000 người đi xuất khẩu lao động tại 23 quốc gia. Đây được xem là hướng đi đang thu hút nhiều lao động trẻ của địa phương.

Tại xã Thanh Hưng (Thanh Chương - Nghệ An), hiện có hơn 5.000 nhân khẩu, trong đó số người trong độ tuổi lao động khoảng 2.200 người. Tuy nhiên, theo thống kê, hiện toàn xã có khoảng 950 lao động đi làm thuê ở nơi khác, 55 người đi XKLĐ ở nước ngoài và hằng năm, số lao động trên làm ra hàng chục tỷ đồng (gấp 3 lần khi ở nhà làm ruộng).

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, mỗi địa phương trong cả nước trung bình có khoảng 100 ha ruộng lúa bị bỏ hoang. Vụ hè thu vừa qua, Nghệ An là địa phương diễn ra tình trạng nông dân bỏ ruộng, trả lại ruộng nhiều với gần 2.000 ha, trong đó đứng đầu là Nam Đàn hơn 700 ha, tiếp đó là Hưng Nguyên trên 400ha, còn lại là các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Đô Lương… Ở Nam Đàn, hàng chục hecta ruộng lúa đã bị người dân đăng ký trả không tiếp tục cày cấy. Nguyên nhân nông dân bỏ ruộng đã được các ngành chức năng làm rõ, đó là giá lúa, rau màu thấp trong khi đầu vào như vật tư phân bón, dịch vụ bảo vệ thực vật, công chăm sóc ngày càng tăng cao… Thu nhập thấp lại phải đóng phí theo đầu sào đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý nông dân.

Tại Diễn Tháp (Diễn Châu - Nghệ An), hầu hết dân không còn làm ruộng, thay vào đó là “xuất ngoại” sang nước bạn Lào để buôn bán đồng nát, thương mại xây dựng. Nông dân đang có xu hướng ngày càng ít mặn mà với đồng ruộng, thay vào đó là muôn nẻo chọn cách kiếm sống từ các việc làm thuê trong và ngoài nước. Có người cũng phải đổ máu và nước mắt mới đổi được đồng tiền về nuôi con ăn học; kẻ thì bỏ mạng ở nước ngoài… hệ lụy khôn lường (Việt Hương, 2016)

2.2.2.5. Thái Bình

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Thái Bình, vụ mùa năm 2004 tỉnh này có 278,4 sào (10 ha) nông dân bỏ không cấy ở 3 xã thuộc 3 huyện Đông Hưng, Vũ Thư và Kiến Xương.

Trước đó, vụ mùa 2003, tại huyện Kiến Xương đã có 8/39 xã nông dân bỏ

ruộng không cấy với diện tích 3,88 ha; đến vụ mùa năm 2004, con sốnày tăng lên

13/39 xã, diện tích 26,5 ha. Các con số này tại huyện Đông Hưng vụmùa năm 2003

là 9/46 xã, diện tích 9,44 ha; đến vụmùa năm 2004 là 15/46 xã, diện tích 25,82 ha.

Đáng nói hơn là việc người dân trả lại ruộng cho HTX. Cũng theo thống kê của Sở NN&PTNT Thái Bình, năm 2004 đã có hơn 130 hộ dân trả lại gần 19

ha đất cho xã, thuộc 3 huyện Vũ Thư, Đông Hưng và Kiến Xương. Con số này thực tế lại lên tới gần 50 ha. Theo ông Nguyễn Hữu Rong - Giám đốc Sở

NN&PTNT Thái Bình, diện tích ruộng mà người dân bỏ hoang hoặc trả lại cho HTX chủ yếu là đất “ruộng khoán” (đất 5%).

Năn 2013, Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 5.756 hộ gia đình, cá nhân ở 131 xã có đất sản xuất nông nghiệp nhưng bỏ hoang không sử dụng. Tổng diện tích là 373,81 héc-ta, gồm đất giao ổn định 232,23 héc-ta, đất thầu khoán của UBND cấp xã là 141, 58 héc-ta (Mai Tú, 2013).

Nguyên nhân nông dân đểđất hoang hóa là do hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thấp; ảnh hưởng của việc đô thị hóa, phát triển các khu, cụm công nghiệp; qui hoạch chưa đồng bộ, dẫn đến việc cung cấp nguồn nước và tiêu úng cho sản xuất bịảnh hưởng, đất bị ô nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)