Kiến nghị với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 98 - 104)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính

Các văn bản vẫn còn tồn tại sự chồng chéo trong quy định dẫn đến tình trạng cịn có một vài xung đột trong thực thi và dễ gây nên kẽ hở cho các đối tƣợng nộp thuế thực hiện hành vi gian lận của mình.Các nội dung trong Luật thuế nên quy định cụ thể hơn, tránh ban hành quá nhiều văn bản dƣới luật dễ nhầm lẫn, gây khó khăn cho ngƣời nộp thuế.

Cần xây dựng phƣơng án đo lƣờng sự hài lòng của Ngƣời nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế nhằm đánh giá khách quan chất lƣợng, hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế. Thơng qua đó, cơ quan thuế nắm bắt đƣợc yêu cầu mong muốn của Ngƣời nộp thuế để có những biện pháp cải thiện chất lƣợng dịch vụ của mình nhằm nâng cao sự hài lịng và lợi ích của Ngƣời nộp thuế.

Tăng cƣờng vai trò quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ công chức thuế tạo cơ sở pháp lý trong điều tra chống gian lận thuế đƣợc quy định trong Luật thuế.

Hoàn thiện qui định về thuế TNDN, xây dựng quy trình quản lý thuế rõ ràng hiệu quả:

Điều chỉnh chính sách thuế theo hƣớng giảm và ổn định về thuế suất, mở rộng đối tƣợng thu, điều tiết thu nhập hợp lý nhằm động viên, khuyến khích doanh nghiệp làm giàu hợp pháp.

Qua thời gian triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2008, bên cạnh các kết quả đã đạt đƣợc, do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên một số quy định trong Luật thuế TNDN hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế không theo kịp sự vận động của thực tiễn (nhƣ một số khoản thu nhập cần đƣợc miễn thuế để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế; một số quy định về các khoản chi phí đƣợc trừ và khơng đƣợc trừ chƣa thật sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong thời gian tới, chƣa góp phần vào việc kiểm sốt thu nhập, chi phí của DN).

Để khắc phục những bất cập nhƣ nêu trên, đảm bảo đơn giản hố chính sách, đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hố cơng tác quản lý thuế và thực hiện giảm dần mức động viên theo Chiến lƣợc cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong giai đoạn tới thì cần thiết phải sửa đổi, bổ sung qui định về thuế TNDN.

Nội dung sửa đổi chủ yếu là về thuế suất, về ƣu đãi thuế, về thu nhập miễn thuế và thu nhập chịu thuế, về các khoản chi đƣợc trừ, không đƣợc trừ,... Các điều khoản sửa đổi, bổ sung đều giảm nghĩa vụ, tạo thuận lợi hơn cho DN nhƣ:

Về thu nhập đƣợc miễn thuế: bổ sung vào diện thu nhập miễn thuế

đối với một số khoản thu nhập từ sử dụng công nghệ cao, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ mới thân thiện với môi trƣờng, để phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với quy định của các pháp luật liên quan, khuyến khích DN bỏ vốn

vào lĩnh vực cần khuyến khích đầu tƣ, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp xu thế tiến bộ của thế giới.

Về khoản chi đƣợc trừ và không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN: Để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, nới rộng tỷ lệ

khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại ; hồn thiện quy định về khống chế chi phí lãi tiền vay không đƣợc trừ vào chi phí đối với khoản vay vƣợt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu để khắc phục tình trạng “vốn mỏng”.

Về thuế suất: Căn cứ cơ sở thực tiễn, phù hợp với xu thế của nhiều nƣớc trên thế giới và cũng là một bƣớc thực hiện Chiến lƣợc cải cách thuế đến năm 2020, nghiên cứu tiếp tục giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tới nhất là đối với DN có quy mô nhỏ và vừa là nhóm đối tƣợng chiếm số lƣợng lớn, dễ chịu tác động, ảnh hƣởng trƣớc bối cảnh khó khăn của nền kinh tế cần có biện pháp tháo gỡ kịp thời, bên cạnh đó cũng là loại hình DN thu hút phần lớn lực lƣợng lao động, tạo việc làm cho xã hội cũng nhƣ là cơ sở hình thành, phát triển thành DN lớn trong tƣơng lai. Đây là cơ sở để xem xét việc điều chỉnh thuế suất đối với nhóm đối tƣợng này.

Về ƣu đãi thuế: Bên cạnh việc điều chỉnh giảm mức thuế suất phổ thông, nên bổ sung thêm lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ƣu đãi nhƣ: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ sản xuất vật liệu mới, năng lƣợng mới không sử dụng nhiên liệu hóa thạch; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trƣờng; Doanh nghiệp công nghệ cao, DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ hoặc DN có dự án đầu tƣ mới có quy mơ đầu tƣ và phạm vi tác động rộng lớn đến kinh tế - xã hội đáp ứng điều kiện theo quy định. Thu nhập của DN từ thực hiện các dự án: trồng cây dƣợc liệu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp, bảo vệ cây trồng và vật nuôi, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; đầu tƣ bảo quản nông sản sau thu hoạch,

bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm; phát triển ngành nghề truyền thống; Việc bổ sung quy định ƣu đãi thuế đối với các lĩnh vực nhƣ nêu trên sẽ đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; việc bổ sung ƣu đãi thuế đối với lĩnh vực nơng nghiệp sẽ khuyến khích DN đầu tƣ, phát triển các lĩnh vực này, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, góp phần phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị với nông thôn, miền núi; việc bổ sung vào diện ƣu đãi thuế ở mức cao đối với các lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, sản xuất vật liệu mới, năng lƣợng mới không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phát triển cơng nghệ sinh học, sản xuất năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng sạch, sản xuất năng lƣợng từ việc tiêu hủy chất thải, tiết kiệm năng lƣợng,... để hƣớng tới phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng,...

Quan điểm, mục tiêu sửa đổi, bổ sung nhằm: Kiên trì mục tiêu dài hạn đã đặt ra của Luật thuế TNDN nhƣ tiếp tục tạo môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thuận lợi, bảo đảm cơng bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; giảm mức thuế suất chung để DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tƣ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; tiếp tục cải cách ƣu đãi thuế nhằm tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tƣ có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số ít ngành, lĩnh vực quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nƣớc; Sửa đổi, bổ sung những vấn đề bất cập so với thực tế, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và có tính ổn định; việc sửa đổi sẽ tác động giảm thu ngân sách nhà nƣớc trong vài năm đầu nhƣng phải đảm bảo ổn định và tăng trƣởng nguồn thu ngân sách nhà nƣớc trong trung và dài hạn; Đảm bảo đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hố cơng tác quản lý thuế; Góp phần nâng cao khả năng

cạnh tranh so với các nƣớc trong khu vực, các nƣớc có điều kiện tƣơng đồng với nƣớc ta, phù hợp với xu thế cải cách thuế và thông lệ quốc tế.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN sẽ làm giảm thu ngân sách ngân sách nhà nƣớc trong một vài năm đầu nhƣng có tác động tăng thu cho những năm sau do thu hút đầu tƣ tăng lên, đồng thời phần tiền thuế đƣợc giảm sẽ đƣợc tái đầu tƣ và tiêu dùng, do đó Nhà nƣớc có thể thu đƣợc thơng qua các loại thuế gián thu và thuế TNCN qua việc ngƣời lao động đƣợc tăng phúc lợi từ tiền thuế đƣợc giảm. Nhờ việc giảm nghĩa vụ thuế, sản xuất kinh doanh của DN phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, từ đó góp phần đƣa kinh tế phát triển, đảm bảo nguồn thu bền vững cho ngân sách.

Mở rộng và phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế:

Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ, ban hành quy chế khuyến khích doanh nghiệp, ngƣời dân mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, tăng cƣờng các hình thức thanh tốn qua ngân hàng, giảm sử dụng tiền mặt trong giao dịch kinh tế. Đây đƣợc coi nhƣ một điều kiện cơ bản về môi trƣờng kinh tế để đảm bảo kiểm soát đƣợc các khoản thu nhập cũng nhƣ các khoản chi phí của ĐTNT và vì vậy cần thiết phải có sự tham gia khơng chỉ của ngành thuế, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng mà cịn phải có sự chỉ đạo thống nhất và đầu tƣ thích đáng của Chính phủ.

Mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt, trƣớc hết là trong lĩnh vực quản lý thu chi ngân sách theo hƣớng hiện đại, đơn giản và phù hợp với thông lệ quốc tế, an tồn, hiệu quả, sẽ góp phần cải cách hành chính khơng chỉ cho hệ thống những ngƣời làm tài chính - ngân hàng mà quan trọng hơn là phục vụ tốt hơn nhân dân, doanh nghiệp và tất cả những đối tƣợng liên quan đến thu chi ngân sách.

Tình trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là do khơng có một hành lang pháp lý ngay từ đầu; Nhà nƣớc không quản lý và cũng khơng kiểm sốt việc thanh tốn giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và giữa các tầng lớp dân cƣ với nhau, sự buông lỏng của Nhà nƣớc trong quản lý tiền mặt vơ hình chung đã tạo cho kinh tế “ngầm” phát triển.

Nếu thực hiện đƣợc sẽ giúp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế và giảm đƣợc hoạt động kinh tế “ngầm” đang đe dọa đến an ninh quốc gia, là mối bận tâm của các nhà quản lý và sự lo ngại công chúng trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế và các họat động phi pháp khác.

Trên những chứng từ đã phát sinh cơ quan chức năng (Cơ quan Thuế, Kiểm tốn…) có thể quản lý, làm cơ sở tính thuế và kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Bên cạnh đó mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều có một mã số thuế và tài khoản ngân hàng. Vậy để công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao thì yêu cầu đặt ra là cần dần tiến tới thực hiện 100% các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Trong tình hình hiện nay ở Việt Nam khi giao dịch tiền mặt vẫn cịn chiếm tỷ lệ lớn thì điều này càng cần đƣợc xem xét và thực hiện. Việc tiến tới thực hiện tất cả các giao dịch thanh tốn thơng qua hệ thống tài khoản ngân hàng không những sẽ giúp quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác hơn tăng cƣờng cơng tác quản lý thuế, kiểm sốt việc khai thiếu, trốn doanh thu, hay nâng khống hợp thức hóa các khoản chi, cũng nhƣ kiểm sốt qui trình quản lý thu nợ đối với những doanh nghiệp dây dƣa, chây ì nợ thuế. Thực hiện thanh tốn qua ngân hàng cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng tham nhũng trong quá trình quản lý thu thuế hiện nay ở nƣớc ta.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)