8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.2.5. Công tác quản lý thuế TNDN
a. Cơng tác lập dự tốn thu thuế TNDN
Là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phƣơng trong một năm ngân sách phục vụ nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó giao nhiệm vụ thu phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý thu.
Do chính sách của thuế TNDN liên tục đƣợc thay đổi nên việc lập dự toán phải luôn bám sát các quy định tại các Thông tƣ hƣớng dẫn, sửa đổi bổ sung để loại trừ một số khoản dự kiến sẽ khơng thu trong tƣơng lai do có các chính sách Quốc hội, Chính phủ đƣa ra để thúc đẩy nền kinh tế, kích thích tiêu dùng.
b. Công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế TNDN Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Các thủ tục hành chính đƣợc đơn giản hóa, cơng khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế trong việc thực thi pháp luật thuế. Do vậy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ đã nhận đƣợc sự đánh giá cao, đồng tình, ủng hộ, sẵn sàng phối hợp của ngƣời nộp thuế và cơ quan ban ngành, đoàn thể.
Phân cấp quản lý thu thuế, kê khai, nộp thuế
- Công tác phân cấp quản lý thu thuế
Trên cơ sở kê khai đăng ký kinh doanh của DN theo hệ thống liên thông giữa Sở kế hoạch đầu tƣ với cơ quan thuế, cơ quan thuế tiến hành cấp mã số thuế cho các DN. Việc quản lý DN đƣợc thực hiện trên mạng vi tính thống nhất trên cả nƣớc. Mỗi DN đƣợc gắn một mã số duy nhất. Tất cả các thông tin về DN nhƣ ngành nghề kinh doanh, tính chất và quy mơ kinh doanh, địa chỉ, trụ sở … đƣợc lƣu vào máy vi tính với file dữ liệu riêng biệt. Khi cần kiểm tra một DN nào đó thì cơ quan thuế chỉ cần mở file theo mã số thuế của DN.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại địa phƣơng và quy định của các luật thuế, Luật Quản lý thuế, Luật NSNN, để thực hiện phân cấp quản lý thu thuế trên địa bàn.
- Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế
Hiện nay, ở nƣớc ta việc tính thuế và kê khai thuế do các DN tự giác thực hiện, có sự kiểm tra, thanh tra của CQT. Trên cơ sở các quy định cụ thể của luật thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, DN tự tính doanh thu, thu nhập chịu thuế, từ đó lập tờ khai thuế phải nộp. Cơ quan thuế quy định cụ thể các chỉ tiêu trong nội dung của tờ khai tƣơng ứng với từng loại thuế.
Đối với mỗi sắc thuế cũng quy định cụ thể kỳ tính thuế, thời hạn lập tờ khai. Đến thời hạn quy định, DN phải nộp tờ khai cho CQT theo đúng quy định tại Luật Quản lý thuế.
Công tác xử lý tờ khai và kế toán thuế phải đảm bảo tiếp nhận kịp thời và xử lý các sai sót về kê khai thuế, về hạch tốn số thu từ đó xác định số phải nộp, đã nộp số còn nợ thuế của doanh nghiệp để phục vụ công tác đôn đốc thu cũng nhƣ công tác cƣỡng chế nợ thuế
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Mục tiêu của công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tƣợng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nƣớc phù hợp với pháp luật thuế.
c. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN
Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mơ hình chức năng. Bên cạnh việc tơn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp thuế của ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế.
việc giám sát, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế phát hiện những sai sót yêu cầu NNT giải trình, bổ sung để chứng minh tính chính xác, trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu đã kê khai trong hồ sơ khai thuế. Trƣờng hợp NNT khơng chứng minh đƣợc tính chính xác, trung thực hợp lý của việc kê khai thuế thì cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện NNT có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì tiến hành thanh tra thuế.
Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý thu thuế TNDN.
Thanh, kiểm tra thuế TNDN đƣợc thực hiện bởi bộ phận cán bộ thuế chuyên ngành. Đối tƣợng thanh, kiểm tra thuế là các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế TNDN cho Nhà nƣớc. Mục tiêu thanh, kiểm tra thuế TNDN là phát hiện và xử lý các trƣờng hợp sai phạm nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nƣớc và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời cũng qua quá trình thanh, kiểm tra, cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra những hƣớng giải quyết nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNDN. Thanh, kiểm tra thuế TNDN đƣợc thực hiện dƣới các hình thức và phƣơng pháp khác nhau.
Các hình thức thanh, kiểm tra xét theo thời gian tiến hành thanh tra:
+ Hình thức thanh, kiểm tra thƣờng xuyên đƣợc thực hiện mang tính định kỳ, khơng phụ thuộc vào việc có xảy ra vụ việc hay khơng trong các ĐTNT và các cơ quan quản lý thuế.
+ Thanh, kiểm tra đột xuất là hình thức thanh, kiểm tra mang tính bất thƣờng và đối tƣợng thanh tra khơng đƣợc biết trƣớc. Hình thức này đƣợc tiến hành khi có những vụ việc xảy ra từ phía đối tƣợng nộp thuế hoặc trong các cơ quan thuế để có biện pháp xử lý.
Các hình thức thanh, kiểm tra xét theo phạm vi và nội dung:
+ Thanh, kiểm tra toàn diện: Đƣợc tiến hành với tất cả các nội dung thanh, kiểm tra thuế, hoặc với tất cả đối tƣợng thanh, kiểm tra. Hình thức này thƣờng đƣợc
áp dụng để phục vụ cho những nghiên cứu cải tiến lớn về hệ thống thuế.
+ Thanh, kiểm tra có trọng điểm: Đƣợc tiến hành chỉ với một số nội dung, một số đối tƣợng. Ngƣời ta thƣờng chọn ra các đối tƣợng điển hình và tổ chức thanh tra, kiểm tra từ đó rút ra các kết luận chung cho tồn hệ thống.
Trên thực tế, ngƣời ta cũng có thể kết hợp cả hai hình thức này trong trƣờng hợp cần thiết.