Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế TNDN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 32 - 34)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế TNDN

a. Mục tiêu quản lý thuế TNDN

Công tác quản lý Thuế TNDN nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản sau: Thứ nhất, tăng cƣờng tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dƣỡng và phát triển nguồn thu. Đây là mục

tiêu cơ bản và chủ yếu nhất trong việc quản lý thuế TNDN, xuất phát từ vai trò của thuế TNDN nhằm huy động tập trung nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế thu nhập nói chung và thuế TNDN nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho NSNN. Tuy nhiên không có nghĩa là để đảm bảo vài trò chủ yếu thì cần phải tăng thu thuế bằng mọi giá, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay ở nƣớc ta việc tăng thu phải đặt trong mối quan hệ với quá trình tăng trƣởng kinh tế. Nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc chỉ có thể gia tăng khi và chỉ khi nền kinh tế có sự tăng trƣởng và đạt năng suất, hiệu quả cao.

Thứ hai, phát huy tốt nhất vai trò của Thuế TNDN trong nền kinh tế. Nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng những khuyết tật vốn có, do vậy nhà nƣớc cần phải thực hiện sự điều tiết của mình thông qua công cụ thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng nhằm đảm bảo cho nền kinh tế thị trƣờng phát triển có hiệu quả, duy trì môi trƣờng cạnh tranh thuận lợi, đảm bảo công bằng xã hội....Tuy nhiên việc phát huy những vai trò đó không thể tự nó đạt đƣợc mà để có kết quả thì việc thực hiện đó phải thông qua những nội dung công tác quản lý thuế TNDN.

Thứ ba, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế cho các tổ chức kinh tế và dân cƣ. Thuế TNDN tác động trực tiếp đến thu nhập của các tổ chức, có thể ảnh hƣởng đến sự tích lũy tƣ bản, kích thích đầu tƣ mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh và gây nên các phản ứng ngay lập tức từ ngƣời chịu thuế nhƣ hành vi trốn thuế...Trong nền kinh tế thị trƣờng, nhà nƣớc thông qua công cụ luật pháp để tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cƣ sẽ có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động này. Qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, cùng với việc tăng cƣờng tính pháp chế của chính sách thuế này, ý thức chấp hành chính sách thuế sẽ đƣợc nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”.

Thứ tƣ, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế từ phía ngƣời nộp thuế cũng nhƣ từ phía cơ quan thuế, đó là một thực tế khách quan. Trên thực tế khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí, đó là các khoản chi phí trực tiếp quản lý của cơ quan thuế và những chi phí gián tiếp do ngƣời nộp thuế gánh chịu. Điều đó đƣợc thể hiện ở chỗ, tổng số thuế thu đƣợc nhiều nhất với chi phí tổ chức thu thuế là thấp nhất.

b. Nguyên tắc quản lý thuế TNDN

Để đạt đƣợc các mục tiêu, công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc, vì vậy nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thu thuế.

- Đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời nộp thuế.

- Phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)