Công cụ kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 40 - 42)

7. Tổng quan tài liệu

1.3.3. Công cụ kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN

Trong quá trình quản lý NSNN, KBNN thực hiện kiểm soát chi thƣờng xuyên thông qua các công cụ sau:

Một là, công cụ kế toán NSNN. Kế toán NSNN là một trong những công cụ quan trọng gắn liền với hoạt động quản lý NSNN của KBNN. Kế toán NSNN phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình thu, chi NSNN, qua đó cung cấp những thông tin cần thiết để các cơ quan chức năng điều hành ngân sách có hiệu quả cao. Một trong những chức năng quan trọng của kế toán NSNN là hạch toán kế toán, kiểm tra tình hình cấp phát kinh phí NSNN. Cụ thể, kế toán NSNN cung cấp số liệu tồn quỹ NSNN, số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn dự toán chi của đơn vị sử dụng NSNN. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN xem xét các khoản chi của đơn vị có đủ điều kiện hay không từ đó đƣa ra quyết định cấp phát hay từ chối cấp phát.

Hai là, công cụ mục lục NSNN. Hệ thống mục lục NSNN là bảng phân loại các khoản thu, chi NSNN theo hệ thống tổ chức nhà nƣớc, ngành kinh tế và các mục đích kinh tế - xã hội do Nhà nƣớc thực hiện, nhằm phục vụ công tác lập, chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN và phân tích các hoạt động kinh tế tài chính thuộc khu vực nhà nƣớc. Mục lục NSNN là một trong những công cụ quan trọng, không thể thiếu trong quy trình kiểm soát chi vì căn cứ vào hệ thống mục lục NSNN thì KBNN có thể quản lý và kiểm soát đƣợc số dƣ tồn quỹ dự toán của đơn vị có đủ điều kiện để chi trả để tiến hành cấp phát thanh toán hoặc từ chối thanh toán, đồng thời phục vụ hiệu quả cho công tác báo cáo, đối chiếu số liệu của từng khoản chi với các

đơn vị sử dụng ngân sách.

Ba là, công cụ định mức chi ngân sách. Định mức chi ngân sách là một chuẩn mực do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định đối với từng nội dung chi NSNN. Định mức chi ngân sách là cơ sở để tính toán khi lập dự toán và cũng là căn cứ để KBNN đối chiếu với từng khoản chi của đơn vị sử dụng NSNN trong quy trình kiểm soát chi NSNN. Mức chi thực tế của từng nội dung chi không đƣợc vƣợt quá định mức chi đối với nội dung đó.

Bốn là, công cụ hợp đồng mua sắm tài sản công. Hợp đồng mua sắm tài sản công là cơ sở để KBNN kiểm soát các khoản chi về mua sắm tài sản, xây dựng nhỏ và sửa chữa tài sản cố định. Giá trị hợp đồng, thời hiệu hợp đồng, biên bản nghiệm thu... là căn cứ để KBNN thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Những hợp đồng có giá trị lớn phải thông qua các hình thức đấu thầu theo quy định. Chẳng hạn, mua sắm tài sản thuộc dự toán mua sắm thƣờng xuyên có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải tổ chức đấu thầu rộng rãi.

Năm là, công cụ cam kết chi. Cam kết chi là công cụ đắc lực cho KBNN trong việc quản lý các hợp đồng phát sinh từ các khoản chi thuộc NSNN, đồng thời hỗ trợ, tăng cƣờng trong việc kiểm soát chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN. Đối với các hợp đồng có giá trị lớn thì việc thực hiện cam kết chi trong kiểm soát chi thƣờng xuyên góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán, nâng cao trách nhiệm kỷ luật tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Sáu là, công cụ tin học. Đây là công cụ hỗ trợ cho quy trình kiểm soát chi. Về mặt kỹ thuật, quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên có thể thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tin học, một số khâu của quy trình kiểm soát chi đƣợc tiến hành nhanh chóng và chính

xác hơn rất nhiều so với thực hiện theo phƣơng pháp thủ công. Chẳng hạn, kiểm soát mức tồn quỹ ngân sách, mức tồn dự toán của từng đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát mục lục ngân sách. Công cụ tin học còn có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác kế toán và quy trình thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)