Hoàn thiện quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tài chính, UBND

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 85 - 88)

7. Tổng quan tài liệu

3.2.2. Hoàn thiện quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tài chính, UBND

UBND thành phố Đà Nẵng, các Bộ, cơ quan trung ƣơng, các đơn vị sử dụng NSNN trong điều hành, quản lý chi thƣờng xuyên NSNN

Tại KBNN Đà Nẵng, theo Luật NSNN thì dự toán của đơn vị cấp ngân sách Trung ƣơng là do các Bộ, cơ quan trung ƣơng cấp trên của đơn vị đó giao quyết định dự toán trong năm, dự toán của đơn vị cấp ngân sách thành phố bao gồm các Sở, ban, ngành do UBND thành phố Đà Nẵng giao, sau đó các Sở, ban, ngành căn cứ trên quyết định giao dự toán của UBND thành phố Đà Nẵng, tiếp tục phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc. Điều này có nghĩa là đơn vị càng có nhiều cấp quản lý thì việc giao và phân bổ dự toán sẽ qua nhiều tầng cấp phát dự toán hơn. Bên cạnh đó, việc giao dự toán hiện nay của các đơn vị sử dụng ngân sách theo hƣớng khoán chi biên chế kinh phí, các đơn vị sử dụng ngân sách phụ thuộc vào nguồn kinh phí cấp trên giao mà sử dụng cho hoạt động của đơn vị. Với cách thức phân cấp quản lý NSNN này thì có những hạn chế, bất cập ở những điểm sau: Việc giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách diễn ra chậm ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát dự toán của Kho bạc; Chất lƣợng dự toán chƣa cao vì dự toán đƣợc lập ra sớm, không căn cứ theo kết quả thực hiện nhiệm vụ nên khó có thể đo lƣờng chính xác dẫn đến việc thừa, thiếu dự toán trong quá trình cấp phát, làm cho việc điều chỉnh, bổ sung dự toán xảy ra nhiều, làm cho Kho bạc phải xử lý nhiều việc hơn. Ngoài ra còn gây áp lực cho Kế toán Kho bạc vào cuối năm khi chứng từ gửi đến Kho bạc bị dồn lại, nguyên nhân tình trạng này là do phân bổ dự toán chậm sau khi cơ quan tài chính tổng hợp đƣợc số cân đối thu chi trong năm thì mới có thể phân bổ thêm kinh phí cho các đơn vị.

Đối với các đơn vị thuộc ngân sách thành phố, Sở Tài chính căn cứ vào Quyết định giao dự toán của UBND thành phố Đà Nẵng giao cho các đơn vị thực hiện nhập vào hệ thống Tabmis. Tuy nhiên, việc nhập dự toán theo quý làm cho công tác kiểm soát chi của Kho bạc gặp khó khăn về kiểm tra tồn quỹ dự toán, thiếu dự toán trong việc thực hiện thủ tục cam kết chi. Vì vậy, để công tác kiểm soát dự toán tại KBNN Đà Nẵng đƣợc thuận lợi hơn, từ đó nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi tại KBNN Đà Nẵng nhờ giảm tải công việc, qua đó tập trung công sức để kiểm tra những yếu tố, nội dung mang tính trọng yếu, KBNN Đà Nẵng cần có những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện sự phối hợp với các cơ quan tài chính, các Bộ, cơ quan trung ƣơng có liên quan nhƣ:

- Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc quản lý, điều hành và sử dụng NSNN theo luật NSNN. Cơ quan Tài chính phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm xây dựng dự toán, thẩm tra việc phân bổ dự toán Ngân sách cho các đơn vị sử dụng Ngân sách, kiểm tra, giám sát việc chi tiêu và sử dụng Ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách; các Bộ, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc kịp thời, chính xác. Khi đó, KBNN Đà Nẵng mới thực hiện kiểm soát và thanh toán kịp thời cho các đơn vị sử dụng Ngân sách đảm bảo đúng các điều kiện chi theo quy định; đơn vị sử dụng Ngân sách thực hiện chi tiêu NSNN theo đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn và trong phạm vi dự toán đƣợc giao, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Tài chính và cơ quan chủ quản của đơn vị tổ chức phổ biến, hƣớng dẫn kịp thời các chế độ, chính sách mới ban hành cho các đơn vị dự toán thuộc phạm vi quản lý để các đơn vị nắm bắt và thực hiện đúng qui định. Thông qua việc thƣờng xuyên tổ chức hội thảo, các lớp tập

huấn nghiệp vụ, lĩnh vực tài chính, chế độ kế toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN Đà Nẵng cùng với Sở Tài chính hỗ trợ và tham gia tập huấn cho các đơn vị về các nội dung chi trong mục lục ngân sách, các chế độ, định mức, quy trình kiểm soát chi khi có sự thay đổi, để tạo sự thống nhất cho các đơn vị khi thực hiện chi NSNN qua KBNN, đồng thời giúp cho việc lập dự toán, hạch toán và quyết toán kinh phí của các đơn vị (do Cơ quan Tài chính thẩm duyệt) đƣợc đồng nhất và hạn chế điều chính do sai sót. Qua đó, có thể nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên của KBNN Đà Nẵng đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.

- Ngoài ra, đơn vị sử dụng ngân sách là đối tƣợng trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng NSNN, đồng thời cũng là chủ thể có mối liên quan đến các đơn vị nhƣ KBNN, cơ quan Tài chính, đơn vị chủ quản cấp trên,...Vì vậy KBNN Đà Nẵng còn cần phải tăng cƣờng quan hệ phối hợp với các đơn vị ngân sách, qua đó giúp cho KBNN Đà Nẵng có thể phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các khoản chi, tình huống vƣớng mắc để kịp thời xử lý, rút kinh nghiệm trong công tác kiểm soát chi nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát các khoản chi NSNN. Phối hợp chặt chẽ bằng việc thực hiện trao đổi thông tin, gửi thông báo cho các đơn vị trong và ngoài KBNN cùng với sự đồng thuận của các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc triển khai áp dụng thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách về hồ sơ, chứng từ, thời gian, nguyên tắc thực hiện kiểm soát chi ngân sách qua KBNN. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm soát chi của KBNN Đà Nẵng cần thƣờng xuyên kiểm tra số dƣ dự toán trên chƣơng trình Tabmis, thực hiện đôn đốc đơn vị kiểm tra đối chiếu số dƣ dự toán theo tháng, quý nhằm phát hiện những trƣờng hợp thừa, thiếu dự toán đƣợc giao để kịp thời xử lý và từ đó Kho bạc có thể kiến nghị với các cơ quan chủ quản cấp trên chú trọng vào công tác giao và phân bổ dự toán cho đơn vị, làm cho công tác kiểm soát

chi thƣờng xuyên qua KBNN Đà Nẵng ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)