Kiến nghị với KBNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 100 - 119)

7. Tổng quan tài liệu

3.3.2. Kiến nghị với KBNN

- KBNN cần tạo điều kiện, khuyến khích các đơn vị giao dịch sử dụng phƣơng thức chi tạm ứng chuyển khoản, và thanh toán tạm ứng, trong thanh toán các khoản chi hàng hóa, dịch vụ từ kinh phí ngân sách, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN.

- Nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện phƣơng án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN trong hệ thống KBNN, trên cơ sở tách bạch

nhiệm vụ kiểm soát chi và nhiệm vụ kế toán thanh toán.

- Xây dựng hệ thống các văn bản hƣớng dẫn chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN cần phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh trƣờng hợp phải sửa đổi nhiều lần. Thƣờng xuyên rà soát các văn bản chế độ để bổ sung, sửa đổi kịp thời các chế độ còn thiếu, không còn phù hợp hoặc bị chồng chéo về nội dung giữa các văn bản. Các văn bản hƣớng dẫn phải kịp thời, có tính độc lập. Văn bản sau phải thay thế toàn bộ văn bản trƣớc, hạn chế ban hành các văn bản bổ sung hay sửa đổi một số nội dung của văn bản trƣớc. Vì nhƣ vậy, khi đọc và áp dụng văn bản, phải xem lại các văn bản có liên quan, làm cho KBNN cũng nhƣ các đơn vị sử dụng ngân sách khó áp dụng, hoặc áp dụng không sát với hƣớng dẫn.

3.3.3. Kiến nghị UBND thành phố Đà Nẵng, cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách

- UBND thành phố Đà Nẵng xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN đƣợc phân cấp một cách nhanh chóng và không trái với những quy định của các cơ quan chức năng cấp trên. Tổ chức triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chế độ chi tiêu NSNN đến tất cả các đơn vị sử dụng NSNN.

- UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị sử dụng ngân sách trong thành phố thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quy định về chi tiêu NSNN, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, triển khai thực hiện các quy định về mua sắm tài sản theo phƣơng thức tập trung. Trong đó, theo nhu cầu chi tiêu mua sắm, trang thiết bị và đặc điểm của từng loại tài sản, hàng hóa của các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn, giao cho một đơn vị trực thuộc tổ chức việc mua sắm theo phƣơng thức tập trung và giao tài sản, hàng hóa cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng. Việc thực hiện mua sắm tập trung giúp cho Kho bạc có thể kiểm soát chặt chẽ hơn

trong kiểm soát chi thƣờng xuyên giúp tiết kiệm chi tiêu công và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng NSNN.

- Để có dự toán đƣợc kịp thời, UBND thành phố Đà Nẵng cần thay đổi cơ chế thực hiện giải pháp tình thế trong điều kiện thu NSNN không bảo đảm kịp chi NSNN nhƣ hiện nay. Thay vì phân bổ dự toán nhiều lần trong năm theo tiến độ thu, thì thực hiện phân bổ một lần vào đầu năm theo đúng Luật Ngân sách. Hằng tháng, căn cứ vào tình hình tồn quỹ của địa phƣơng, UBND các cấp thông báo hạn mức chi của các đơn vị sử dụng ngân sách cho KBNN để KBNN giải ngân theo hạn mức chi đƣợc thông báo.

- Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, cần nâng cao trình độ, năng lực và nhận thức về lĩnh vực tài chính, kiểm soát nội bộ; công tác tự kiểm tra tài chính ở đơn vị, cập nhật thƣờng xuyên những văn bản chế độ mới cho ngƣời làm công tác kế toán nhằm đảm bảo cho việc giám sát, quản lý tại đơn vị đƣợc chặt chẽ. Đồng thời nâng cao hệ thống cơ sở vật chất về tin học để đáp ứng yêu cầu về giao dịch điện tử theo định hƣớng đến năm 2020, việc thanh toán qua KBNN sẽ thực hiện trên chứng từ điện tử; điều này đòi hỏi các đơn vị sử dụng ngân sách không ngừng đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất về tin học để tƣơng thích với các ứng dụng hiện đại về công nghệ thông tin liên quan đến chứng từ điện tử, đảm bảo an toàn hệ thống khi thực hiện giao dịch.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở những hạn chế trình bày ở chƣơng 2, chƣơng 3 đề xuất một số giải pháp đối với KBNN Đà Nẵng nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN, nhƣ: hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hƣớng tinh gọn, tập trung đầu mối kiểm soát chi; tăng cƣờng công tác thanh tra, đẩy mạnh xử phạt hành chính; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát chi; hoàn thiện cơ chế, quy trình kiểm soát chi mua sắm tài sản; hoàn thiện phƣơng thức kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. Luận văn cũng kiến nghị những điều kiện nhất định về mặt pháp lý từ các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc có liên quan đến việc thực hiện các giải pháp.

Với các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong suốt hơn 25 năm xây dựng và trƣởng thành, hệ thống KBNN đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc theo hƣớng cải cách và hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. KBNN tiếp tục khẳng định đƣợc vị trí, vai trò quan trọng của mình trong hệ thống tài chính quốc gia thông qua việc thực hiện kiểm soát các khoản chi NSNN, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lƣợng quản lý điều hành tài chính-ngân sách của Nhà nƣớc. Kiểm soát chi thƣờng xuyên đối với đơn vị sử dụng ngân sách đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo việc sử dụng NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Do đó, thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nƣớc.

Trên cơ sở lý luận về kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN và các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN, tác giả đã tiến hành thu thập số liệu, phân tích, đối chiếu, tổng hợp các vấn đề liên quan về tổ chức bộ máy kiểm soát chi, đội ngũ cán bộ thực hiện kiểm soát chi, nội dung và quy trình thực hiện kiểm soát chi thƣờng xuyên từ giai đoạn kiểm soát trƣớc khi chi, trong khi chi cho đến giai đoạn kiểm soát sau khi chi, đồng thời rút ra những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng. Từ đó, tác giả nghiên cứu và đƣa ra những giải pháp liên quan nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN Đà Nẵng trong thời gian tới nhằm tiến tới kiểm soát chi theo mục tiêu phát triển của KBNN Đà Nẵng đến năm 2020. Các giải pháp có thể kể đến là hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hƣớng tinh gọn, tập trung đầu mối kiểm soát chi; tăng cƣờng công tác thanh tra, đẩy mạnh thực hiện xử

phạt vi phạm hành chính; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát chi; hoàn thiện quy trình kiểm soát mua sắm tài sản; hoàn thiện phƣơng thức kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và tác giả cũng có những kiến nghị đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế độ, văn bản, tạo điều kiện về cở sở pháp lý để các giải pháp trong luận văn đƣợc thực hiện thuận lợi và phù hợp với thực tế nhằm nâng cao công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại KBNN Đâ Nẵng trong thời gian tới.

Đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Ngô Hà Tấn cùng với các ý kiến đóng góp nhiệt tình của lãnh đạo cũng nhƣ của đồng nghiệp KBNN Đà Nẵng, tác giả đã cố gắng thực hiện đề tài nhƣng cũng không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học cũng nhƣ các đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn./.

1. Lê Ngọc Châu (2004), Một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính.

2. Ngô Minh Chí (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường

xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thái Nguyên.

3. Nguyễn Quang Hƣng (2015), Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc nhà nước, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính.

4. Hồ Xuân Phƣơng và Lê Văn Ái (2000), Quản lý tài chính nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

5. Kho bạc Nhà nƣớc (2008), Chiến lược phát triển KBNN 2020, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Kho bạc Nhà nƣớc Đà Nẵng (2014-2016), Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016.

7. Luật NSNN 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội.

8. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ

“Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước”.

9. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.

10. Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2015), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN Quận 3- thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính.

triển KBNN: Kế hoạch giai đoạn 2016-2020”, Tạp chí quản lý Ngân quỹ, (172), tr.10-12.

12. Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ Tƣớng Chính phủ “Qui định chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN”.

13. Quyết định 362/QĐ-BTC ngày 11/2/2010 của Bộ Tài chính “quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

14. Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc “về việc ban hành Qui trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.

15. Thông tƣ số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính

“về việc hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.

16. Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính

“về việc quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.

17. Thông tƣ số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính “quy định quản lý thu, chi tiền mặt qua Hệ thống Kho bạc Nhà nước”.

18. Thông tƣ số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính “về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.

19. Thông tƣ số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/tt-btc

kiểm soát cam kết chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước và một số biểu mẫu kèm theo thông tư số 08/2013/tt-btc ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc nhà nước (TABMIS)”

20. Thạc sỹ Phan Quảng Thống (2008), Một số giải pháp đổi mới cơ chế kiểm soát chi NSNN theo kết quả công việc đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Kho bạc nhà nƣớc.

21. Lƣơng Quang Tịnh (2012), Quản lý chi NSNN qua Kho bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính.

22. Đỗ Thị Thu Trang (2012 ), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Khánh Hòa, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. 23. Huỳnh Bá Tƣởng (2011), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường

xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Cẩm Lệ, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

24. [Truy cập] Website: Cổng thông tin điện tử Kho bạc nhà nƣớc Việt Nam - http://www.mof.gov.vn [9 giờ 00 phút ngày 01/05/2017].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 100 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)