Phân tích trách nhiệm trong quá trình quản lý nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà máy thủy điện pleikrông (Trang 63 - 67)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.3.5. Phân tích trách nhiệm trong quá trình quản lý nguồn lực

a. Nguồn nhân lực

Qua 10 năm xây dựng và phát triển, nhà máy có một lực lƣợng lao động có thâm niên công tác hùng hậu đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh, có đủ khả năng cạnh tranh với các công ty trong nƣớc và quốc tế. Hiện tại nhà máy có 2 quy trình liên quan đến công tác nguồn nhân lực là Quy trình Tuyển dụng & quản lý nguồn nhân lực (QT-NS-và Quy trình Đào tạo & phát triển nguồn lực (QT-NS-02), làm cơ sở cho việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Phòng Tổ chức và nhân sự hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lý nguồn nhân lực, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu hàng năm của nhà máy và thực hiện tuân thủ theo các quy trình này. Quy trình Tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực mô tả các bƣớc cần thiết trong tiến trình tuyển dụng nhân sự và các việc cần thực hiện để quản lý nguồn nhân lực nhằm phát huy cao nhất khả năng, năng lực của NLĐ phục vụ cho MTCL của đơn vị và nhà máy. Quy trình Đào tạo và phát triển nguồn lực mô tả đầy đủ các bƣớc liên quan đen quá trình đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo, nội dung đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo đen báo cáo kết quả đào tạo và báo cáo hiệu quả đào tạo,... và cuối cùng là lƣu trữ hồ sơ để quản lý và làm cơ sở cho việc đánh giá việc triển khai quản lý nguồn nhân lực của nhà máy.

Hàng năm nhà máy có chƣơng trình đào tạo nội bộ theo từng chuyên đề riêng, phù hợp với định hƣớng chung và MTCL của nhà máy trong năm đó. Cụ thể nhƣ các chƣơng trình:

- Đào tạo nhân viên mới

- Đào tạo trong lúc làm việc

- Đào tạo cho công việc tƣơng lai

- Đào tạo ngoại ngữ

bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề là tính hiệu quả trong đào tạo ra sao và làm gì để hoàn thiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Công tác đánh giá sau đào tạo vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách bài bản, chƣa có các tiêu chuẩn đánh giá sau khi học.

Từ hồ sơ xem xét lãnh đạo các năm 2013, 2014 và 2015 có thể thấy một số vấn đề liên quan đến quá trình quản lý nguồn nhân lực quá trình tuyển dụng đã tuân thủ quy trình, hồ sơ đƣợc đánh giá tƣơng đối đầy đủ tuy nhiên tại đơn vị việc thực hiện một số điều khoản còn chƣa đƣợc tốt, thiếu nhiều hồ sơ nhân sự trong việc lƣu trữ. Việc tuân thủ quy trình Đào tạo đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, có kế hoạch đào tạo đƣợc xây dựng từ đầu năm, tuy nhiên việc đào tạo vẫn chủ yếu là chờ phòng Tổ chức và nhân sự thực hiện, các chƣơng trình đào tạo nội bộ nâng cao năng lực và phát triển nhân viên chƣa đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản.

Bảng 2.7. KQKS nhân viên về quản lý nguồn nhân lực của nhà máy

STT Tiêu chí Số quan sát Độ lệch chuẩn Điểm số nhỏ nhất Điểm số lớn nhất Điểm trung bình 17 Anh/chị cảm thấy mình đủ năng

lực làm viêc tại vi trí hiện tại

102 0.883 1 5 4.05

18 Anh/chị làm đúng chuyên môn của mình trong nhà máy

102 1.001 1 5 3.78

19 Nhà máy cung cấp đây đủ chƣơng trình đào tạo kỹ năng, năng lực chuyên môn cho anh/chị

102 0.931 1 5 3.48

20 Anh/chị nhận thấy kết quả công việc tốt hơn sau khi đƣợc đào tạo

102 1.018 1 5 3.59

(Nguồn: Trích từ phụ lục 03) Qua khảo sát, mức độ đồng ý với tiêu chí cảm thấy mình đủ năng lực làm việc tại vị trí hiện tại khá cao (điểm trung bình 4,05/5), điều đó thể hiện qua việc phần lớn NLĐ cho rằng mình làm đúng chuyên môn đƣợc đào tạo (điểm trung bình 3,78/5). Các yếu tố liên quan phản ánh chất lƣợng đào tạo là

chƣơng trình đào tạo cung cấp đầy đủ chƣơng trình đào tạo kỹ năng, năng lực chuyên môn (điểm trung bình 3.48/5) và đào tạo cho kết quả công việc tốt hơn sau khi đào tạo (điểm trung bình 3.59/5) có mức đồng ý cao nhƣng không thực sự cao lắm, cho thấy vấn đề đào tạo vẫn còn nặng hình thức chƣa đi sâu vào chất lƣợng của đào tạo. Các khóa đào tạo vẫn chƣa đƣợc nhân viên đánh giá cao, chƣa tập trung vào nhƣng lĩnh vực chuyên sâu mà nhân viên cần để phát huy hết năng lực bản thân và đáp ứng yêu cầu của công việc. Song hành với đó, vấn đề xác định nhu cầu đào tạo và đánh giá hiệu quả sau đào tạo cần đƣợc quan tâm sâu sát và cụ thể hơn, có những tiêu chí đánh giá rõ ràng, tránh tình trạng đào tạo theo kế hoạch, theo nhiệm vụ mà không xuất phát từ nhu cầu thực tế công việc của vị trí đó đặt ra và định hƣớng phát triển của nhà máy.

Bên cạnh đó, việc đào tạo cho nhân viên hiểu biết về bộ tiêu chuẩn ISO 9000, các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vẫn chƣa đƣợc chú trọng, phần lớn nhân viên chƣa hiểu đƣợc đầy đủ về HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. NLĐ vẫn nghĩ tuân thủ theo ISO 9001:2008 là những quy trình thủ tục rƣờm rà, phức tạp chƣa thấy đƣợc lợi ích lâu dài của tiêu chuẩn đối với sự phát triển của nhà máy, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, cung cấp những tài liệu chứng tỏ một hệ thống đáp ứng yêu cầu đó, từ đó dẫn đen việc thực hiện các quy trình, thu tục đó bị thiếu, bị sai còn lặp đi lặp lại nhiều lần ở các đơn vị trong nhà máy.

b. Cơ sởhạ tầng

Về môi trƣờng làm việc: hiện tại nhà máy có một tòa nhà văn phòng với đầy đủ tiện nghi, có đội ngũ bảo vệ 24/24 chia ca trực liên tục. Hệ thống PCCC cũng đƣợc nghiệm thu và chứng nhân bởi Phòng Cảnh sát PCCC của tỉnh Kon Tum nhà máy cũng thành lập 1 đội PCCC và tham gia học một khóa về phòng cháy chữa cháy do công an đào tạo hàng năm. Điều này cho thấy việc nhân viên đánh giá cao tính an toàn và an ninh nơi làm việc (điểm trung bình là 3,9/5) là hoàn toàn chính xác.

Về cơ sở vật chất: nhà máy đáp ứng khá đầy đủ về các thiết bị hỗ trợ cho công việc, từ việc trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng, đen các thiết bị hỗ trợ cho nhân viên bảo trì - lắp đặt hoạt động bên ngoài (điểm trung bình chung là 3,77/5).

Bảng 2.8. KQKS nhân viên về môi trường làm việc trong nhà máy

STT Tiêu chí Số quan sát Độ lệch chuẩn Điểm số nhỏ nhất Điểm số lớn nhất Điểm trung bình 1 Nơi làm việc của anh/chị đƣợc

đảm bảo an toàn về PCCC, an ninh...

102 0.928 1 5 3.9

2 Nhà máy cung cấp đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt động của anh/chị

102 0.866 1 5 3.77

(Nguồn: trích từ phụ lục 03)

c. Môi trường làm việc

Hàng năm nhà máy thuê đơn vị đủ năng lực và thẩm quyền để đo kiểm tra môi trƣờng lao động, đáp ứng các yêu cầu của Bộ Y tế tiến hành đo và kiểm tra môi trƣờng làm việc tại nhà máy.

Bảng 2.9. Kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động tại nhà máy năm 2015

STT YÊU TÔ

ĐO,KIÉM TRA

TÔNG SÔMẲU

SÔ MẲU DAT TCVSLĐCP SÔ MẲU VƢỢT TCVSLĐCp 1 Vi khí hâu - Nhiệt độ 38 38 0 - Độ ẩm 38 38 0 - Tốc độ gió 38 38 0 2 Ánh sáng 38 38 0 3 Tiêng ôn 38 38 0 4 Hơi khí độc 38 38 0 5 Bụi hô hấp 04 04 0 6 Điện từ trƣờng 20 20 0 TÔNG CÔNG 252 252 0

Các yếu tố đƣợc quan tâm nhƣ nhiệt đô, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, tiếng ồn, nồng độ CO2, bụi hô hấp, điện từ trƣờng, ... đƣợc thực hiện lấy mẫu và đo ở các phòng ban và vị trí của nhà máy, đảm bảo xác định đầy đủ và chính xác nhất về môi trƣờng làm việc của toàn thể nhân viên trong nhà máy. Về cơ bản môi trƣờng làm việc của nhà máy đã đáp ứng các yêu cầu quy định của nhà nƣớc cũng nhƣ các tiêu chuẩn ngành đặt ra về môi trƣờng làm việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà máy thủy điện pleikrông (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)