4.1.2.1. Kinh tế
a- Điều kiện kinh tế:
khăn, thu nhập bình quân đầu người và thu ngân sách được xếp vào tốp thấp nhất của tỉnh Hà Tây cũ.
Từ khi đường Láng - Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long) thông xe (1999), sự thuận lợi trong giao thông vận tải cùng với việc đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, kinh tế Quốc Oai bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên đến nay Quốc Oai vẫn là huyện có hạ tầng, thu nhập bình quân đầu người hạng trung bình trong số các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội.
b) Tăng trưởng kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 2.158,95 tỷ đồng, năm 2017 đạt 2.563,58 tỷ đồng, bằng 118,74% so 2015, tăng trưởng bình quân 8,77%/năm, trong đó:
Nhóm ngành nông - lâm - thủy sản tăng bình quân: 0,35%/năm. Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân: 11,01%/năm. Nhóm ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân: 11,58%/năm.
Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh do sau khi hợp nhất với Hà Nội, Quốc Oai được Thành phố quan tâm đầu tư cấp kinh phí để xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và do các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động.
Tuy tốc độ tăng trưởng qua con số thống kê là khá cao nhưng thực tế sản phẩm tăng nhanh trong các khu - cụm công nghiệp, kinh tế nông thôn tăng trưởng thấp, giá trị gia tăng bình quân đầu người của Quốc Oai còn khá thấp, mới đạt 40 triệu đồng/người/năm.
Kinh tế huyện Quốc Oai giai đoạn 2015-2017 biểu hiện dưới dạng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm được tổng hợp tại bảng 4.1
Qua bảng 4.1 cho thấy giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm trong tổng GDP từ 586,15 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 577,32 tỷ đồng năm 2017 (giảm 8,83 tỷ đồng). Ngành công nghiệp - xây dựng có giá trị GDP cao nhất và có tốc độ tăng cũng nhanh hơn so với ngành nông - lâm - thủy sản và dịch vụ, từ 884,52 tỷ đồng năm 2015 lên 1.106,95 tỷ đồng năm 2017. Về tăng trưởng kinh tế, ngành nông - lâm - thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của
ngành nông - lâm - thủy sản bình quân trung 3 năm (2015 - 2017) là 0,35%, trong khi đó ngành công nghiệp - xây dựng là 11,01% và dịch vụ là 11,58%/năm.
Bảng 4.1: Tăng trưởng kinh tế huyện Quốc Oai thời kỳ 2015 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Tổng GDP (giá CĐ) Tỷ đ 2.158,95 2.322,55 2.563,58 - Nông LN, thủy sản Tỷ đ 586,15 588,53 577,32
- Công nghiệp xây dựng Tỷ đ 884,52 981,51 1.106,95
- Dịch vụ Tỷ đ 688,28 752,51 879,31
2. Tăng trưởng kinh tế
- Nông LN, thủy sản % 2,57 0,40 1,91
- Công nghiệp xây dựng % 9,29 10,96 12,78
- Dịch vụ % 8,58 9,33 16,85
Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Quốc Oai
c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những năm qua, kinh tế của huyện Quốc Oai được chuyển dịch theo hướng; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong cơ cấu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng.
Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế huyện Quốc Oai giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: %
TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Cơ cấu kinh tế (GDP) 100,00 100,00 100,00
1 Nông, lâm, thuỷ sản 27,15 25,34 22,52
2 Công nghiệp - Xây dựng 40,97 42,26 43,18
3 Dịch vụ 31,88 32,40 34,30
Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Quốc Oai
Bảng 4.2 cho thấy, theo giá hiện hành, ngành nông - lâm thủy sản năm 2015 chiếm 27,15%, được giảm đều qua các năm, còn 22,52% năm 2017; Công nghiệp - xây dựng năm 2015 chiếm 40,97%, đến năm 2017 chiếm gần 43,18%.
Các ngành dịch vụ cũng tăng từ 31,88% năm 2015 lên 34,30% năm 2017.
Tuy nhiên, nghiên cứu sâu thấy có sự thiếu bền vững trong phát triển: đó
là công nghiệp xây dựng tăng do đầu tư từ ngân sách và tiền đền bù của các dự án đô thị; chăn nuôi phát triển trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường làng xóm. Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện thì giá trị do các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp tạo ra là chính, công nghiệp nông thôn phát triển chậm. Vì vậy cần có chiến lược phát triển kinh tế bền vững, chú trọng đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đặc biệt là nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp.
4.1.2.2. Văn hóa- xã hội
a) Văn hóa – thông tin, thể dục - thể thao
Hoạt động văn hóa, thông tin, tiếp tục phát triển sâu rộng. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương
Công tác xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng và bảo tồn các di tích luôn được quan tâm. Theo báo cáo của phòng Văn hóa - Thông tin Huyện, đến nay trên địa bàn huyện đã có 103 thôn đạt văn hoá cấp huyện (6 thôn mới được công nhận), 187 nhà văn hoá thôn (xây mới 12 nhà), 14 xã đạt chuẩn văn hoá NTM. Hiện nay toàn huyện có 263 công trình di tích lịch sử văn hóa.
b. Giáo dục và đào tạo
Số liệu thống kê 2017, huyện có 69 trường với 998 phòng học, trong đó phòng học đã được kiên cố là: 828 đạt 82,9%.
Trong những năm qua, hệ thống trường, lớp học, trang thiết bị giảng dạy và học tập đã từng bước được cải thiện nhưng cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ số trường đạt chuẩn Quốc gia còn thấp do thiếu diện tích, thiếu phòng chức năng và phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học, công trình phù trợ.
c. Y tế
Đầu năm 2017, huyện Quốc Oai có tổng số 20 xã và thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, hiện tại các xã vẫn duy trì, phát huy và nâng cao chất lượng hoạt động Y tế đánh giá theo 10 tiêu chí đạt chuẩn quốc gia về Y tế của Bộ Y tế.
Ở các Trạm y tế xã có tổng số 125 phòng bệnh, 503 giường bệnh. Ngoài ra còn có 180 sở khám chữa bệnh tư nhân và kinh doanh thuốc y tế với 180 người hành nghề.
Đội ngũ cán bộ y tế có 743 người, trong đó có 68 bác sỹ, 102 y sỹ, 573 y tá, hộ lý, kỹ thuật viên và dược sỹ.
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu được chú trọng phát triển. Đến nay 100% Trạm Y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 100% số thôn có nhân viên y tế, 100% trạm y tế xã có quầy thuốc và trang bị bộ dụng cụ thiết yếu phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, 100% số Trạm Y tế đã tổ chức khám, chữa bệnh BHYT, 99,77% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin.
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở tiến hành tháng 4/2017, toàn huyện có 158.458 nhân khẩu gồm thành thị: 12.006 khẩu, nông thôn 84.414 khẩu; Theo số liệu điều tra về lao động, việc làm năm 2017 của phòng Lao động thương binh và xã hội huyện có 86.260 lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 51,8% dân số; Cơ cấu lao động chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ qua đào tạo thấp, mới đạt 26%.
Lao động thuộc nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản với 44.960 người chiếm 52,1%, trong đó đa số là lao động làm nghề nông nghiệp. Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng 29.300 người, chiếm 33,9%. Còn lại là nhóm ngành du lịch, dịch vụ 12.000 người, chiếm 13,9%.
Đào tạo lao động, giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quốc Oai trong những năm tới.
4.1.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Huyện có 2 tuyến Quốc lộ là Đại lộ Thăng Long và đường Hồ Chí Minh chạy qua với tổng chiều dài 17,7km; 5 tuyến tỉnh lộ tổng chiều dài 37,55 km và 8 tuyến huyện lộ với tổng chiều dài 47,9 km. Đến nay các tỉnh lộ, huyện lộ đã được nhựa hóa, bê tông hóa cùng với hai tuyến quốc lộ hiện đại là tiền đề cho Quốc Oai phát triển kinh tế, giao thương và thu hút đầu tư.
Khác với các tuyến huyện lộ, tỉnh lộ và quốc lộ, giao thông nông thôn của huyện Quốc Oai còn nhiều bất cập: Đó là sự phát triển thiếu quy hoạch, manh
mún; đường chật chội, chất lượng mặt đường thấp không đáp ứng được yêu cầu vận tải.
Đường xã và liên xã: 124,39 km; trong đó mới cứng hóa 89,79 km, bằng 72,18 % nhưng đã có 20,47 km bị xuống cấp, còn 34,6 km là đường đất. Trên các trục đường liên xã, cần cải tạo: 15/19 cầu, 122/191 cống và 54,86/86,66 km rãnh.
Đường liên thôn, đường thôn: Tổng chiều dài 207,6 km trong đó cứng hóa được 110,4 km thì đã có 21,89 km bị xuống cấp và 97,2 km là đường đất cần đầu tư xây dựng. Trên các trục thôn, liên thôn có 322/403 cống và 122,29/151,2 km rãnh cần được cải tạo, nâng cấp.
Giao thông nội đồng: Hiện toàn huyện có 307,1 km giao thông nội đồng nhưng chỉ có 6,8 km được cứng hóa, còn lại đều là đường đất, đường cấp phối.
Trong những năm tới Quốc Oai cần chú trọng đầu tư để hoàn chỉnh giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông nội đồng mới khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nông dân phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững.
b) Thủy lợi
Hồ chứa nước: Toàn huyện có 12 hồ chứa nước với tổng dung tích hữu
ích hơn 1,6 triệu m3, diện tích tưới theo thiết kế 410 ha, tập trung ở các xã bán sơn địa.
Trạm bơm: Toàn huyện có: 63 trạm bơm tưới, tiêu. trong đó: 25 trạm bơm
tiêu với tổng 160 máy, tổng công suất bơm là 447.500 m3/h. 48 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp vừa và nhỏ do các HTX NN quản lý. Các trạm bơm xây dựng trước năm 1980 chiếm 45% nay đã lạc hậu, hư hỏng, phát huy tác dụng kém. Số trạm bơm xây dựng từ năm 1980 trở lại đây chiếm 55%. Khả năng chống úng đạt 80 - 85% so với công suất thiết kế.
Kênh thủy lợi: Sau nhiều năm thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh
mương, đến nay Quốc Oai có 500 tuyến kênh tưới với tổng chiều dài 385,971 km; 177 kênh tiêu với tổng chiều dài 121,66 km; 145 kênh tưới tiêu kết hợp với chiều dài 144,778 km. Tuy nhiên mới chỉ có 45.73% tổng chiều dài kênh được cứng hóa.
c) Điện
Những năm qua, nhất từ khi chuyển giao hệ thống điện hạ áp nông thôn cho ngành Điện quản lý, lưới điện của Quốc Oai đã được cải tạo, nâng cấp,
nguồn điện đã đáp ứng được yêu cầu phụ tải, 100% hộ dân sử dụng điện. Tuy nhiên, lưới điện mới chỉ được đầu tư trong các khu dân cư, khu - cụm công nghiệp; Phần lớn điện tại các trang trại, khu chăn nuôi ngoài đồng do các chủ trang trại và người dân phải kéo đường dây từ làng ra, vừa tốn kém, vừa không bảo đảm an toàn, tổn thất điện lớn. Vì vậy, xây dựng hệ thống điện cho các vùng chuyên canh là nội dung cần thiết để phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp.
d) Thông tin liên lạc
Địa bàn huyện Quốc Oai đã được phủ sóng di động của các hãng truyền thông lớn như Vinaphone, Viettel, Mobifone, (38 trạm phát sóng BTS). Theo số liệu điều tra nông nghiệp và nông thôn năm 2015, bình quân mỗi hộ gia đình trên địa bàn huyện có 2,5 máy điện thoại di động; toàn huyện có trên 15.000 thuê bao cố định có dây (của VNPT), gần 4.000 thuê bao cố định không dây và 6.216 thuê bao Internet, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của địa phương.