Nghĩa và vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 33)

6. Tổng quan nghiên cứu

1.1.2. nghĩa và vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc:

a. Ý nghĩa của quản lý chi NSNN

Qua phân tích nội dung chủ yếu của quản lý NSNN, quản lý NSNN có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện nhƣ sau:

Thứ nhất, việc quản lý chi NSNN làm cho chính sách chi NSNN đúng đắn, hợp lý, khi có chính sách đúng đắn và phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội sẽ động viên các nguồn tài chính chủ yếu nhƣ thuế, phí và lệ phí vào NSNN một cách hợp lý. Thông qua phân phối, sử dụng NSNN vừa nuôi dƣỡng nguồn thu, vừa đảm bảo mức động viên GDP vào NSNN cao nhất, đảm bảo quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, ƣu tiên đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sản xuất và thực hiện các nhiệm vụ của bộ máy Nhà nƣớc.

Thứ hai, quản lý chi NSNN làm cho cơ chế quản lý ngân sách có hiệu quả, thể hiện qua phân cấp ngân sách, thực chu trình ngân sách và tổ chức bộ máy quản lý NSNN.

Thứ ba, khi phân cấp ngân sách đúng đắn và thích hợp, một mặt đảm bảo Ngân sách Trung ƣơng giữ vai trò chủ đạo trong nền tài chính quốc gia, mặt khác vừa đảm bảo cho ngân sách địa phƣơng xử lý các vấn đề trên địa bàn, vừa phát huy tính chủ động, khuyến khích tính năng động, sáng tạo của ngân sách địa phƣơng.

Thứ tƣ, quản lý NSNN là việc thực hiện chu trình ngân sách một cách chặt chẽ, tuân theo đúng quy định từ khâu lập ngân sách đến chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách sẽ giúp cho NSNN đƣợc quản lý sát thực và

đúng pháp luật. Giải quyết tốt vấn đề thu chi NSNN nếu nhƣ việc thực hiện các giai đoạn trong chu trình ngân sách không đạt hiệu quả. Vì vậy, việc thực hiện các giai đoạn trong quản lý NSNN đòi hỏi phải xử lý tổng hoà các biện pháp và đƣợc tiến hành ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực.

Thứ năm, quản lý bao gồm việc tổ chức bộ máy NSNN tinh giản, gọn nhẹ, điều hành có hiệu lực và hiệu quả, điều đó có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách ngân sách. Đội ngũ cán bộ, công chức giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quản lý NSNN.

Thứ sáu, việc quản lý NSNN giúp điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - Góp phần ổn định thị trƣờng, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trƣờng hàng hóa.

b. Vai trò của quản lý chi NSNN

Quản lý chi NSNN có vai trò rất to lớn, thể hiện:

Thứ nhất, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN

nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả. Thông qua quản lý các khoản cấp phát của chi NSNN sẽ có tác động khác nhau đến đời sống kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định, đặc biệt là giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội nhƣ: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các hoạt động mang tính cộng đồng. Quản lý chi tiêu của NSNN có hiệu quả sẽ tác động vào kích cầu khi nền kinh tế bị giảm sút hoặc cắt giảm chi tiêu chính phủ để bình ổn giá cả thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành quỹ dự phòng trong NSNN để ứng phó với những biến động của thị trƣờng.

Thứ hai, thông qua quản lý các dự án đầu tƣ phát triển nhằm phục vụ

chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Quản lý chi ngân sách góp phần điều tiết thu nhập dân cƣ thực hiện công bằng xã hội. Trong tình hình phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng chính sách chi NSNN và quản lý chi NSNN sẽ giảm bớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, các

tầng lớp dân cƣ, góp phần khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trƣờng.

Vai trò của quản lý chi ngân sách trong việc phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tầm vĩ mô đƣợc thể hiện rất rõ. Đồng thời vai trò của nó còn thể hiện ở chổ thông qua đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ sẽ tạo ra điều kiện rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Có thể nói quản lý chi ngân sách có hiệu quả là yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

Thứ ba, quản lý chi NSNN có vai trò điều tiết giá cả, chống suy thoái và

chống lạm phát. Khi nền kinh tế lạm phát và suy thoái nhà nƣớc phải sử dụng công cụ chi ngân sách để khắc phục tình trạng này. Sự mất cân đối giữa cung - cầu sẽ tác động đến giá cả giá cả tăng hoăc giảm. Để đảm bảo lợi ích của ngƣời tiêu dùng, nhà nƣớc sử dụng công cụ chi ngân sách để điều tiết, can thiệp vào thị trƣờng dƣới hình thức cắt giảm chi tiêu, cắt giảm đầu tƣ hoặc tăng đầu tƣ, tăng chi tiêu cho bộ máy quản lý nhà nƣớc, cũng nhƣ trợ vốn, trợ giá và sử dụng quỹ dự trữ của nhà nƣớc. Trong quá trình điều tiết thị trƣờng việc quản lý chi ngân sách có vai trò rất lớn đến trong viêc chống lạm phát và suy thoái, kích cầu nền kinh tế. Khi nền kinh tế lạm phát nhà nƣớc cắt giảm chi tiêu, thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế tổng cung tổng cầu, hạn chế đầu tƣ của xã hội làm cho giá cả dần dần ổn định, chống lạm phát. Khi nền kinh suy thoái, sức mua giảm sút nhà nƣớc tăng chi đầu tƣ để tăng cung, tăng cầu, tạo việc làm, kích cầu chống suy thoái nền kinh tế.

Thứ tư, để duy trì sự ổn định của môi trƣờng kinh tế, Nhà nƣớc sử dụng

công cụ chi ngân sách. Thông qua quản lý các khoản chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển, Nhà nƣớc sẽ điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của từng đối tƣợng cụ thể, tạo ra sự kích thích tăng trƣởng nền kinh tế thông qua đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đầu tƣ vào các ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tƣ vào các khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở để nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả chi NSNN

Hiệu quả ngân sách nên đƣợc đánh giá dƣới các góc độ sau đây:

- Hiệu quả về sự tuân thủ: Là sự tôn trọng và thực thi đúng những chỉ tiêu thu, chi trong ngân sách của các cơ quan, đơn vị chấp hành ngân sách. Hiệu quả về sự tuân thủ còn thể hiện qua việc thu, chi ngân sách phải đúng pháp luật ngân sách.

- Hiệu quả về mặt kinh tế: những kết quả về mặt kinh tế nhƣ thể hiện qua chỉ số tăng trƣởng, chỉ số thu nhập bình quân, năng suất của khu vực kinh tế nhà nƣớc và các mặt tác động từ những hoạt động đầu tƣ cơ sở hạ tầng của nhà nƣớc.

- Hiệu quả về mặt xã hội: những kết quả mà ngân sách đạt đƣợc trong việc đảm bảo phúc lợi xã hội, hệ thống dịch vụ công cộng, giáo dục, y tế, v.v.. - Hiệu quả về mặt chính trị: là kết quả về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc, đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và cơ quan chấp hành (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân) trong hoạt động ngân sách. Việc xây dựng cơ chế thông tin linh hoạt và kịp thời để điều hành ngân sách có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả ngân sách.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)