Những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 87 - 94)

6. Tổng quan nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN

Thứ nhất, trong việc xây dựng và lập dự toán ngân sách:

- Việc lập dự toán ngân sách thị xã hàng năm chƣa thật sự xuất phát từ cơ sở, chƣa sát với đặc điểm tình hình của đơn vị, địa phƣơng; công tác lập,

thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tƣ chƣa bám sát nhu cầu và nguồn ngân sách thực tế nên nhiều dự án đầu tƣ bị trùng lắp hoặc không có khả năng thực hiện.

- Tỉnh Quảng Nam chƣa ban hành định mức chi cho cấp xã nên việc giao nhiệm vụ chi cho các xã, phƣờng chủ yếu là ấn định.

- Kế hoạch xây dựng cơ bản (XDCB) hàng năm của thị xã chƣa đƣợc xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, nhiều trƣờng hợp chƣa đảm bảo quy định, gây lãng phí và hiệu quả đầu tƣ thấp, thể hiện:

+ Bố trí vốn đầu tƣ còn dài trải, phân tán, chƣa định hình cơ cấu, tỷ lệ phân bổ vốn đầu tƣ cho từng ngành, theo lĩnh vực, còn bị động do phụ thuộc vào phân cấp vốn đầu tƣ của tỉnh hàng năm. Nhiều lĩnh vực rất cần thiết phải đầu tƣ nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nhƣ: cải thiện vệ sinh môi trƣờng, giao thông nông thôn, điện chiếu sáng các xã, cải tạo mở rộng các trục giao thông chính của thị xã…

+ Nhiều công trình chƣa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tƣ cũng đƣợc ghi vào kế hoạch, dẫn đến tình trạng vốn ghi kế hoạch mới ở mức khái toán nên thƣờng phải điều chỉnh bổ sung vốn trong quá trình thực hiện gây bị động trong điều hành ngân sách thị xã.

+ Nhiều công trình chƣa đƣợc thẩm định sự cần thiết đầu tƣ một cách chặt chẽ, chƣa xác định chắc chắn hiệu quả KT-XH sau đầu tƣ của công trình đó mang lại hoặc hiệu quả sau đầu tƣ sẽ thấp nhƣng đã đƣợc bố trí kế hoạch vốn. Nhiều khi công trình đƣợc bố trí từ ý chí chủ quan của một vài đồng chí lãnh đạo hoặc chỉ là ý kiến của đại biều hội đồng nhân dân (phản ảnh nguyện vọng của cử tri nơi đại biều đó ứng cử).

- Đối với công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên:

+ Quy trình lập dự toán chi thƣờng xuyên theo quy định của Luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bƣớc, tốn kém rất nhiều thời

gian và công sức của các đơn vị cơ sở và cơ quan tài chính các cấp. Hạn chế lớn nhất ở đây là trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, thƣờng không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phƣơng pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.

+ Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách còn chậm về thời gian theo quy định, thƣờng là không đủ thời gian chuẩn bị do thời gian giữa kỳ họp HĐND tỉnh và HĐND thị xã quá ngắn. Đối với cấp huyện công tác này không thực chất vì phải thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh giao.

+ Phƣơng án phân bổ ngân sách cấp huyện hoàn toàn phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên nên thƣờng cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực mang tính chất bình quân, dễ xảy ra khả năng có nơi thừa nơi thiếu, phân bổ nguồn lực tài chính chƣa thực sự hợp lý.

+ Đối với cấp huyện việc xây dựng các kế hoạch ngân sách trung và dài hạn khó thực hiện đƣợc vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong từng thời kỳ ổn định và định hƣớng phát triển KT-XH của địa phƣơng, do đó nảy sinh tâm lý bị động, trông chờ vào cấp trên. Điều này dẫn đến hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự ƣu tiên, cơ cấu và nội dung các khoản chi thƣờng xuyên cũng nhƣ khả năng đề ra chiến lƣợc chi thƣờng xuyên.

Thứ hai, về chấp hành dự toán chi ngân sách:

- Đối với chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên:

+ Chi ngân sách ở một số cơ quan, đơn vị, xã, phƣờng còn chƣa thực hiện đúng theo chế độ tài chính và chƣa có hiệu quả.

+ Nguồn thu ngân sách trong năm không đều đặn, tập trung vào cuối năm, ảnh hƣởng đến việc trển khai thực hiện nhiệm vụ trong năm kế hoạch,

dẫn đến chi tiêu không hợp lý, xảy ra tình trạng chạy thủ tục, chạy khối lƣợng, để sử dụng hết kinh phí, gây thất thoát ngân sách.

+ Việc phân bổ dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách chƣa thực hiện tốt, đôi khi chƣa khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế, điều này thƣờng xảy ra đối với các đơn vị dự toán cấp1 có các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, các đơn vị này thƣờng có xu hƣớng muốn giữ lại một phần dự toán chi thƣờng xuyên của các đơn vị trực thuộc dƣới danh nghĩa phục vụ cho các nhiệm vụ chung của ngành (ví dụ Phòng giáo dục).

+ Do việc phân bổ dự toán chƣa thực sự sát với nhƣ cầu chi nên thƣờng xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và kiểm soát chi của KBNN cung cấp.

+ Công tác quản lý chi thƣờng xuyên trên lĩnh vực sự nghiệp kinh tế chƣa có hiệu quả cao, điển hình là khoản chi cho công tác phục vụ công cộng, chăm sóc cây xanh, điện chiếu sáng công cộng của thị xã (khoản chi này nằm trong nội dung chi SNKT). Theo dự kiến nếu chuyển sang đấu thầu sẽ giảm kinh phí từ 20% trở lên. Ngoài ra chi cho công tác xóa đói giảm nghèo dù rất đƣợc quan tâm nhƣng kết quả thƣờng không bền vững, các hộ thƣờng dễ lâm vào tình trạng tái nghèo khi bị một sự cố gì đó xảy ra, do chi cho công tác này còn mang tính bình quân, theo phong trào.

+ Tình trạng lãng phí trong chi thƣờng xuyên còn lớn và tƣơng đối phổ biến. Thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, định mức; quản lý và sử dụng đất đai trụ sở làm việc không đúng mục đích, vƣợt tiêu chuẩn định mức; chi tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang tính chất phô trƣơng, hình thức, gây tốn kém cho ngân sách; một số trƣờng hợp chi khen thƣởng không đúng quy định.

+ Chƣa tính toán, xác định đƣợc hiệu quả chi ngân sách. Hiện nay chúng ta đang quản lý NSNN theo đầu vào mà chƣa tính đến kết quả đầu ra, nói cách khác là hiệu quả KT-XH của các khoản chi tiêu ngân sách chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ. Việc quản lý chi tiêu chủ yếu dựa vào hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ có sẵn, kết quả là không thể đánh giá đƣợc hiệu quả của mỗi đồng kinh phí thƣờng xuyên đã sử dụng. Không có thông tin phản hồi từ hiệu quả chi thƣờng xuyên sẽ cản trở việc đánh giá kết quả sử dụng các khoản chi này, thiếu cơ sở cho việc hoạch định chính sách và điều hành của lãnh đạo thị xã.

- Đối với chấp hành dự toán chi ngân sách cho đầu tƣ xây dựng cơ bản + Dự toán chƣa thể giải quyết hết nợ đọng xây dựng cơ bản. Chi ngân sách cho đầu tƣ xây dựng cơ bản thƣờng chia nhỏ, dàn trải, nguyên nhân một phần so sản phẩm xây dựng cơ bản dỏ dang hàng năm lớn, một phần vốn thu vào ngân sách chậm.

+ Tiến độ triển khai các dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành trong năm nhất là một số dự án lớn dẫn đến chuyển tiếp, chuyển nợ nhiều, hậu quả là thị xã không hoàn thành kế hoạch đầu tƣ trong một số năm.

+ Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ chƣa thật sự chặt chẽ. Theo qui định của Bộ Tài chính, KBNN các cấp có trách nhiệm kiểm soát chi đầu tƣ, cùng phối hợp với ngành tài chính nhằm đảm bảo vốn đầu tƣ đƣợc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm qua, sự kiểm soát chi đầu tƣ của KBNN thị xã còn hạn chế, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: KBNN thị xã chƣa đổi mới một cách toàn diện về kiểm soát chi đầu tƣ, chƣa làm tốt quá trình kiểm soát trƣớc, trong và sau khi đã đầu tƣ; Chƣa có qui định một cách cụ thể rạch ròi, chức năng của việc kiểm soát chi đầu tƣ ngân sách của các phòng chức năng ở KBNN, điều này dẫn đến một số khâu chƣa kiểm soát chặt chẽ và thiếu thống nhất, đồng bộ trong kiểm soát chi ngân sách giữa các khâu liên quan với nhau; Nhiều trƣờng hợp cấp phát tạm ứng hoặc thanh

toán khối lƣợng hoàn thành chƣa đảm bảo hồ sơ, thủ tục, chƣa đảm bảo chế độ quy định; Công tác cải cách thủ tục hành chính chậm, thiếu niêm yết công khai các quy định về hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn đầu tƣ; thời gian thanh toán chƣa đảm bảo theo quy định. KBNN thƣờng bị các chủ đầu tƣ kêu ca, phàn nàn, cho rằng còn sách nhiễu, cứng nhắc, đôi khi quá máy móc trong giải quyết hồ sơ thanh toán; Việc phối kết hợp giữa KBNN, Phòng Tài chính Kế hoạch thị xã chƣa chặt chẽ. KBNN thƣờng không đảm bảo chế độ báo cáo về kết quả thanh toán vốn đầu tƣ quý, năm cho cơ quan tài chính theo quy định.

Thứ ba, công tác quyết toán NSNN

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thƣờng chƣa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm…), chất lƣợng báo cáo chƣa cao, nhiều trƣờng hợp chƣa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp.

- Chất lƣợng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chƣa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thƣờng chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thƣờng chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chƣa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lƣợng quản lý, sử dụng ngân sách.

- Công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ công trình, hạng mục công trình hoàn thành của các chủ đầu tƣ thƣờng chƣa chậm so với quy định, chất lƣợng báo cáo còn nhiều sai sót, thiếu mẫu biểu theo quy định. Công tác thẩm định, phê duyệt quyết toán của cơ quan tài chính và UBND thị xã vẫn còn có trƣờng hợp sai sót.

Thứ tư, công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát tình hình quản lý, sử dụng ngân sách đƣợc thực hiện thƣờng xuyên song số lƣợng đối tƣợng đƣợc thanh tra còn hạn hẹp.

Thứ năm, công tác xử lý vi phạm sau quá trình thanh tra, kiểm tra đƣợc

thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, một số trƣờng hợp vẫn chƣa chú trọng việc kiến nghị xử lý hành chính dẫn đến các kiến nghị chƣa mang tính răn đe, cảnh tỉnh đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách

Thứ sáu, chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý NSNN

- Đối với cán bộ quản lý ngân sách kiến thức quản lý kinh tế tổng hợp, kiến thức về quản lý nhà nƣớc vẫn còn hạn chế.

- Đối với cán bộ quản lý ngân sách xã, phƣờng một phấn không nhỏ cũng chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, đạt trình độ học vấn chính quy nên nghiệp vụ chuyên môn một số đơn vị còn yếu, quản lý ngân sách còn lỏng lẻo, tham mƣu Chủ tịch chi sai nguồn.

Một số hạn chế khác:

+ Công tác công khai ngân sách của các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách chƣa đƣợc quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, nhất là ở các xã phƣờng và các phòng ban chuyên môn trực thuộc thị xã. Phổ biến là không đảm bảo đầy đủ về nội dung, hình thức công khai. Đối với xã, phƣờng thì thƣờng là nội dung công khai việc huy động và sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách, các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc.

+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý NSNN nói chung và công tác quản lý chi NSNN nói riêng vẫn còn những hạn chế, chƣa mang tính liên kết, đồng bộ nên chƣa phát huy hiệu quả trong công tác phân tích, dự báo và đánh giá tác động chính sách.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)