Thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN cấp huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 44)

6. Tổng quan nghiên cứu

1.2.5. Thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN cấp huyện

a. Khái niệm thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN

Thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình chi NSNN.[22]

Thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý chi NSNN để kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện

và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; phòng chống tham nhũng; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tổ tích cức; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn.[22]

UBND huyện có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc. Hằng năm, cơ quan Thanh tra cấp huyện xây dựng kế hoạch thanh tra tình hình sử dụng ngân sách trên địa bàn trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt và tiến hành triển khai thực hiện theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.

Bên cạnh đó, Thƣờng trực HĐND, các ban HĐND, các đại biểu HĐND cấp huyện thực hiện kiểm tra, giải quyết kiến nghị, kịp thời đối với UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp tích cực đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chi NSNN năm đó.

Cơ quan cấp trên, Sở Tài chính và UBND cấp tỉnh phải thƣờng xuyên kiểm tra hƣớng dẫn công tác quản lý NSNN cấp huyện.

b. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN

- Tuân theo pháp luật; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

- Không trùng lặp về phạm vi, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra.

c. Quy trình thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN

- Ngoài cơ quan thanh tra cấp huyện, UBND cấp huyện có thể thành lập các đoàn thanh tra để thanh tra một số đơn vị, địa phƣơng trong công tác quản lý chi NSNN. Hằng năm, cơ quan thanh tra lập kế hoạch thanh tra trong đó đề ra mục tiêu, tiến độ, dự kiến các hoạt động thực hiện. Khi thực hiện công tác thanh tra, cơ quan thanh tra phải tiến hành công tác khảo sát; đồng thời, yêu

cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác thanh tra.

- Cơ quan thanh tra tổ chức kiểm tra hồ sơ hoặc thực trạng sử dụng NSNN tại đơn vị nhằm phát hiện những sai sót, khó khan trong quá trình sử dụng, quản lý NSNN; sau đó đƣa ra Kết luận thanh tra.

- Các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra để phát huy những mặc tích cực và khắc phục những sai phạm dƣới sự kiểm tra, đôn đốc của Trƣởng đoàn thanh tra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)