Những thành công trong công tác quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 82 - 87)

6. Tổng quan nghiên cứu

2.3.1. Những thành công trong công tác quản lý chi NSNN

Hiệu quả ngân sách cần đƣợc hiểu là những kết quả đích thực mà ngân sách nhà nƣớc đạt đƣợc sau khi thực hiện đƣợc xem xét trong mối tƣơng quan

với nguồn lực đã sử dụng. Hiệu quả ngân sách nên đƣợc đánh giá dƣới các góc độ sau đây: (1) Hiệu quả về sự tuân thủ: Là sự tôn trọng và thực thi đúng những chỉ tiêu thu, chi trong ngân sách của các cơ quan, đơn vị chấp hành ngân sách; (2) Hiệu quả về mặt kinh tế: những kết quả về mặt kinh tế nhƣ thể hiện qua chỉ số tăng trƣởng, chỉ số thu nhập bình quân, năng suất của khu vực kinh tế nhà nƣớc và các mặt tác động từ những hoạt động đầu tƣ cơ sở hạ tầng của nhà nƣớc; (3) Hiệu quả về mặt xã hội: những kết quả mà ngân sách đạt đƣợc trong việc đảm bảo phúc lợi xã hội, hệ thống dịch vụ công cộng, giáo dục, y tế, v.v..; (4) Hiệu quả về mặt chính trị: sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong điều hành ngân sách có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả ngân sách.

Với chủ trƣơng đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, trong thời gian qua thị xã Điện Bàn đã tích cực huy động nguồn lực từ sự hỗ trợ của tỉnh, từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và từ nguồn nội lực của Thị xã để thực hiện các chức năng nhiệm vụ nhà nƣớc của nhà nƣớc và tập trung đầu tƣ hoàn thành nhiều công trình, tiêu biểu nhƣ:

Về hạ tầng giao thông: Thị xã đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng các

tuyến đƣờng chính nhƣ: Tuyến ĐH9, tuyến ĐH8, đƣờng trung tâm hành chính, đƣờng trung tâm hành chính nối dài, đƣờng từ trạm bơm Vĩnh Điện đến giáp ĐH8, tuyến đƣờng vào bệnh viện đa khoa khu vực, đƣờng từ Quốc lộ 1A vào trung tâm các xã ngập lụt. Song song với việc đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn cũng đƣợc chú trọng thông qua việc triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn Thị xã với tổng chiều dài 142,13 km. Ngoài ra, Thị xã còn phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh và TW để hoàn chỉnh một số dự án trên địa bàn nhƣ: Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A, ĐT603, ĐT607, ĐT610B; xây dựng mới cầu Tứ Câu, cầu Cống Lỡ, cầu Gò Nổi. Hệ thống

giao thông ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho lƣu thông giữa các vùng trên địa bàn Thị xã, thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần ứng phó với tác động của môi trƣờng do thiên tai lũ lụt.

Về hạ tầng công nghiệp: Nhằm đạt mục tiêu Điện Bàn trở thành thị xã

công nghiệp vào năm 2020, địa phƣơng đã tập trung đầu tƣ phát triển các CCN, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo mặt bằng sạch thu hút các doanh nghiệp vào đầu tƣ nhƣ: CCN Trảng Nhật 1, CCN Trảng Nhật 2, CCN Thƣơng Tín 1, CCN Thƣơng tín 2, CCN An Lƣu, ...

Về hạ tầng nông nghiệp: Mặc dù chủ trƣơng đẩy mạnh quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, nhƣng Thị xã vẫn chú trọng đầu tƣ hạ tầng để phục vụ nông nghiệp nhƣ: Trạm bơm Đông Lãnh; trạm bơm Hà Đông; trạm bơm Lâm thái; trạm bơm Hạ Nông; trạm bơm Điện Bình; đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện; ... Bên cạnh đó, Thị xã còn tập trung đầu tƣ xây dựng đồng bộ giao thông nông thôn, hệ thống giao thông nội đồng, bê tông kênh mƣơng, thủy lợi hóa đất màu để đạt và giữ chuẩn nông thôn mới.

Về văn hóa du lịch: Để khai thác du lịch, bảo tồn văn hóa và quảng bá

hình ảnh của thị xã Điện Bàn, nhiều công trình văn hóa, hạ tầng làng nghề du lịch đã đƣợc Thị xã tập trung đầu tƣ trong những năm qua nhƣ: Bảo tàng thị xã, hạ tầng làng nghề Đông Khƣơng, hạ tầng làng đúc đồng Phƣớc Kiều, di tích Cấm Lớn, khu di tích lịch sử Miếu Thất Vị, nhà cổ ông Nguyễn Nho Phán, khu tƣởng niệm doanh nhân Hoàng Diệu, nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn, nhà anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, ... Nhờ vậy mà giai đoạn 2012 - 2016 ngành Thƣơng mại - Dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng bình quân cao nhất trong nền kinh tế Thị xã.

Về giáo dục – đào tạo: Từ năm 2012 đến nay, Điện Bàn thực hiện đề án

chủ đầu tƣ gồm: 18 trƣờng mẫu giáo, 12 trƣờng tiểu học, 04 trƣờng trung học cơ sở; 09 trƣờng do xã, phƣờng làm chủ đầu tƣ gồm: 8 trƣờng mẫu giáo, 01 trƣờng trung học cơ sở) với tổng vốn đầu tƣ đƣợc duyệt là 173,878 tỷ đồng. Hệ thống trƣờng lớp ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học.

Kết cấu hạ tầng của thị xã Điện Bàn ngày càng hoàn thiện hơn đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thị xã, thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.

Công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể, quy mô chi NSNN không ngừng tăng lên và việc quản lý, sử dụng NSNN chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả hơn:

Thứ nhất, công tác lập dự toán ngân sách thị xã nhìn chung đã đáp ứng

đƣợc các yêu cầu cơ bản, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.

Thứ hai, công tác chấp hành dự toán NSNN đạt nhiều kết quả khả quan,

cụ thể nhƣ sau:

- Quản lý chi đầu tƣ phát triển đã tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về quản lý đầu tƣ và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tƣ, về quyết toán vốn đầu tƣ; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tƣ xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tƣ, bố trí vốn đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và thanh toán vốn đầu tƣ.

- Bố trí cơ cấu chi đầu tƣ bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã theo Nghị quyết đại hội Đảng đề ra. Qúa trình thực hiện chi đầu tƣ phát triển luôn coi trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng và tập trung ngân sách ở mức cao nhất để thực hiện mục tiêu này nhằm tạo ra điều kiện môi

trƣờng thuận lợi cho thị xã trong quá trình phát triển. Theo đó, chi đầu tƣ trong những năm qua tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của thị xã, chỉnh trang đô thị, đầu tƣ cơ sở vật chất trƣờng lớp học cho các trƣờng,…; ngoài ra vốn đầu tƣ còn bố trí để thực hiện các chƣơng trình kinh tế - xã hội của thị xã nhƣ: Nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mƣơng, giao thông nông thôn và nâng cấp hẻm nội thị, điện chiếu sáng công cộng, …

- Công tác thanh toán vốn đầu tƣ tại thị xã Điện Bàn tuân thủ theo quy trình Luật định và nhanh chóng, tiện lợi hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ đƣợc tăng cƣờng. Kho bạc Nhà nƣớc Điện Bàn thƣờng xuyên tổ chức giao ban 06 tháng và hàng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, nâng cao chất lƣợng kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ tại thị xã Điện Bàn đang từng bƣớc nâng cao và đi vào nề nếp, quy trình quyết toán dự án hoàn thành tuân theo các quy định hiện hành. Qúa trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ đã cắt giảm những giá trị không đúng, góp phần tiết kiệm cho NSNN. Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán đƣợc đánh giá cao.

- Công tác quản lý chi thƣờng xuyên về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của thị xã. Ngoài các khoản chi thƣờng xuyên, ngân sách thị xã đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất nhất là trong trƣờng hợp thiên tai, bão lụt cũng nhƣ các trƣờng hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hoàn thành vai trò là nguồn lực tài chính để địa phƣơng hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH đã đề ra.

- Cơ cấu chi ngân sách đã từng bƣớc đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chƣơng trình KT-XH của thị xã nhƣ: chƣơng trình nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chƣơng trình phổ cập giáo dục tiểu học,

trung học cơ sở, trung học phổ thông… Cơ cấu chi ngân sách thị xã đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã đề ra. Các cơ quan đơn vị và cá nhân thụ hƣởng từ các khoản chi thƣờng xuyên đã có ý thức trong việc sử dụng có hiệu quả, hạn chế đƣợc tiêu cực, chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hƣớng tinh gọn, giảm đầu mối, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình nghiệp vụ. Các cơ quan đã đề ra quy chế chi tiêu nội bộ làm cho ý thức tiết kiệm chống lãng phí đƣợc nâng lên, việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị đi vào thực chất hơn. Các đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc giao quyền tự chủ tài chính đã từng bƣớc cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và ngƣời lao động theo hƣớng gọn nhẹ, hiệu quả, việc quản lý khai thác và mở rộng nguồn thu sự nghiệp đƣợc chú trọng hơn, ý thức sử dụng kinh phí tiết kiệm hơn, thu nhập của viên chức sự nghiệp đƣợc nâng lên đáng kể.

Thứ ba, công tác quyết toán ngân sách thị xã: Việc thu, chi ngân sách

chặt chẽ, đảm bảo đúng theo đúng quy định đã làm cho công tác quyết toán ngân sách ngày càng trong sạch, đúng, đủ, kịp thời, giảm tối thiểu sai phạm.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra cũng là một công tác hết sức quan

trọng nhằm đảm bảo quá trình chi ngân sách diễn ra theo đúng quy định pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ và giúp các đơn vị biết đƣợc những hạn chế, yếu kém trong chuyên môn. Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra ngày càng nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao. Ngoài ra, các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)