Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 111 - 127)

6. Tổng quan nghiên cứu

3.2.6. Các giải pháp khác

a. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi NSNN

Lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng nói “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”, con ngƣời luôn là nhân tố trọng yếu trong mọi

chủ trƣơng, chính sách. Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn có ảnh hƣởng rất quan trọng đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Vì vậy, yêu cầu nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý chi NSNN là rất cấp thiết, đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên, liên túc. Do đó, ngoài năng lực về chuyên môn, cán bộ quản lý phải có những tố chất phù hợp:

- Lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị tuyệt đối ổn định, luôn trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam, phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ phục vụ nhân dân, thực hiện đúng đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.

- Luôn ý thức học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cần kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ, không tham ô, hối lộ có ý thức tổ chức kỷ luật, dân chủ, đoàn kết, luôn đƣợc nhân dân tín nhiệm.

- Có ý thức tổ chức kỉ luật, dân chủ, đoàn kết, luôn đƣợc nhân dân tín nhiệm; có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, hiểu biết rộng, có sức khoẻ để làm việc.

Bên cạnh đó, cần thực hiện một só giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác này nhƣ sau:

UBND thị xã xây dựng và hoàn thiện khung tiêu chuẩn trình độ năng lực của từng vị trí, từng bộ phận tham gia quản lý chi NSNN phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Sau đó, tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ đang làm công tác quản lý chi NSNN. Trên cơ sở đó, định hƣớng sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ cho hợp lý, bố trí đúng ngƣời đúng việc, phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn của cán bọ. Kiên quyết thay thế những cán bộ yếu kém về năng lực và phẩm chất, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.

Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng nhiệm vụ của Phòng Tài chính - kế hoạch để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính

trong giai đọan mới, thực hiện có hiệu quả các khoản chi ngân sách thuộc quyền quản lý. Đồng thời, mở rộng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO vào công tác quản lý của Phòng Tài chính - Kế hoạch. Trong thời gian tới tiếp tục nghiên cứu đƣa hệ thống quản lý chất lƣợng vào các lĩnh vực: kế hoạch đầu tƣ (chủ yếu là khâu thủ tục đầu tƣ), quản lý dự toán các đơn vị HCSN, quản lý cấp phát ngân sách xã …

Tiếp tục thực hiện tinh giản bộ máy quản lý: Chính quyền địa phƣơng cần hết súc coi trọng việc triển khai thực hiện tinh giản bộ máy và cán bộ, xác định lại chính xác chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị liên quan, đơn vị thực hiện quản lý về NSNN để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, giảm phiền hà và rƣờm rà về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và nhân dân. Kiên quyết đƣa ra khỏi bộ máy nhà nƣớc những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không đủ sức khoẻ và trình độ chuyên môn, không để những bất cập về bộ mát và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nƣớc và ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội địa phƣơng.

Nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách của đội ngũ cán bộ tài chính ở thị xã và xã phƣờng. Cán bộ quản lý chi ngân sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ này nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng trên địa bàn thị xã. Nội dung đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ phẩm chất của cán bộ chi ngân sách trên địa bàn thị xã cần tập trung vào những yêu cầu sau:

Thƣờng xuyên nâng cao phẩm chất cho cán bộ quản lý chi ngân sách trên địa bàn thị xã nhằm củng cố quan điểm lập trƣờng, ý thức giai cấp để đội ngũ này làm công tác chi ngân sách tránh đƣợc tiêu cực hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Góp phần làm lành mạnh hoá lĩnh vực tài chính trên địa

bàn thị xã. Cần rà soát lại số lƣợng, chất lƣợng cán bộ tài chính trên địa bàn thị xã và các xã phƣờng cũng nhƣ các đơn vị đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn để có biện pháp bồi dƣỡng nâng cao trình độ. Đặc biệt đối với cán bộ thuộc phòng Tài chính kế hoạch phải có chiến lƣợc đào tạo để phù hợp với yêu cầu hiện nay và sắp đến trong lĩnh vực này. Phải xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ chi ngân sách trên địa bàn khắc phục tình trạng hẫng hụt về cán bộ và trình độ thiếu tính liên ngành nhằm đảm bảo cho hiệu quả chi ngân sách. Cán bộ quản lý chi ngân sách không chỉ hiểu sâu sắc nghiệp vụ quản lý chi ngân sách mà còn hiểu về nghiệp vụ và kỹ thuật tổ chức thực hiện.

Nâng cao chất lƣợng quản lý của cán bộ tài chính để quản lý điều hành các khoản chi có hiệu quả là một yêu cầu và nội dung lớn. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng giảm bớt đầu mối, nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy quản lý chi đặc biệt là trong lĩnh vực cấp phát vốn đầu tƣ XDCB. Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ ở Phòng tài chính- kế hoạch. Thị xã cần ban hành những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tài chính thị xã. Đồng thời có chính sách đãi ngộ của cán bộ quản lý tài chính, cán bộ kế hoạch, cán bộ kế toán, cấp phát quản lý vốn đầu tƣ.

Xây dựng chiến lƣợc quy hoạch cán bộ quản lý chi ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Công tác đào tạo và đào tạo lại phải đƣợc đặc biệt chú trọng để đảm bảo các cán bộ của ngành tài chính hiểu rõ những chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc và hội nhập kinh tế để vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách cũng nhƣ quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ một cách tự tin. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý nhà nƣớc, về kinh tế thị trƣờng, ngọai ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi

dƣỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trƣờng của cán bộ tài chính. Quan tâm chế độ tiền lƣơng và thu nhập của đội ngũ cán bộ này làm cho họ yên tâm không tìm cách xoay sở bóp méo chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thực hiện trên địa bàn của một thị xã. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm nhiệm vụ của cán bộ chi ngân sách và xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp cố ý làm sai trong quản lý chi ngân sách.

Hoàn thiện, củng cố cơ chế đánh giá công chức để bố trí vào các công việc phù hợp, những công chức không có đủ trình độ, khả năng chuyên môn sẽ bố trí chuyển việc khác, đào tạo lại hoặc cho thôi việc. Đồng thời, áp dụng linh hoạt chế độ luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ và ngăn ngừa các sai phạm của cán bộ. Có chế độ thƣởng, phạt nghiêm minh, tăng cƣờng trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nƣớc.

b. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính tại xã đơn vị, địa phương trên địa bàn thị xã

Công khai tài chính NSNN các cấp là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách NSNN nhằm đánh giá, kiểm tra, quản lý NSNN một cách khách quan. Đây là một biện pháp không thể thiếu của hoạt động NSNN nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phân bổ và sử dụng ngân sách các cấp, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.

Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nƣớc, tập thể ngƣời lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vị vi phạm

chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí. Đẩy mạnh việc công khai tài chính các cấp ngân sách cần thực hiện một số giải pháp sau:

Xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng địa phƣơng, đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát đƣợc các nội dung này. Ngoài các hình thức công khai nhƣ lâu nay, đối với ngân sách thị xã có thể công khai trên trang thông tin điện tử của UBND thị xã. Đối với xã, phƣờng cần đặt biệt chú ý đến việc công khai các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, đây là một nội dung trong thực tế thƣờng hay bỏ sót gây nhiều thắc mắc trong nhân dân.

Các cơ quan có chức năng và các đòan thể chính trị cần tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách ở các địa phƣơng, đơn vị. Kịp thời đề xuất xử lý các đơn vị vi phạm chế độ công khai tài chính.

Việc công khai phải đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ, đảm bảo các yêu cầu về hình thức công khai theo quy định: phát hành ấn phẩm; niêm yết công khai tại nơi quy định; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đƣa thông tin lên trang web cổng thông tin điện tử thị xã; thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, ...

c. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế, kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân sách

Các cơ quan này có trách nhiệm phối kết hợp, cung cấp đầy đủ tin tức, thông tin lẫn nhau về tình hình thu, chi ngân sách,quản lý, kiểm soát chi ngân sách cũng nhƣ báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm cho HĐND và UBND cùng cấp và cho cơ quan Nhà nƣớc cấp trên để lãnh đạo,điều hành các khoản chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn thị xã một cách kịp thời,có hiệu

quả. Tăng cƣờng công tác kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các cơ quan trong nội bộ ngành tài chính để đảm bảo khớp đúng số liệu, phục vụ công tác lãnh đạo của thị xã.

d. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chi NSNN

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính tại Phòng Tài chính - Kế hoạch để nâng cao hiệu quả tham mƣu điều hành ngân sách địa phƣơng. Hiện nay phòng Tài chính - Kế hoạch đã triển khai phần mềm quản lý ngân sách xã, phần mềm quản lý thu chi ngân sách thị xã, quyết toán ngân sách địa phƣơng và triển khai phần mềm kế toán đối với các đơn vị HCSN. Thời gian tới, đề xuất thị xã cho phép hợp đồng viết phần mềm quản lý đối với các công tác sau: quản lý đăng ký kinh doanh (trong đó cần chú ý hƣớng mở để tiến tới thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng), quản lý kế hoạch đầu tƣ, quản lý dự toán các đơn vị HCSN…

Cần ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các phần mềm chuyên dụng trợ giúp cho việc lập dự toán, phân bổ dự toán NSNN, chấp hành dự toán chi NSNN và quyết toán NSNN đƣợc thực hiện theo một quy trình thống nhất trên địa bàn.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành

Những năm qua, nƣớc ta đã có bƣớc tiến lớn trong việc xây dựng các bộ luật liên quan đến quản lý chi NSNN nhƣ Luật Ngân sách nhà nƣớc, Luật kế toán, Luật Đầu tƣ công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, ... Tuy nhiên, nội dung một số điều của các Luật trên còn chồng chéo, không thống nhất và không phù hợp với thực tế. Các văn bản hƣớng dẫn quản lý chi NSNN lại ban hành không đồng bộ và thay đổi liên tục, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN, đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành cần nghiên cứu ban hành đầy đủ và đồng bộ hệ thống chính sách chế độ liên quan đến việc quản lý chi NSNN theo hƣớng tăng cƣờng phân cấp, trao quyền tối đa cho cấp quản lý cơ sở; đồng thời phân định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng, chủ đầu tƣ, các tổ chức tƣ vấn, … trong quản lý chi NSNN; và có chế tài đủ mạnh để xử lý các trƣờng hợp vi phạm. Đồng thời, Chính phủ và các bộ ngành cần phải chuẩn bị các văn bản dƣới Luật cùng một lúc với Luật để triển khai thực hiện kịp thời nhằm tránh tình trạng địa phƣơng chờ đợi văn bản hƣớng dẫn làm giảm hiệu quả quản lý chi NSNN.

Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Nam

Mỗi khi Nhà nƣớc ban hành các Nghị định, Thông tƣ quy định và hƣớng dẫn về quản lý chi NSNN thì UBND tỉnh nên phân cấp mạnh hơn nữa và có văn bản hƣớng dẫn kịp thời để tạo sự chủ động cho địa phƣơng.

UBND tỉnh cần quan tâm hơn đến công tác tập huấn, bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ quản lý chi NSNN. Đồng thời, cần thƣờng xuyên tổ chức thi tuyển công chức có trình độ chuyên môn phù hợp nhằm tìm ra nguồn nhân lực chất lƣợng

phục vụ việc quản lý nguồn NSNNN.

Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Nam vừa đi vào hoạt động với mục đích tăng cƣờng việc cải cách hành chính. UBND tỉnh cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhiều hơn nữa và xem đây là một nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình quản lý nhà nƣớc nhằm chống quan liêu, cửa quyền và nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền các cấp trong Tỉnh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại thị xã Điện Bàn trong thời gian qua, căn cứ các dự báo và các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý chi NSNN, bám sát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Điện Bàn đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, dựa trên quan điểm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của Thị xã, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp giúp tăng cƣờng hiệu lực quản lý chi NSNN tại Điện Bàn trong thời gian tới, từ đó hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, cụ thể các nhóm giải pháp nhƣ sau: (1) hoàn thiện công tác lập quy trình dự toán chi ngân sách; (2) hoàn thiện công tác phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nƣớc; (3) nâng cao hiệu quả công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 111 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)