Nâng cao hiệu quả công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 104 - 108)

6. Tổng quan nghiên cứu

3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nƣớc

a. Nâng cao hiệu quả chấp hành dự toán chi đầu tư phát triển

- Nguyên tắc “Hiệu quả đầu tƣ” phải trở thành nguyên tắc tối cao, đƣợc quán triệt trên mọi phƣơng tiện và cấp độ. Việc phân bổ hợp lý và sử dụng vốn hiệu quả là con đƣờng ngắn nhất tăng nhanh tiềm lực tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phƣơng.

- Việc xây dựng kế hoạch đầu tƣ hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nƣớc về quản lý đầu tƣ và xây dựng.

- Cần tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tƣ, Từ đó khắc phục những tồn tại, loại bỏ những dự án,công trình xét thấy đầu tƣ không hiệu quả để tránh lãng phí.

- Tập trung chấn chỉnh và nâng cao chất lƣợng các đơn vị thực hiện công tác tƣ vấn trong tất cả các khâu: lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lập thiết kế dự toán, thẩm định, giám sát kỹ thuật thi công.

- Nâng cao chất lƣợng thẩm định và phê duyệt dự án.

- Nâng cao năng lực của các Ban quản lý dự án và các Chủ đầu tƣ.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ tục đầu tƣ, ban hành quy trình công tác của các cơ quan chuyên môn của UBND thị xã nhƣ Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng quản lý đô thị, Kho bạc nhà nƣớc.

- Chấp hành nghiêm túc luật đấu thầu đã đƣợc Quốc hội thông qua và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện.

- Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi của KBNN thông qua việc kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ thanh toán của chủ đầu tƣ, tuân thủ các chế độ, định mức chi phí của nhà nƣớc đã quy định.

- Thƣờng xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tƣ và xây dựng để kịp thời phát hiện sai phạm, cần tham mƣu ngƣời có

thẩm quyền xử lý kiên quyết những sai phạm qua thanh tra, kiểm tra, tiến hành thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm.

- Thực hiện nghiêm túc việc công khai trên lĩnh vực XDCB theo quy định. - Thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ.

- Thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

b. Đổi mới công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên

- Nâng cao chất lƣợng công tác chấp hành dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách,cơ quan tài chính, HĐND và UBND các cấp ở địa phƣơng. Trong điều kiện chính sách chung của quốc gia và Luật Ngân sách nhà nƣớc đƣợc sửa đổi, các đơn vị dự toán NSNN phải xây dựng và chấp hành dự toán sát với nhu cầu thực tế của địa phƣơng sao cho có thể ƣu tiên thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trọng yếu của địa phƣơng.

- Thay đổi phƣơng thức thực hiện, quản lý đối với một số khoản chi thƣờng xuyên lớn, cụ thể là đối với khoản chi sự nghiệp kiến thiết. Do đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi thƣờng xuyển, cần thay đối theo hƣớng sau:

+ Đối với chi sự nghiệp giao thông: Tổ chức đấu thầu hoặc chào cạnh tranh đối với việc cung cấp, lắp đạt biển báo giao thông, biển tên đƣờng, sơn vạch kẻ đƣờng duy tu sửa chữa thƣờng xuyên các tuyến giao thông.

+ Đối với chi kiến thiết thị chính: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn căn cứ hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành để tiến hành xây dựng bộ đơn giá các dịch vụ công cộng trên địa bàn, chủ yếu tập trung vào các công việc nhƣ vệ sinh công cộng, chăm sóc cây xanh, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng công cộng, ,.. để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ thực hiện. Kiên quyết chuyển từ phƣơng thức giao kế hoạch hoặc đặt hàng sang phƣơng thức đấu thầu, vì đấu thầu là phƣơng thức quản lý tiên tiến hiện nay cho phép huy động đƣợc khả năng của các doanh nghiệp

thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào thực hiện dịch vụ công cộng theo nguyên tắc cạnh tranh, khuyến khích nâng cao chất lƣợng dịch vụ công cộng trên địa bàn.

- Thực hiện nghiêm quy định của luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dƣới luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chƣơng trình thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí do Tỉnh uỷ và UBND tỉnh ban hành. Tích cực giáo dục, tuyên truyền, đấu tranh phê bình về lĩnh vực này nhằm tạo bƣớc chuyển biến rõ nét trong nhận thức của từng đơn vị, từng cán bộ công chức của thị xã. Nên gắn việc đánh giá thành tích của cá nhân, đơn vị với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thƣờng xuyên của NSNN, sử dụng tiết kiệm tài sản công. Gắn trách nhiệm ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị với hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí thƣờng xuyên của NSNN. Hằng năm, cần tổng kết hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thƣờng xuyên để có biện pháp khuyến khích và xây dựng mô hình quản lý chi thƣờng xuyên có hiệu quả.

- Tiếp tục nâng cao chất lƣợng thực hiện chế độ tự chủ sử dụng biến chế và kinh phí quản lý hành chính. Hệ thống các văn bản hoàn thiện cơ chế giao tự chủ biên chế và kinh phí quản lý hành chính cũng nhƣ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hƣớng dẫn các chỉ tiêu đánh giá, lƣợng hoá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị nhận tự chủ. Đây là căn cứ đề các đơn vị xây dựng các quy chế nội bộ phục vụ cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức.

c. Hoàn thiện công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách trên địa bàn thị xã

Trong xu hƣớng đổi mới cơ chế quản lý NSNN hiện nay, vai trò kiểm soát chi NSNN của KBNN giữ một vị trí hết sức quan trọng, là ngƣời “gác

cửa” các khoản chi NSNN. Để nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi NSNN cơ quan KBNN cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi NSNN, đảm bảo chặt chẽ nhƣng không cứng nhắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong giao dịch với KBNN.

+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN của cán bộ KBNN thông qua thực hiện chiến lƣợc của ngành trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ.

+ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính trong quản lý chi NSNN, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo với cơ quan tài chính và các cơ quan hữu quan cũng nhƣ với lãnh đạo thị xã.

+ Thực hiện đúng quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Kiểm tra trƣớc, trong và sau khi chi NSNN. Đây là một khâu rất cần coi trọng vì kiểm soát trƣớc khi chi sẽ ngăn ngừa và loại bỏ đƣợc những khoản chi tiêu không đúng chế độ quy định, không đúng định mức tiêu chuẩn, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát NSNN.

Toàn bộ các khoản chi từ ngân sách thị xã phải đƣợc kiểm soát qua Kho bạc nhà nƣớc thị xã, phải có trong dự toán ngân sách đƣợc cấp có thẩm quyền giao, nên cần tăng cƣờng sự kiểm soát của Kho bạc nhà nƣớc đối với chi ngân sách, cụ thể đối với từng khoản chi nhƣ sau:

- Đối với kiểm soát, thanh toán chi đầu tƣ xây dựng cơ bản

Thứ nhất, tuân thủ chặt chẽ những quy dịnh của Nhà nuớc về quản lý ÐTXDCB.

Thứ hai, công khai đầy đủ các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB.

Thứ ba, nâng cao chất luợng công tác kiểm soát chi của KBNN thị xã Điện Bàn cần tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ các hồ sơ thanh toán.

Thứ tƣ, kiên quyết từ chối thanh toán hoặc thu hồi vốn dối với các dự án không triển khai thực hiện đúng tiến độ, vi phạm chế độ quản lý ÐTXDCB.

Thứ năm, chủ đầu tƣ và hình thức quản lý dự án phải đƣợc phê duyệt cụ thể trong quyết định đầu tƣ và phải đảm bảo năng lực quản lý theo quy định.

- Đối với kiểm soát, thanh toán chi thƣờng xuyên

Thứ nhất, tăng cƣờng quản lý chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định để hạn chế lãng phí, tiêu cực trong sử dụng ngân sách.

Thứ hai, từng bƣớc triển khai phƣơng thức kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và thực hiện cam kết chi trong sử dụng ngân sách.

- Đối với kiểm soát chi chuyển nguồn

Ðể thúc dẩy các đơn vị tăng cƣờng sử dụng ngân sách, triển khai kịp thời các nhiệm vụ đã đƣợc giao và đảm bảo số liệu chuyển nguồn sang năm sau chính xác, đầy đủ, vào quý IV hằng năm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)