Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 60 - 63)

6. Tổng quan nghiên cứu

2.1.3 Đặc điểm xã hội

Tổng dân số của thị xã Điện Bàn năm 2012 là 202.173 ngƣời, năm 2016 tăng lên 208.178 ngƣời, tăng 6.005 ngƣời. Cùng với sự gia tăng dân số là gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 là 122.846 ngƣời chiếm 60,76% tổng dân số, năm 2016 tăng lên 129.841 ngƣời chiếm 62,37% tổng dân số. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số khá cao cho thấy nguồn lao động ở Điện Bàn rất dồi dào. Mặc dù lƣợng lao động này vẫn chƣa đƣợc khai thác hết, nhƣng số lao động đang làm việc tăng qua các năm là một dấu hiệu khả quan của phát triển kinh tế xã hội ở Điện Bàn, cụ thể: Lao động đang làm việc năm 2012 là 115.235 ngƣời

chiếm 93,80% dân số trong độ tuổi lao động, đến năm 2016 tăng lên đến 123.582 ngƣời chiếm 95,18% dân số trong độ tuổi lao động.

Bảng 2.5: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yêu của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016

S TT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Dân số trung bình Ngƣời 202.173 203.956 205.701 207.563 208.178

2 Dân số trong độ

tuổi lao động Ngƣời 122.846 124.605 126.450 128.283 129.841

3 Số ngƣời có việc làm Ngƣời 115.235 116.994 118.780 120.791 123.582 4 Tổng vốn đầu tƣ phát triển Tỷ đồng 147,5 163,05 142,22 230,00 270,51 5 Số trƣờng học Trƣờng 65 69 69 70 84 6 Trƣờng đạt chuẩn quốc gia Trƣờng 50 55 60 68 68 7 Tổng số cơ sở khám chữa bệnh Cơ sở 22 22 22 24 24 8 Số giƣờng bệnh Giƣờng 455 492 455 541 680 9 Tỷ lệ hộ nghèo % 6,12 4,55 3,50 3,10 2,72 10 Số hộ hộ nghèo Hộ 3.125 2.349 1.832 1.663 1.498 11 GDP bình quân/ ngƣời Triệu đồng 81,65 78,18 96,27 104,35 116,64

(Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Điện Bàn tỉnh uảng Nam)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2012 – 2016, tình hình kinh tế xã hội của thị xã Điện Bàn đã đạt những kết quả khả quan, nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội ở thị xã hàng năm đều ổn định và kinh tế phát

triển tốt thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Dân số thị xã ổn định qua các năm, trong giai đoạn này tăng 3%, số ngƣời trong độ tuổi lao động có việc làm lớn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng có lợi, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ biểu hiện số lao động trong nông nghiệp giảm dần qua các năm, và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần qua các năm, cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc nâng cấp, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, sản xuất phát triển rất khả quan.

Công tác giáo dục ở Điện Bàn thời gian qua có nhiều tiến bộ. Giai đoạn 2012 – 2016, thị xã đầu tƣ thêm 19 trƣờng học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), nâng số trƣờng học do thị xã quản lý lên 84 trƣờng, trong đó có 68/84 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, 20/20 đơn vị xã, phƣờng đã hoàn thành phổ cập giáo dục mẫu giáo 05 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Công tác đào tạo nghề, hƣớng nghiệp, giáo dục cộng đồng đƣợc chú trọng phát triển. Tuy nhiên, ngành giáo dục còn gặp khó khăn là ở một số địa phƣơng cơ sở vật chất trƣờng học bị xuống cấp, thiếu các phòng chức năng, thiếu trang thiết bị dạy và học,…

Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc quan tâm, đặc biệt là công tác khám chữa bệnh cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo, bà mẹ và trẻ em đƣợc đảm bảo duy trì tốt. Thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng. Cơ sở vật chất y tế đƣợc chú trọng đầu tƣ, số cơs ở y tế và số giƣờng bệnh ngày càng tăng. Năm 2012, thị xã quản lý 22 cơ sở y tế với 455 giƣờng bệnh; đến năm 2016 tăng lên 24 cơ sở y tế với 680 giƣờng bệnh. Hiện nay, toàn thị xã đã có 20/20 xã phƣờng có Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra, chất lƣợng khám, chữa bệnh cũng đƣợc nâng cao. Công tác phòng chống dịch bệnh đƣợc chú trọng. Đội ngũ cán bộ y tế đƣợc tăng cƣờng.

Đây là một nỗ lực rất lớn của chính quyền thị xã khi mà xuất phát ban đầu của huyện còn khó khăn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, huyện còn nằm trong vùng phân lũ, ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, y tế… vì thế ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn đặc biệt trong lĩnh vực khai thác nhiệm vụ thu . Vì vậy vấn đề quản lý chi ngân sách huyện một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế là một việc quan trọng và rất cần thiết.

Với những đặc điểm xã hội nêu trên, công tác quản lý chi NSNN tại thị xã Điện Bàn có những điều kiện thuận lợi nhƣ: Nguồn lao động ở Điện Bàn dồi dào nên giá nhân công tƣơng đối thấp so với địa phƣơng khác, điều kiện sống và mặt bằng dân trí ngày càng nâng cao thì công tác tuyên truyền khi thực hiện quản lý chi NSNN sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh những thuận lợi là khó khăn: Tuy nguồn lao động dồi dào nhƣng chất lƣợng nguồn lao động của Thị xã còn thấp, lao động đƣợc đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ trong các doanh nghiệp xây dựng, số lao động có trình độ chuyên môn còn ít.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)