Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác ch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 109 - 111)

6. Tổng quan nghiên cứu

3.2.5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác ch

Ngoài ra, trong quá trình quyết toán NSNN cần chú trọng công tác kiểm kê, sao kê đối chiếu toàn bộ tài sản, vật tƣ, công nợ, tiền mặt, tiền gửi và các loại nguồn quỹ tại đơn vị để xác định số thực có tại thời điểm năm báo cáo. Bảng Quyết toán phải có phần thuyết minh quyết toán, gồm các nội dung sau: đánh giá tình hình thu chi NSNN của năm thực hiện so với năm trƣớc và so với dự toán đƣợc giao; phân tích cụ thể nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu so với dự toán đƣợc giao, đồng thời nêu đƣợc nguyên nhân khách quan, chủ quan làm tăng, giảm các chỉ tiêu đó so với dự toán.

3.2.5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác chi NSNN và xử lý vi phạm trong công tác chi NSNN NSNN và xử lý vi phạm trong công tác chi NSNN

Thanh tra, kiểm tra, giám sát chi NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý NSNN. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi NSNN sẽ góp phần phòng ngừa những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách, tập trung, đầy đủ, kịp thời; tăng nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát triển, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc quản lý, sử dụng NSNN, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng nguồn vốn NSNN là chức năng quan trọng và cần thiết nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí vốn ngân

sách. Với mục đích đánh giá đúng thực trạng quản lý chi NSNN tại thị xã Điện Bàn, cơ quan thanh tra cần phải thanh tra toàn diện, xuyên suốt cả quá trình thực hiện chi NSNN tại đơn vị trong một thời gian nhất định, đặc biệt là công tác thanh tra việc sử dụng vốn đầu tƣ, kiên quyết xử đối với những trƣờng hợp phê duyệt dự án đầu tƣ khi chƣa thực sự cần thiết đầu tƣ, gây lãng phí vốn đầu tƣ từ NSNN.

UBND thị xã cần có kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN, hạn chế tối đa sự trùng lặp, chồng chéo trong thanh tra gây khó khăn, mất thời gian cho các đối tƣợng thanh tra. Đồng thời, phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của cơ quan thanh tra nhằm đảm bảo thanh tra toàn diện, tiết kiệm thời gian, không chồng chéo, hạn chế lãng phí và đảm bảo hiệu quả.

Qua thanh tra, kiểm tra có những kiến nghị, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những thiếu sót, sai phạm trong quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng. Xử lý nghiêm túc đối với những cán bộ, công chức thiếu năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm gây lãng phí, thất thoát NSNN, dẫn đến hiệu quả sử dụng NSNN không cao.

Thƣờng xuyên có những giải pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, đặc biệt chấn chỉnh thái độ, đạo đức của cán bộ trực tiếp thanh tra các đơn vị sử dụng NSNN, khi phát hiện ra hiện tƣợng có thoả thuận giữa cán bộ thanh tra và đối tƣợng thanh tra thì cần phải xử lý nghiêm.

UBND thị xã tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, đồng thời, HĐND thị xã cần thƣởng xuyên triển khai thực hiện nghiêm quy trình giám sát định kỳ. Cần nâng tỷ trọng đại biểu HĐND chuyên trách giúp việc trong lĩnh vực NSNN, tăng cƣờng đại biểu HĐND hoạt động chuyên nghiệp để giúp cho HĐND giám sát và quyết định chính xác các vấn đề có liên quan đến ngân

sách. Tăng cƣờng sự giám sát của cán bộ công chức, viên chức, nhân dân nhằm thúc đẩy tiết kiệm chi, chống lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành ngân sách, sử dụng ngân sách, tập trung vào các giải pháp sau:

+ Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra, đặt biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thóat vốn nhƣ: công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang bị tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán, công tác quản lý thu chi ngân sách của cấp xã, phƣờng.

+ Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thƣờng xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.

+ Phải đổi mới phƣơng thức thanh tra, kiểm tra theo dự toán chi ngân sách và thực tế đã chi. Qua thanh tra cần kết hợp với việc đánh giá hiệu quả sau thực hiện chi ngân sách.

+ Tăng cƣờng công tác phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra ở địa phƣơng để tránh chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thanh tra, gây khó khắn,ảnh hƣởng đến hoạt động bình thƣờng của đơn vị đƣợc thanh tra.

+ Xử lý nghiêm minh các sai phạm đƣợc phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra. Tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm mà kiến nghị xử lý cho phù hợp nhằm làm cho công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, răn đe sai phạm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)