Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 37 - 41)

6. Tổng quan nghiên cứu

1.2.3. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện

a. Chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện

- Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp huyện là thực hiện dự toán ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định hay nói cách khác là thực hiện các chỉ tiêu chi tài chính trong dự toán ngân sách nhà nƣớc.

- Các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện và các tổ chức đƣợc NS cấp huyện hỗ trợ kinh phí thƣờng xuyên mở tài khoản tại KBNN cấp huyện để giao dịch, thanh toán và chịu sự kiểm tra của Phòng Tài chính - Kế hoạch và KBNN cấp huyện trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản chi ngân sách cấp huyện đƣợc kiểm soát trƣớc, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán.

Quản lý việc chấp hành dự toán chi ngân sách cấp huyện của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện bao gồm:

- Phòng Tài chính - Kế hoạch có 3 nhiệm vụ cơ bản:

+ Thực hiện thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nƣớc trên nguyên tắc đảm bảo phù hợp với nội dung dự toán đƣợc UBND huyện giao, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

+ Theo dõi, cập nhật tình hình thu - chi ngân sách trên địa bàn và các khoản trợ cấp của ngân sách cấp trên để bố trí nguồn chi, đáp ứng nhu cầu chi trả, thanh toán của các đơn vị dự toán.

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán và sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện nhằm phát hiện kịp thời việc chậm trễ trong chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách, báo cáo UBND huyện để đƣa ra giải pháp khắc phục, hoặc điều chỉnh dự toán để bảo đảm sử dụng ngân sách đúng theo mục tiêu, chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

- Kho bạc Nhà nƣớc huyện có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nƣớc căn cứ vào dự toán đƣợc giao, quyết định chi của Thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết khác theo quy định.

- Đơn vị dự toán cấp I có nhiệm vụ hƣớng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan mình quản lý và của các đơn vị trực thuộc.

- Thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nƣớc theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

b. Nội dung chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện

- Chấp hành dự toán chi là nội dung rất quan trọng trong chi ngân sách, là khâu thứ hai trong chu trình quản lý ngân sách. Mục tiêu chính của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí đƣợc phân bổ một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Muốn vậy trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên cần chú trọng các yêu cầu sau: phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm trên cở sở dự toán chi đã xác định; đảm bảo cấp phát vốn kịp thời, đúng nguyên tắc; tuân thủ đúng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng vốn NSNN.

- Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên

Chi thƣờng xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nƣớc nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

phƣơng bao gồm các nội dung sau: (1) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo: Chi giáo dục Mầm non công lập, Tiểu học, Trung học cơ sở, trƣờng phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện quản lý; đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, hoạt động của Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thƣờng xuyên và các hoạt động giáo dục, đào tạo khác do cấp huyện quản lý; (2) Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động khác có liên quan; (3) Sự nghiệp văn hóa - thông tin: Chi bảo tồn, bảo tàng, thƣ viện, nhà văn hóa, đội thông tin lƣu động và các hoạt động văn hóa - thông tin khác do cấp huyện quản lý; (4) Sự nghiệp thể dục thể thao: Chi cho các hoạt động thể dục, thể thao do cấp huyện tổ chức thực hiện và quản lý; (5) Chi cho Đài truyền thanh, các trạm phát lại truyền hình do cấp huyện quản lý; (6) Sự nghiệp môi trƣờng theo phân cấp; (7) Sự nghiệp đảm bảo xã hội: Bảo trợ thƣờng xuyên, đột xuất; chính sách ngƣời có công; công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lao động, việc làm, quản lý đối tƣợng chính sách, đối tƣợng xã hội; (8) Các hoạt động kinh tế do ngân sách cấp huyện quản lý, gồm: Sự nghiệp giao thông (bảo trì duy tu, bảo dƣỡng và sửa chữa cầu, đƣờng và các công trình giao thông khác do huyện quản lý, chi đảm bảo an toàn giao thông quản lý bến bãi và các hoạt động sự nghiệp giao thông vận tải khác do cấp huyện quản lý); Sự nghiệp nông nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp và lâm nghiệp (duy tu, bảo dƣỡng các trạm trại nông, lâm, ngƣ nghiệp; công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, chi khoanh nuôi, bảo vệ phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản do cấp huyện quản lý, trong đó bao gồm hoạt động thƣờng xuyên của các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y....); Sự nghiệp công nghiệp (xúc tiến đầu tƣ, quản lý các cụm công nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống); Chi kiến thiết thị chính (chi duy tu, bảo dƣỡng và kinh phí thƣờng xuyên đối với các công trình công cộng đô thị nhƣ điện chiếu sáng

công cộng, vỉa hè, công viên cây xanh, hệ thống cấp, thoát nƣớc, giao thông nội thị và các công trình công cộng khác thuộc thị trấn, thị tứ do cấp huyện quản lý); Chi đo đạc lập bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lƣu trữ hồ sơ địa chính và quản lý khoáng sản do cấp huyện quản lý theo phân cấp; Chi cho hoạt động trợ giá theo phân cấp; Chi thực hiện nhiệm vụ quy hoạch do cấp huyện quản lý theo quy định hiện hành; Các sự nghiệp kinh tế khác do cấp huyện quản lý; (9) Hoạt động quản lý hành chính, gồm: Hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc cấp huyện; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện (gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân huyện); Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp huyện theo quy định; (10) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do cấp huyện thực hiện theo phân cấp; (11) Các khoản chi khác của cấp huyện theo quy định.

- Chấp hành dự toán chi đầu tƣ phát triển

Chi đầu tƣ phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nƣớc, gồm chi đầu tƣ xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tƣ khác.

Chấp hành dự toán chi đầu tƣ phát triển địa phƣơng bao gồm: (1) Chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung đƣợc phân cấp, nguồn vốn đầu tƣ thuộc các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn bổ sung có mục tiêu theo phân cấp của tỉnh; (2) Chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ các nguồn thu: tiền sử dụng đất, nguồn thu huy động của các tổ chức cá nhân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các nguồn thu khác theo quy định do cấp huyện quản lý; (3) Chi đối ứng các dự án viện trợ đƣợc phân cấp quản lý.

quan tài chính các cấp, công tác kiểm soát chi của KBNN và hơn hết là nâng cao ý thức chấp hành dự toán, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí đƣợc cấp của các đơn vị sử dụng ngân sách.

c. Mục tiêu của chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện

- Biến các chỉ tiêu chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực.

- Thông qua chấp hành dự toán chi NSNN có thể tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, tài chính của nhà nƣớc.

- Kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Định kì và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tƣ về tình hình chấp hành chế độ chính sách về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng, về tình hình sử dụng vốn đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)